CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Chuyên gia Mỹ hé lộ giả thiết tên lửa tung “mưa đạn” tàn phá MH17

Dựa trên những hình ảnh mảnh vỡ của MH17 do phóng viên tờ The New York Times (Mỹ) chụp lại, chuyên gia phân tích của Tạp chí quân sự nổi tiếng IHS Jane cho rằng, máy bay MH17 bị tàn phá do một loại tên lửa siêu âm với đầu đạn phân mảnh, tạo ra "mưa đạn" mảnh đạn tấn công MH17.
Mảnh vỡ bao gồm các lỗ nhỏ bị mảnh đạn găm vào và lớp sơn bên ngoài bị phồng rộp tương thích với sự tác động của đầu đạn nổ phân mảnh do loại tên lửa SA-11, còn được gọi là Buk (Cây sồi), một loại tên lửa được cho là thủ phạm có thể đã bắn rơi MH17.
Mặc dù từ ảnh chụp về những mảnh vỡ của máy bay rất khó có thể xác định loại tên lửa cụ thể đã được sử dụng. Nhưng SA-11 thuộc lớp vũ khí mang đầu đạn nổ phân mảnh với một ngòi nổ khi tên lửa tới gần mục tiêu. Nếu một tên lửa được thiết kế với chức năng như vậy, nó sẽ tạo ra những vết tích phá hủy như thế ngay trên mảnh vỡ của MH17.
Mảnh vỡ máy bay MH17 với nhiều lỗ thủ nhỏ nghi do mảnh vỡ đầu đạn tên lửa đất đối không gây ra. Ảnh: New York Times
"Các lỗ thủng được nhìn thấy cho thấy chúng khớp với sự tác động của một vật đã đánh vào từ bên ngoài máy bay tới bên trong máy bay, các đường viên nhôm xung quanh thân máy bay đa số đều có các lỗ thủng cũng như lớp sơn xung quanh một số lỗ thủng bị phồng rộp lên”, chuyên gia Reed Foster đưa ra giả thiết trong một bài viết đánh giá gửi cho The New York Times.
Chuyên gia Foster cho biết thêm, “hầu hết các lỗ nhỏ nhìn được gây ra bởi một mảnh đạn với vận tốc cao, khác hẳn với vết cắt đơn giản hay vết nứt do quá trình vỡ khung máy bay tạo ra”.  Ông Foster cũng lưu ý rằng, những vết tích tác động này của mảnh vỡ đầu đạn khác hẳn với những gì ông từng tưởng tượng sau khi máy bay bị nổ. Nhưng trong thực tế, các mảnh vỡ có thể đã gây ra những tia bắn dài hơn, mỏng hơn xiên qua lớp bọc bên ngoài máy bay.
Chuyên gia Foster nhận định rằng, dựa trên những quan sát như vậy cho thấy trùng hợp với loại vũ khí tên lửa đất đối không có khả năng tiêu diệt các máy bay quân sự di chuyển với tốc độ nhanh ở độ cao lớn.
Tuy nhiên loại tên lửa này không đánh thẳng trực tiếp vào máy bay, mà nó được thiết kế để đánh chặn các máy bay mục tiêu và phát nổ bên dưới máy bay, tạo ra một đám mây mảnh đạn. Đến cuối hành trình bay của tên lửa, nó hoạt động “giống như một khẩu súng ngắn chứ không phải như một khẩu súng trường để bắn càng nhiều mảnh đạn có kích thước giống nhau vào bên trong máy bay càng tốt”, chuyên gia Foster tiết lộ.
Quá trình tên lửa tấn công máy bay MH17 trên không theo mô tả của chuyên gia phân tích Foster. Ảnh: New York Times
Giả định nếu một tên lửa SA-11 bắn một máy bay chở khách dân sự mà không có hệ thống bảo vệ chống lại tên lửa thì máy bay hoàn toàn sẽ bị tàn phá.
Trong khi đó, theo một tài liệu vũ khí của Mỹ cho biết, SA-11 vốn có kích cỡ lớn dài 18 feets (5,48 mét), nặng 1500 pounds (680,3 kg) trước khi được phóng. Tên lửa này có thể bắn cao hàng chục ngàn mét trong không trung. Phần lớn trọng lượng của tên lửa dùng cho các bộ phận chứa nhiên liệu để phục vụ cho quá trình bay cao của nó. Nhưng ở đằng sau ăng-ten và hệ thống hướng dẫn của mỗi quả tên lửa này là một đầu đạn nổ chứa 20,8 kg chất nổ cực mạnh.
Đầu đạn nổ SA-11 được bọc trong một lớp ống nhôm đúc kép có một mạng lưới kim cương. Sau khi tên lửa đã tiêu tốn nhiên liệu nó sẽ nặng khoảng 363 kg, tiếp cận máy bay mục tiêu và ngòi nổ gần sẽ phát nổ đầu đạn, khiến lớp bọc ngoài phá vỡ thành nhiều mảnh phóng về mục tiêu. Tùy theo từng điều chỉnh, nổ đầu đạn tên lửa có thể ở khoảng cách 30-100 mét.
Các mảnh đạn tên lửa có kim cương dễ dàng xuyên qua lớp vỏ mỏng của máy bay chở khách dân sự như MH17. Ảnh: New York Times
Thiết kế này do các kỹ sư Liên Xô và Nga đưa ra để đảm bảo đánh lại những máy bay quân sự nhỏ hơn và có khả năng cơ động cao, bao gồm cả chiến đấu cơ và máy bay tấn công. Bằng cách tấn công như vậy ngay cả khi máy bay mục tiêu lảng tránh tên lửa hoặc các tác động trực tiếp của sóng xung kích của nó, một phần của mảnh đạn từ đám mây có thể là đủ để gây thiệt hại một động cơ hoặc cắt đứt dòng nhiên liệu và thủy lực của máy bay mục tiêu.
Một máy bay chở khách lớn bay với tốc độ bình thường ổn định sẽ là mục tiêu hoàn toàn khác với máy bay chiến đấu và có thể phải hứng chịu bởi số lượng lớn các mảnh đạn từ đầu đạn tên lửa. Những thiệt hại gây ra những mảnh vỡ nhỏ trong đống đổ nát của MH17 cho thấy, cuộc hành trình của máy bay bị kết thúc rất đột ngột.
Máy bay phải chịu sức ép của hai lần tấn công theo cơ chế hoạt động của tên lửa. Những mảnh đạn xuyên qua lớp vỏ mỏng bên ngoài và làm rung chuyển máy bay bởi tiếng phát nổ của đầu đạn ở gần đó. Với tốc độ bay 500 dặm một giờ, các đám mây đạn nhanh chóng xé nát máy bay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét