CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Tiểu thư Mạc Mi Cô và kho báu ở Hà Tiên

Miền đất Hà Tiên thơ mộng là mảnh đất gắn liền với lịch sử dòng họ Mạc, là bậc khai quốc công thần khai khẩn, mở cõi và bảo vệ vùng đất cuối biển Tây Nam Tổ quốc thiêng liêng. Hà Tiên lưu dấu trong trí nhớ người đời với 10 cảnh đẹp như mơ, có Tô Châu, chùa Phù Dung, Mũi Nai, Thạch Động…

Ngôi miếu cổ rửa oan tình cho công chúa Huyền Trân

Nằm dưới chân núi Xuân Dương của làng chài Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), ngôi miếu cổ hàng trăm năm tuổi, rêu phong cổ kính được người đời truyền tụng là miếu thờ vọng Công chúa Huyền Trân. Nơi đây, gắn liền với câu chuyện của một vị võ tướng tài ba dưới quyền Nhập Nội Hành khiển Thượng thư Tả Bộc xạ Trần Khắc Chung một mình ngăn mấy vạn quân Chiêm để giải cứu công chúa Huyền Trân khỏi cái chết tuẫn táng nơi đất người.

Ngôi miếu cổ rửa oan tình cho công chúa Huyền Trân

Tướng Trần Khắc Chung chỉ huy quân sĩ lập các chiến lũy ngăn cản quân Chiêm xông vào làng. Đích thân ông cầm giáo, dẫn quân chặn ở cửa ngõ chính dẫn vào đình làng, nơi công chúa Huyền Trân đang thiền tọa. Giao tranh ác liệt diễn ra hơn bốn ngày, bốn đêm, quân sĩ hy sinh vô số. Bước sang ngày thứ 5 thì Đại Việt chỉ còn gần 300 lính quyết tử chiến ở bốn cửa ngõ, người làng buộc phải cầm vũ khí chống quân Chiêm”.

Hoàng Thái Phi và nghi án thông dâm với con ruột

Tống Thị Quyên là vợ của Hoàng tử Cảnh, con trưởng của Vua Gia Long. Không may Hoàng tử Cảnh bị bệnh qua đời sớm. Hoàng tử Đảm, được nhà vua chọn nối ngôi. Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng.

Mối tình đơn phương bi ai nhất trong hoàng tộc Việt Nam

Chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – hoàng nữ vua Gia Long với vị Thiền sư đáng kính đất phương Nam Liễu Đạt Thiệt Thành được người đời ví như câu chuyện tình hoàng tộc bi ai nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhưng cũng vì thế mà để lại cho đời sau những giai thoại cảm động.

Hoàng hậu Ngọc Trần, vợ Lê Lợi dâng mạng tế thần

Hoàng hậu Ngọc Trần là vợ cả của vua Lê Lợi. Sau khi kết hôn với Lê Lợi, Ngọc Trần sớm hôm gánh vác việc thu xếp trang trại, coi sóc sản xuất, cấy trồng. Về sau, khi Lê Lợi dựng cờ dấy nghĩa, mộng thấy một vị thần yêu cầu hiến tế, bà đã nguyện hi sinh thân mình để tế thần để có thể an lòng Lê Lợi cũng như quân sĩ.

Những phi tần có cuộc đời kì lạ của vua Thành Thái

Vua Thành Thái (1879 - 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp, ông cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, bị đi đày tại ngoại quốc. Trong đời sống tình cảm, Vua Thành Thái có nhiều phi tần. Điều đặc biệt là mỗi phi tần đều có một giai thoại riêng gắn liền với những điều kì lạ trong cuộc đời của họ.

Quý phi Bích Châu hi sinh thân mình làm “vợ hà bá”

Nguyễn Thị Bích Châu là ái phi của vua Trần Duệ Tông. Bà là người vừa có nhan sắc xinh đẹp, lại văn hay chữ tốt vậy nên được nhà vua rất mực sủng ái.


Công chúa Bích Châu và vua Trần Duệ Tông. Ảnh minh họa
Công chúa Bích Châu và vua Trần Duệ Tông.
Ảnh minh họa


Trò chuyện với hai cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn (II)

Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng hai bà cung nữ xưa cũng chưa quên cái danh phận mình từng mang – Cung nữ. Trong câu chuyện với hai bà, tôi chợt nhận ra một điều 'kỳ lạ' là mỗi lần nhắc đến tên các vị trong Hoàng cung, hai người cung nữ lại chắp tay cúi đầu, kính cẩn.

Trò chuyện với hai cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn (I)

Ở cái tuổi 'gần đất, xa trời', bà Lê Thị Tìm (phường Thủy Dương, TX.Hương Thủy, TP. Huế) và bà Lê Thị Dinh (91 tuổi, TP.Huế), hai người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn vẫn nhớ như in những ngày sống trong 'lầu son, gác tía', phục vụ hoàng gia. Có những câu chuyện 'thâm cung bí sử' về cuộc sống của những bà hoàng, ông chúa sau cổng Ngọ Môn đã được bà Tìm kể lại tỉ mỉ. 

Lễ ôm gối dưới triều vua Minh Mạng

 Trong nghi thức cung đình triều Nguyễn có một lễ rất độc đáo đó là lễ ôm gối và nó chỉ được thực hiện duy nhất dưới thời vua Minh Mạng. Đây là một cách mà vị hoàng đế này tưởng thưởng công lao cho những võ tướng có công trạng trong việc binh nhung dẹp loạn.
minh hoa

Những chuyện tình một đêm của vua chúa Việt

Các vị vua chúa với chốn hậu cung vô vàn mỹ nữ đã khiến không ít giai nhân phải sống trong cô quạnh cả đời. Tuy nhiên, cũng có không ít người chỉ một lần được sủng hạnh với rất nhiều nguyên do mà sinh ra quý tử, làm thay đổi lịch sử.


Nước mắt thê lương ở nghĩa trang hoạn quan Việt Nam(!1)

Vốn mặc cảm với cuộc sống bị người đời xa lánh, khinh rẻ, các thái giám ngày xưa đã chọn không gian trong ngôi chùa Từ Hiếu (Huế) để làm nơi lo hậu sự, để sang thế giới bên kia không trở thành những linh hồn lang thang, phiêu bạt. 

Thê lương nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam(2)

Hầu hết các ngôi mộ trong nghĩa trang thái giám đều bị rêu phong phủ kín, nhiều mảng tường đổ vỡ. Không gian vắng lặng không một bóng người qua lại khiến cho người ta có cảm giác cô đơn, lạnh lẽo đến rợn người.
Cổng vào khu nghĩa trang cô quạnh, lạnh lẽo.
Cổng vào khu nghĩa trang cô quạnh, lạnh lẽo.

Nghi án con rơi của vua Thiệu Trị

Trong một chuyến đi tuần du Quảng Trị, vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Trị có đem theo Tường Khánh Công, chính là vua Thiệu Trị sau này đi theo. Ở hành cung Quảng Trị, thấy một người con gái đẹp đi ngang, Tường Công Khánh đã gọi vào sủng hạnh. Sau đó Tường Công Khánh theo phụ hoàng trở lại Huế, không ngờ người con gái ấy có thai và đã sinh ra Nguyễn Văn Tường – người sau này đã trở thành đại thần phụ chính dưới triều vua Nguyễn?

Mối tình của chúa Trịnh Doanh với cô gái cắt cỏ

 Chúa Trịnh Doanh phải lòng cô thôn nữ cắt cỏ Đào Thị Hương để rồi cô mang thai. Khi biết mình mang thai cốt nhục của Chúa, nàng Hương trong lòng lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa, nhưng cuối cùng, bị lệ làng dìm chết dưới biển mà chưa kịp trở thành vợ chúa.

Giai thoại về khả năng phòng the của vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người.
Đời sống phòng the của nhà vua hết sức đều đặn nhưng hằng ngày nhà vua vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt.

Bí ẩn đằng sau chuyện chúa Trịnh ép duyên con gái

Đặng Mậu Lân là em ruột Tuyên phi Đặng Thị Huệ, vốn được xem là một con “quỷ râu xanh”,  đã làm nhiều chuyện đại gian ác dưới thời Lê Trung Hưng. Thế nhưng, vì sợ phật ý vợ yêu, Chúa Trịnh Sâm đành phải nhận lời gả con gái để rồi cô công nữ phải chịu cuộc đời bi kịch.

Ngoạn Thiềm Công chúa và kế mỹ nhân của Trần Thủ Độ

Khi nhà Trần mới được thành lập, Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng là hai thế lực lớn nhất chống lại triều đình, phò nhà Lý.

 Vì không thể đối phó cùng lúc với cả hai kẻ địch, Thái sư Trần Thủ Độ đã sắp đặt gả Công chúa Ngoạn Thiểm cho Nguyễn Nộn để có thể dụ hàng thế lực chống đối này.

Vua Quỷ Lê Uy Mục và những thú vui quái đản

Sử sách chép, từ khi lên ngôi, vua Lê Uy Mục chỉ ham rượu chè, gái đẹp và giết người.

 Việc triều chính, vua bỏ bê cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành, chèn ép, vơ vét của cải của dân chúng, khiến cuộc sống của dân chúng vô cùng cực khổ mà không biết kêu ai.

Lê Tương Dực–vị vua lợn đóng chiến thuyền chèo chơi Hồ Tây

Sau khi lên ngôi, vua Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ truỵ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Vua sai Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, lại sai đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây….

Giai thoại tuyển phi tần lạ thường của vua Tự Đức

 Trong số hơn 100 người vợ của vua Tự Đức, không có ai hơn được Tiệp dư Nguyễn Thị Bích về tài văn chương thơ phú, chính điều đó đã khiến vua đặc biệt khen ngợi, thán phục rồi đưa vào cung làm vợ sau khi thử tài của bà. Đây là một việc tuyển phi tần khác hẳn với lệ thưởng, không tuân theo các nghi thức điển chế cung đình đương thời.

Đám cưới lại đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Ngày nay, chuyện tổ chức đám cưới lại không phải là chuyện lạ, nhất là ở các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên ở Việt Nam, đám cưới lại vẫn chưa thực sự phổ biến, nhưng ít ai biết gần 600 năm trước, nghi thức đặc biệt này đã được tổ chức ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược giành được thắng lợi.

Tống Từ - ông tổ nghề pháp y

Là vị pháp quan cả đời đi xử các vụ án oan, Tống Từ được người dân đương thời mệnh danh là vị quan “rửa oan”. Bất cứ ai có oan khuất, tới tìm Tống Từ đều được ông tận tâm giúp đỡ xét xử công bằng. Tuy nhiên, sự nổi tiếng mà Tống Từ lưu lại cho đời sau không chỉ có thể.

Người chồng tối dạ đỗ trạng nguyên nhờ vợ

Lịch sử khoa cử Nho học nước ta kể từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mão (1075) đến khoa thi cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919) trải qua 844 năm với 185 khoa thi được mở; trên bảng vàng đề danh, bia đá khắc tên 2898 vị đỗ đại khoa nhưng trong số đó chỉ có 46 người giành được học vị Trạng nguyên cao quý.

Số phận bi thảm của hai hoàng hậu nhà Hậu Lê (I)

Trong lịch sử, các đế vương nước Việt khi lên ngôi thường sắc lập hoàng hậu của mình, đó là những người không chỉ có sắc đẹp diễm lệ mà phải có đức hạnh, công bằng, giữ gìn lễ phép cẩn thận. Riêng các vị vua đầu triều Hậu Lê lại không lập Hoàng hậu bởi một phép tắc bất thành văn từ thời Lê Thái Tổ, vì thế người phụ nữ đầu tiên trở thành hoàng hậu của vương triều này là ai, số phận thế nào thì ít có sử liệu biết.

Số phận bi thảm của hai hoàng hậu nhà Hậu Lê (II)

Xét trong lịch sử, cuộc đời và số phận của hai hoàng hậu đầu tiên nhà Hậu Lê có một kết cục buồn, nó gắn với chính số phận của chồng họ là hai hoàng đế, những người vì dục vọng cá nhân mà quên đi trọng trách của mình, khiến cho dân chúng lầm than, chính quyền của vương triều Hậu Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

Các bà vợ ngoại quốc của vua Lê Thần Tông

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào được sử sách và giai thoại nhắc đến chuyện vợ con với các thông tin thú vị, lạ kỳ như Lê Thần Tông. Mặc dù các dữ liệu về vấn đề này không nhiều nhưng nó vẫn tạo sự ngạc nhiên, thích thú đặc biệt, nhất là về những người vợ nước ngoài và một người con nuôi “mắt xanh, tóc vàng” của vị hoàng đế này.

Cô gái may vá thành vương phi của Đinh Tiên Hoàng

Người Việt có truyền thống “uống nước nhờ nguồn” nên rất trân trọng, ơn nhớ những vị đó mà tôn vinh làm tổ nghề, cho dù thời gian trôi qua nhưng dấu tích của họ vẫn như hiển hiện giữa cuộc đời, trong số đó có bà Nguyễn Thị Sen, từ một cô gái may vá ở chốn thôn quê trở thành vương phi của vua Đinh Tiên Hoàng và được ngàn đời tôn làm Bà tổ của nghề may.

Huyền thoại về vị thiền sư Việt lừng danh thế kỷ 17

Với quan điểm thiền tông mang màu sắc rất riêng, với sự nghiệp hoằng truyền thiền pháp rực rỡ, Chân Nguyên được coi là cây đuốc rực rỡ của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 17. Những câu chuyện huyền thoại xung quanh sự nghiệp của Chân Nguyên chắc chắn sẽ còn được người đời sau truyền tụng mãi mãi.

Lê Thánh Tông bỏ lệ cấm có thai khi để tang

Thời Hậu Lê, khi tư tưởng Nho giáo giữ vai trò chủ đạo thì các mặt của đời sống xã hội đều được đặt dưới hệ quy chuẩn của nó với những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc, đặc biệt là việc đề cao chữ hiếu. Chính vì vậy mới có lệ cấm người đang trong thời gian để tang không được vui chơi, ăn mặc đẹp đẽ, tổ chức cưới hỏi và quan hệ phòng the luyến ái, tuy nhiên từ câu chuyện buồn của Bảng nhãn Nguyễn Toàn An, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một trong số những điều ngăn cấm đó.

Thiền sư sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi danh nước Việt

Thiền sư Thảo Đường là thiền sư Trung Quốc sáng lập thiền phái Thảo Đường, một trong ba thiền phái quan trọng của Thiền tông Việt Nam. Tuy nhiên, do một số đặc điểm không phù hợp và còn nhiều hạn chế nên thiền phái này đã bị mai một sau hơn 100 năm tồn tại.

Gương nghĩa liệt của hai Bà Chúa Kho

Nhiều người lầm tưởng rằng trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng ở miền Bắc nước ta chỉ có một Bà Chúa Kho được thờ phụng tại Cổ Mễ (Bắc Ninh), thực ra có nhiều Bà Chúa Kho khác nhau được phong tôn hiệu, được thờ ở các đền miếu khác nhau.

Ngôi miếu cổ rửa oan tình cho công chúa Huyền Trân

Nằm dưới chân núi Xuân Dương của làng chài Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), ngôi miếu cổ hàng trăm năm tuổi, rêu phong cổ kính được người đời truyền tụng là miếu thờ vọng Công chúa Huyền Trân. Nơi đây, gắn liền với câu chuyện của một vị võ tướng tài ba dưới quyền Nhập Nội Hành khiển Thượng thư Tả Bộc xạ Trần Khắc Chung một mình ngăn mấy vạn quân Chiêm để giải cứu công chúa Huyền Trân khỏi cái chết tuẫn táng nơi đất người.

Chuyện ít biết về hai nữ danh y nổi tiếng thời Trần

Là một quốc gia có nguồn thảo mộc vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó có rất nhiều loại cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe nên từ hàng ngàn đời nay, cha ông ta đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thậm chí nó còn được phổ biến rộng khắp. Có thể nói, hầu như gia đình người Việt nào cũng trồng một số loại cây thuốc trong vườn nhà mình, vừa dùng làm nguồn rau xanh, vừa làm thuốc khi cần.

Chuyện tình của Trần Hưng Đạo và công chúa Thiên Thành

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến là vị anh hùng của dân tộc, một người đại nhân, đại nghĩa, đại dũng và tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, sống mãi với muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang và công trạng, vị anh hùng này cũng đã trải qua một đời sống riêng tư rất ngang trái, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.

Những thú vui tàn bạo của ông vua 16 tuổi

Tiểu Bảo Quyển


Tháng 7 năm Vĩnh Thái thứ nhất, tức năm 498, sau khi vua Minh Đế nhà Nam Tề là Tiêu Loan bị bệnh mà chết, con trai thứ hai của ông ta là Tiêu Bảo Quyển, khi đó mới chỉ 16 tuổi tức vị, trở thành Hoàng đế. Tiểu Bảo Quyển bị nói lắp bẩm sinh, cũng chẳng thích thú gì việc học hành, đọc sách mà cả ngày chỉ biết bày trò chơi đùa.






Tiểu Bảo Quyển


Những hoàng đế bị khước từ tình duyên

Nắm uy quyền tối cao trong thiên hạ, có thể ban phúc giáng họa cho mọi người, những tưởng có thể muốn gì được nấy, thế nhưng có một số vị vua không có được người đẹp mà mình yêu thích vì bị từ chối bởi có những cô gái muốn làm một người bình thường của những người bình thường, có cuộc sống dân dã trong cuộc đời của người dân dã. Trong số những cô gái không màng đến vinh hoa phú quý, danh phận cao sang đó đã được dã sử, dân gian truyền lại, có 3 người con nổi danh nhất là Phạm Thị Toàn, Nguyễn Thị Hoa Nương và Nguyễn Thị Hạnh.

  Trong số những câu chuyện, giai thoại về hoàng đế Lê Thánh Tông, có một chuyện vì quá yêu mến sắc đẹp và tài thơ văn của một người phụ nữ mà vua đã ép nàng vào cung làm phi, bất chấp việc người đó đã xuất gia tu hành. (Ảnh minh họa)
Trong số những giai thoại về hoàng đế Lê Thánh Tông, có chuyện vì quá yêu mến sắc đẹp và tài thơ văn của một người phụ nữ mà vua đã ép nàng vào cung làm phi, bất chấp việc người đó đã xuất gia tu hành. (Ảnh minh họa)

Đinh Tiên Hoàng và những cuộc hôn nhân chính trị

Dân gian tại Ninh Bình đến nay vẫn truyền tụng câu ca: “Trần ai, ai biết, ai đâu?/Hoa Lư có đám trẻ trâu anh hùng/Cờ lau tập trận vẫy vùng/Làm cho mầm Lạc, chồi Hồng vẻ vang”. Người cầm đầu đám trẻ trâu đó không ai khác chính là Đinh Bộ Lĩnh, người sau này trở thành vị hoàng đế có sự nghiệp lẫy lừng trong việc bình định loạn lạc, thống nhất đất nước và góp phần xây dựng nền móng cho chính thể quân chủ phát triển. Ít ai hay, trong số những yếu tố dẫn tới sự thành công của ông còn có các cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị.

Lê Thánh Tông xử án quan hệ đồng tính nữ sinh con

Quan hệ đồng tính thực ra đây không phải là vấn đề mới mà nó có gốc rễ sâu xa lâu dài, từ xưa trong văn hóa cổ đã ít nhiều đề cập tới, chỉ khác là ngày nay thì phát triển mạnh và phổ biến hơn. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hầu như rất ít tư liệu nhắc đến chuyện phòng the, chứ đừng nói gì đến chuyện đồng tính luyến ái nên không mấy ai biết rằng hơn 500 năm trước ở một góc độ nào đó, đây cũng một vấn đề được xã hội lưu tâm đến.

Các bà vợ ngoại quốc của vua Lê Thần Tông

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào được sử sách và giai thoại nhắc đến chuyện vợ con với các thông tin thú vị, lạ kỳ như Lê Thần Tông. Mặc dù các dữ liệu về vấn đề này không nhiều nhưng nó vẫn tạo sự ngạc nhiên, thích thú đặc biệt, nhất là về những người vợ nước ngoài và một người con nuôi “mắt xanh, tóc vàng” của vị hoàng đế này.

Truyền thuyết kì bí về Mẫu Thượng Ngàn

Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ, Mẫu Thượng Ngàn là 1 cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình.

Mối tình của vua Hùng thứ 7 với thần nữ Tam Đảo

Thời đại Hùng Vương dựng nước là thời kỳ mở ra những trang đầu tiên của lịch sử Việt Nam, là buổi bình minh của dân tộc nhưng đó là một buổi bình minh huy hoàng, là ngọn nguồn của những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp và trong đó không thể không nhắc tới chuyện muôn thuở của con người đó là tình yêu nam nữ. 

Lê Thánh Tông bỏ lệ cấm có thai khi để tang

Thời Hậu Lê, khi tư tưởng Nho giáo giữ vai trò chủ đạo thì các mặt của đời sống xã hội đều được đặt dưới hệ quy chuẩn của nó với những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc, đặc biệt là việc đề cao chữ hiếu. Chính vì vậy mới có lệ cấm người đang trong thời gian để tang không được vui chơi, ăn mặc đẹp đẽ, tổ chức cưới hỏi và quan hệ phòng the luyến ái, tuy nhiên từ câu chuyện buồn của Bảng nhãn Nguyễn Toàn An, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một trong số những điều ngăn cấm đó.
Minh quân phát hiện anh tài

Hoàng hậu với nghi án giết vua trong lịch sử Việt Nam

Nguyễn Thị Anh là vợ thứ tư của vua Lê Thái Tông. Bà vào cung làm vợ vua Lê Thái Tông khi khi Lê Thái Tông đã lập hoàng hậu Dương Thị Bí và sinh được con cả Lê Nghi Dân rồi lập làm thái tử.

Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh trên phim


Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh trên phim

Người đàn ông bí ẩn của hoàng hậu Trần Thị Dung

Hoàng hậu Trần Thị Dung được biết đến với tư cách hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng. Sau khi vua Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần và nhận được rất nhiều lời chê trách chỉ trích về sự thất tiết, phản bội dòng tộc của mình.

Người phụ nữ đầu tiên được phong làm quan

Dưới chế độ phong kiến, vai trò của phụ nữ không được coi trọng đúng mức, tuy nhiên có một số người bằng khả năng, tài trí của mình đã trở thành quan chức trong triều đình, mặc dù hiếm hoi nhưng để lại dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử, trong số đó có bà Phạm Thị Trân.

Chuyện chồng và con của Lý Chiêu Hoàng

Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam, nhưng ở trên ngôi báu có hơn một năm nên sách sử chính thống khi viết về Lý Chiêu Hoàng chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược, ngắn ngủi khiến hậu thế ít ai biết rằng cuộc đời người phụ nữ này còn biết bao nhiêu sự kiện độc đáo, thú vị cùng những chi tiết về gia đình riêng rất đặc biệt của bà.
Nữ hoàng trong sóng gió vương triều


Lý Chiêu Hoàng tên thật là là Lý Phật Kim (sau đổi tên là Lý Thiên Hinh), được sắc phong làm Chiêu Thánh công chúa, bà là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung.
Theo chính sử bà chào đời tháng 9 năm Mậu Dần (1218) còn nội dung bản văn chầu sự tích về công chúa cho biết rõ hơn về ngày sinh, đó là ngày 16 qua đoạn ghi: “Lại còn thu cửu trăng cao/ Ngọc Hoàng sai chúa hiện vào Lý gia”, như vậy “thu cửu” tức là mùa thu, tháng 9; còn “trăng cao” là vào ngày 16 giữa tháng khi trăng tròn mọc cao và sáng nhất.
Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), sau một thời gian thao túng, khống chế triều đình, anh em họ hàng của hoàng hậu Trần Thị Dung do Trần Thủ Độ đứng đầu nhân cơ hội Lý Huệ Tông bệnh tình càng nặng đã gây sức ép buộc vua phải  xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái tử rồi nhường ngôi cho với niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo (nghĩa là Đạo Trời sáng tỏ).
Sau đó vua xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo trong đại nội thành Thăng Long với pháp danh là Huệ Quang đại sư. Vậy là khúc quanh của lịch sử đã đưa đẩy Lý Phật Kim, một cô bé 8 tuổi bước lên sân khấu chính trị trong giai đoạn vương triều Lý đã suy vong cùng cực.
 Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng tại đền Rồng
Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng tại đền Rồng

Những điềm báo mệnh đế của vua Lý Thái Tổ

Lý Công Uẩn (974 - 1028) là người khai mở 9 đời vua Hậu Lý. Cũng là vị vua có nhiều công trạng với nước, với dân khi xác lập nên một triều đại thịnh trị trong lịch sử nước nhà, tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển, lại dựng nên “đất đế đô muôn đời” Thăng Long cho hậu thế theo về. Quanh mệnh đế vương của vị vua đầu triều Lý, sử sách, nhân gian cho chúng ta biết trước khi lên ngôi vua, đã có rất nhiều điềm báo, nhiều dự đoán về hậu vận sáng rõ cho ngôi đế vương của ông..

Người 2 lần làm phò mã Lý Triều

Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc thời Lý là lấy hôn nhân để ràng buộc, tăng cường mối quan hệ giữa Triều đình trung ương với các tù trưởng lớn có thế lực ở các khu vực trọng yếu, đặc biệt là vùng biên cương núi rừng xa xôi, nơi cư trú của các dân tộc ít người. Trong số những phò mã thời Lý, thủ lĩnh Dương Tự Minh là người đặc biệt nhất, thậm chí chuyện ông 2 lần trở thành phò mã thì lịch sử ghi nhận đây là trường hợp độc nhất vô nhị.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Hai vị Vua triều hậu Lê lấy nô tì làm vợ

Qua những ghi chép của sách sử, dã sử và truyền miệng dân gian, chúng ta có thể thấy về mặt đời tư, tình duyên và hôn nhân của các đế vương thì chuyện cha con vua Lê Hiến Tông, Lê Uy Mục đều lấy nô tỳ làm vợ thật là chuyện lạ hiếm thấy trong lịch sử Việt Nam.

Hai vị Vua triều hậu Lê lấy nô tì làm vợ (I)

Những người được chọn làm vợ vua hầu hết đều xuất thân từ gia đình cao quý, con cháu quan lại, một số người từ tầng lớp dân thường do may mắn mà một bước lên bậc phi tần, vương hậu. Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam, do những cơ duyên đặc biệt mà có những phụ nữ ở thân phận nô tỳ, địa vị thấp hèn nhất trong xã hội nhưng lại trở thành vợ vua.

Chuyện vua đi thăm mẹ, gặp được hồng nhan
Trong phần Hậu phi truyện của sách “Đại Việt thông sử”, tác giả Lê Quý Đôn cho biết khai quát về việc lựa chọn mỹ nhân nhập cung để trở thành hậu, phi của hoàng đế như sau:
“Triều Lê ta gia pháp rất đúng, giáo dục luân thường rất rõ ràng, kén chọn phi tần, tất lấy trong con em các dòng họ công thần lớn và con nhà tử tế; mà lễ trật phân biệt, tôn ti rạch ròi”.
Các quy tắc trong việc tuyển chọn phi tần được quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ nhất kể từ đời vua Lê Thánh Tông, một vị hoàng đế xây dựng chế độ phong kiến hoàn bị, phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở tư tưởng Nho giáo.
Điều trớ trêu là con trai cả của ông lại không thực hiện theo các quy tắc mà cha mình đã đặt ra, Thái tử Lê Tranh (sau này kế vị trở thành Lê Hiến Tông) đã lấy một người phụ nữ ở địa vị thấp kém làm vợ.
Chính sử cho hay, Lê Hiến Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tị (1461), ông tên thật là Lê Tranh, còn có tên khác là Lê Huy, Lê Tăng, Lê Sanh, con trưởng của Lê Thánh Tông, thân mẫu là Nguyễn Thị Hằng (sau được phong làm Trường Lạc thái hậu) quê ở trang Gia Miêu, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa).
Trong lịch sử Việt Nam, do những cơ duyên đặc biệt mà có những phụ nữ ở thân phận nô tỳ, địa vị thấp hèn nhất trong xã hội nhưng lại trở thành vợ vua. (Ảnh minh họa)
Trong lịch sử Việt Nam, do những cơ duyên đặc biệt mà có những phụ nữ ở thân phận nô tỳ, địa vị thấp hèn nhất trong xã hội nhưng lại trở thành vợ vua. (Ảnh minh họa)

Người con gái chấp nhận lấy vua vì nghiệp lớn

Trở thành vợ vua là mơ ước của không biết bao nhiêu thiếu nữ, tuy nhiên dẫu may mắn được nhập cung thì cũng chưa chắc có được sự sủng ái nhưng dù thế nào thì cuộc sống vật chất cũng sung sướng hơn, địa vị được nâng lên và đem lại vinh dự cho gia đình, dòng họ. Thế nhưng cũng có người chấp nhận lấy vua không phải vì những lý do ấy, mà cao hơn là vì dân, vì nước trong hoàn cảnh sơn hà nguy biến, trong số đó có Đặng Thị Thúy Hạnh.


Lấy vua để cứu nước nhà
Thoạt nghe chuyện một cô gái chấp nhận lấy vua để cứu quốc gia, người ta thấy thật lạ lùng nhưng nếu hiểu rõ hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì điều đó không có gì là khác thường cả.
Cô gái ấy tên là Đặng Thị Thúy Hạnh, quê quán ở làng Đông Rạng, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xóm Tài Năng, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Cô xuất thân trong một gia đình danh giá, cha là Đặng Tất cuối triều Trần giữ chức quan nhỏ, sang thời Hồ được thăng làm Đại tri châu của châu Hóa (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), ông nội là Đặng Đình Dực cũng từng giữ chức Tri châu ở châu Quỳ Hợp.
Cụ nội là Thám hoa Đặng Bá Tĩnh, tước Tuấn Sĩ hầu và tổ tiên nhiều đời là những nhân vật nổi tiếng thời Lý - Trần như Công Bộ Thị Lang Đặng Nghiêm, Cao Nghĩa thần Đặng Tảo, Tiến sĩ Đặng Diễn, Thám Hoa Đặng Ma La, Thái sư Cục Lệnh Đặng Lộ…
Đặng Thị Thúy Hạnh là con út trong gia đình và là con gái duy nhất của Đặng Tất, mẹ mất sớm nên nàng được cha và các anh hết sức yêu mến, chăm sóc, nhờ đó mà khi trưởng thành, nàng không chỉ là một thiếu nữ nhan sắc xinh đẹp, giỏi nữ công, trọn đủ bốn đức (công, dung, ngôn, hạnh), thông làu kinh sử mà còn thao lược võ nghệ, côn quyền.
Bấy giờ, đất nước đang lâm họa ngoại xâm, cuộc kháng chiến của triều Hồ thất bại, Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương cùng nhiều hoàng thân, quốc thích, quan chức cao cấp bị giặc Minh bắt.
Ở khắp nơi đi đến đâu, chúng cũng đốt phá xóm làng, tàn sát dân chúng rất dã man. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ nhưng vì thế lực nhỏ, chưa có kinh nghiệm nên lần lượt thất bại; trong số các thủ lĩnh quân khởi nghĩa có cả con cháu nhà Trần muốn nhân thế vừa đánh giặc, vừa phục hồi vương quyền cho dòng họ.
Sử chép rằng có người tên Trần Nguyệt Hồ tự xưng là con cháu nhà Trần, được thổ hào Phạm Chấn tôn lên làm vua ở Bình Than (nay thuộc xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, Hải Dương) năm Đinh Hợi (1407), dựng cờ chiêu an gọi là Trung nghĩa quân, lập căn cứ ở Đông Triều (Quảng Ninh) chống quân Minh xâm lược.
Tuy nhiên do lực lượng yếu, không lâu sau, Trần Nguyệt Hồ bị giặc Minh bắt, giết; tàn quân còn lại tản mát nhiều nơi, một bộ phận về Thiên Trường (nay thuộc Nam Định) nhập vào lực lượng của Trần Triệu Cơ.
Tại đất Siêu Loại (nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), có Trần Chiêu Đức (con của Trần Phế Đế) cũng chiêu mộ binh lính rồi về Thiên Trường bàn định với Trần Triệu Cơ việc lập chủ soái để ban hiệu lệnh thống nhất.
Sau đó hai người đón Nhật Nam Quận Vương là Trần Ngỗi có hiệu là Giản Định (con thứ của Trần Nghệ Tông) đang lánh giặc ở đất Mô Độ (nay thuộc xã Yên Mô, huyện Tam Điệp, Ninh Bình) lập làm vua vào cuối năm Đinh Hợi (1407), sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:
“Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 2, Giản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ, châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước đó, Trương Phụ yết bảng bắt các tôn thất họ Trần và đầu mục quan lại cũ để đưa về nước.
Vua trốn chạy đến Mô Độ. Người phủ Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến lập lên ngôi, xưng theo tên hiệu cũ”.
Quân Minh biết tin liền tổ chức tấn công nhằm tiêu diệt, lực lượng của Giản Định Đế vì mới chiêu tập, không kháng cự nổi liền tan vỡ. Vua bèn đem số quân còn lại chạy về phía Tây rồi đến đất Nghệ An tạm đóng tại đó. Chính sử cho biết:
“Đại trị châu Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, giết viên quan nhà Minh, đem quân tới hội, tiến con gái mình sung vào hậu cung. Vua phong Tất làm Quốc công, cùng mưu việc khôi phục” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Người con gái mà sử sách nhắc tới đó chính là Đặng Thị Thúy Hạnh; tương truyền rằng bà chấp nhận làm vợ Giản Định Đế để cha, anh mình có thể đem tài trí giúp nước cứu dân, thực hiện nghĩa lớn.
Lúc Đặng Tất từ Hóa Châu ra Nghệ An theo vua, một số kẻ lòng dạ hẹp hòi biết ông là người có tài nên đố kị, chúng gièm pha với Giản Định Đế khiến vua đâm ra nghi ngại, không dám cho Đặng Tất giữ chức lớn sợ bề tôi chuyên quyền lấn át mình.
Mang trong mình hoài bão lớn lao, nay không được thỏa chí bình sinh, bị nghi ngờ khiến Đặng Tất buồn chán, ông than với các con rằng: “Ta có chút tài nên nguyện đem tính mạng mình giúp cho việc khôi phục giang sơn nhưng hoàng thượng không trọng dụng, lòng ta thật phiền não lắm thay!”.
Nghe vậy, Đặng Thị Thúy Hạnh nói rằng: “Vận nước lúc này ở thế ngàn cân treo sợi tóc, nếu vua tôi không đồng lòng thì nghiệp lớn khó thành, tất sẽ đi đến diệt vong”. Rồi nàng tiếp lời:
“Con có nghe phong thanh rằng, hoàng thượng có lời khen tài sắc, lại có ý muốn con nhập cung để lập làm phi. Nay xin tình nguyện vào hầu hạ đức vua để cha, anh có được tín nhiệm của người!”.
 Mộ bà Hậu phi Đặng Thị Thúy Hạnh dưới chân núi Hồng Lĩnh.
Mộ bà Hậu phi Đặng Thị Thúy Hạnh dưới chân núi Hồng Lĩnh.
Đặng Tất và các con trai của mình trĩu nặng lòng buồn, nói lời an ủi với con em, họ sợ rằng Thúy Hạnh tuổi xuân xanh mới tới trăng tròn, còn Giản Định Đế đã ngoài 50, ngoài sự chênh lệch đó còn phải kể đến Chính phi của vua là Đỗ Thị Nguyệt, một người nổi tiếng cay nghiệt, ghen tuông sẽ không để một cô gái trẻ đẹp tranh đoạt sự sủng ái và quyền uy nơi hậu cung của mình.
Biết tâm trạng, hiểu rõ suy nghĩ, sự lo lắng của cha và các anh, Đặng Thị Thúy Hạnh vẫn cương quyết thưa rằng: “Con xin cam phận xa nhớ đất Tần để trở về đất Tấn cho yên mối quan hệ vua tôi. Ví bằng gặp chuyện không hay, hồng nhan bạc mệnh, âu cũng là số phận an bài, con không có gì phải hối tiếc”.
Cuối cùng Đặng Tất đành đem con gái dâng vào hậu cung, Giản Định Đế có được người đẹp lấy làm mừng rỡ liền phong Đặng Thị Thúy Hạnh làm Hậu phi, phong Đặng Tất làm Quốc công, giao cho thống lĩnh toàn bộ quân sĩ.
Các em của Đặng Tất như Đặng Đức, Đặng Quý đều giữ quan chức khác nhau; các con của ông là Đặng Dung, Đặng Chủng, Đặng Thiết, Đặng Quang… cũng được phong làm tướng quân, đại thần.
Vậy là, nhờ sự chấp nhận hi sinh tình duyên vì nghĩa lớn của Thúy Hạnh mà Giản Định Đế thay đổi hẳn thái độ với cha, anh của nàng; vua tôi hòa hợp, người tài được trọng dụng đã giúp cho nhà Hậu Trần do Giản Định khởi dựng có được một trận đại thắng lừng lẫy trong lịch sử.
Ban đầu, theo kế của Đặng Tất, Giản Định Đế sai quân trừng trị những hoàng thân họ Trần hèn nhát hàng giặc như ngụy quan Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ; sau đó tiêu diệt những kẻ phản bội khác mà Phạm Thế Căng là kẻ hung hăng nhất.
Ngày 16 tháng 6 năm Mậu Tý (1408), “Đặng Tất cả phá tên bạn thần Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt được Thế Căng và cháu nó là Phạm Đống Cao giải về hành tại giết đi. Trước đó, Thế Căng nhận quan chức của nhà Minh, làm oai làm phúc tiếm xưng là Duệ Vũ Đại Vương.
Đến đây, họp quân chiếm cứ núi An Đại. (Đặng) Tất đánh dẹp được… Mùa đông, tháng 10, quốc công Đặng Tất điều quân các lộ Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa tiến đánh Đông Đô.
Khi quân đi qua các xứ Trường Yên, Phúc Thành (nay đều thuộc tỉnh Ninh Bình), các quan thuộc cũ và các hào kiệt không ai không hưởng ứng đi theo. Đặng Tất chọn những người có tài đều trao cho quan chức”.
Một chiến thắng mở đầu cho những bi kịch
Hoảng sợ trước sự phát triển nhanh chóng lực lượng của Giản Định Đế, nhà Minh vội sai tướng Mộc Thạch đem 5 vạn quân sang tăng viện nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Ngày 14 tháng 12 năm Mậu Tý (1408) tại bến Bô Cô (nay thuộc xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, Nam Định), một trận ác chiến long trời lở đất đã diễn ra.
Hơn hẳn về lực lượng, quân Minh ngày càng chiếm ưu thế, trước tình hình đó Giản Định Đế đã tự mình cầm dùi đánh trống đốc chiến.
Quân ta được tăng thêm sĩ khí, ra sức chiến đấu, chém chết thượng thư Lưu Tuấn, đô đốc Lữ Nghị cùng nhiều tướng giặc khác và hàng chục vạn quân giặc gồm cả số quân cũ và quân mới sang tăng viện bị giết, tàn quân còn sót lại không được bao nhiêu.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết diễn biến như sau: “Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thạnh mang tước Kiềm quốc công, đeo ấn Chinh di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bô Cô, vừa khi vua cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ và lên hai bên bờ đắp lũy.
Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh, các quân thừa cơ xông ra đánh, từ giờ Tỵ đến giờ Thân, quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một mình Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng”.
Đang đà thắng lớn, vua Giản Định Đế bảo quân tướng rằng: “Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan thì chắc chắn phá được chúng”.
Tuy nhiên Đặng Tất cho rằng nên chuẩn bị kỹ lực lượng, đánh diệt những thành lũy còn lại, củng cố hậu phương rồi mới đánh vao trung tâm phủ độ hộ của giặc:
“Ta nên bắt hết bọn giặc còn sống sót, không nên để mối lo về sau”; bàn định mà không thống nhất, do dự mãi không quyết định được chiến lược ra sao vì thế hiệu lệnh thiếu thống nhất khiến quân Minh từ thành Đông Quan kéo đến cứu được Mộc Thạnh về.
Đây chính là mầm mống cho những bất đồng trong bộ chỉ huy nghĩa quân, bọn gian thần đứng đầu là Nguyễn Quỹ và Nguyễn Mộng Trang vốn ganh ghét tài trí và địa vị của Đặng Tất mới nhân việc này gièm pha rằng ông cậy công mà chuyên quyền, không tuân theo lệnh, chúng xúi giục Giản Định Đế loại trừ Đặng Tất để diệt hậu họa.
Vua mê muội nghe theo, sách sử cho hay vào mùa xuân, tháng 2 năm Kỷ Sửu (1409) “giết quốc công Đặng Tất và Đồng tri khu mật viện sự tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân.
Khi ấy vua đóng ở Hoàng Giang, nội nhân là Nguyễn Quỹ, học sinh Nguyễn Mộng Trang mật tâu rằng Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan và cách chức, nếu không tính sớm đi, sau này khó lòng kiềm chế.
Vua cho gọi hai người đến, bóp cổ giết Tất, Chân chạy lên bờ bị lực sĩ đuổi theo chém chết” (Đại Việt sử ký toàn thư). Bến Hoàng Giang nơi xảy ra máu đổ tang thương đó nay thuộc Ninh Bình.
Bình luận về bị kịch này, nhà sử học triều Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên viết: “Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẳn.
Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh là hơn.
Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà đánh, huống chi thành Đông Quan. Kế ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi.
Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất…
Vua may thoát khỏi vòng vây hãm nguy hiểm, cầu người cứu giúp nạn nước, được cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Cảnh Chân giỏi tài mưu lược, đủ để lập được công khôi phục, dựng được nghiệp trung hưng.
Với trận thắng Bô Cô, thế nước lại nổi. Thế mà nghe lời gièm pha ly gián của bọn hoạn quan, một lúc giết hại hai người bề tôi phò tá mình thì làm sao nên việc được!”.
Lúc đó Chính phi của Giản Định Đế là Đỗ Thị Nguyệt cũng cho rằng đây là dịp tốt để tiêu diệt tình địch, bà ta tiếp tay với Nguyễn Qũy và Nguyễn Mộng Trang vu khống Đặng Tất với mục đích “cha bị tội thì địa vị của con cũng không còn”.
Ngay sau đó Đỗ Thị Nguyệt tâu với vua rằng: “Đã diệt cha thì chớ nuôi ong tay áo mà nguy hiểm, nên diệt nốt cả ong đi”.
Theo tác phẩm “Tiếu ngạo Trung Hoa” cho hay Đặng Thị Thúy Hạnh còn được gọi là Trinh Tâm, rất giỏi tiếng phương Bắc, hồi cha bà giả hàng giặc để chờ thời cơ, bà đã giúp ông nhiều trong việc giao thiệp với chúng.
Ở hồi 8 của sách mang tiêu đề: “Giao Long, Hắc Vũ nan phân thực-Đại Lý, An Nam soán Đại Minh” có viết rằng: “Trinh Tâm thông minh mẫn tiệp, được Đặng Tất hết lòng yêu mến, đi đâu cũng cho theo trong việc giao thiệp với quan lại nhà Minh, suốt thời gian ông trá hàng, đều qua sự phiên dịch của ái nữ.
Chính vì thế mà Trinh Tâm không như những thiếu nữ Giao Châu khác! Là con quan, nàng được học hành chu đáo, văn hay chữ tốt, thông thạo cả tiếng Quảng Đông lẫn Bắc Kinh... !”.
Khi trở thành hậu phi của Giản Định Đế, Đặng Thị Thúy Hạnh cũng đã giúp vua trong việc soạn thảo chiếu chỉ nên rất được tin tưởng, yêu mến; chính vì thế nghe lời dèm của Chính phi Đỗ Thị Nguyệt, vua vẫn dùng dằng do dự chưa biết xử lý ra sao vì tiếc người đẹp.
Biết khó tránh khỏi họa sát thân, với lòng căm tức những kẻ bội bạc và manh tâm, Đặng Thị Thúy Hạnh đã nhanh chóng cướp ngựa, trốn thoát khỏi quân doanh của Giản Định Đế để đi theo các anh của mình tìm minh chủ mới, tiếp tục đánh giặc, khôi phục non sông.
Là những người có lòng trung nghĩa, biết đặt nợ nước lên trên thù nhà, anh em họ Đặng đứng đầu là Đặng Dung cùng con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị không dẫn quân tấn công Giản Định Đế để trả thù mà đem quân về Thanh Hóa đón cháu của Giản Định đế là Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua, lấy niên hiệu là Trùng Quang:
“Tháng 3, ngày 17, vua lên ngôi ở Chi La, đổi niên hiệu là Trùng Quang, lấy Nguyễn Súy là Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã” (Đại Việt sử ký toàn thư). 
Để thống nhất lực lượng kháng chiến, vua Trùng Quang đế sai Thái phó Nguyễn Súy đem quân đánh thành Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Nhân, Thái Bình) bắt được Giản Định đế đưa về Nghệ An vào ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Sửu (1409), tôn lên làm Thượng hoàng để cùng chung sức đánh giặc.
Mặc dù bị bắt làm Thái thượng hoàng nhưng Giản Định đế cũng không có phản ứng gì tiêu cực mà vẫn hăng hái ra trận chiến đấu cho đến khi bị chúng bắt được vào tháng 7 năm Kỷ Sửu (1409) đưa về phương Bắc giết hại.
Phụng sự vua mới, anh em họ Đặng tiếp tục tận tâm, tận lực chiến đấu vì mục tiêu giành lại quyền độc lập, tự chủ cho đất nước, họ được Trùng Quang Đế phong cho chức tước khác nhau:
Đồng bình chương sự Đặng Dung, Trấn trị Hóa Châu Đặng Quý, Điện tiền chỉ huy sứ Đặng Đức, Trấn thủ Thanh Hóa Đặng Quang, Hàn Lâm hiệu thảo Đặng Chủng, Đô đốc Đặng Thát làm Phó sứ vận chuyên, Hữu Đô đốc Đặng Noãn, Tả đô đốc Đặng A Thiết...
Còn Đặng Thị Thúy Hạnh ở chốn quân doanh, giúp anh cả việc giấy bút, bàn mưu tính kế nhờ đó với tài năng của mình Đặng Dung đã làm cho chủ tướng nhà Minh là Trương Phụ khiếp sợ với những trận đánh nổi tiếng như Hàm Tử, Hạ Hồng, Diễn Châu, đặc biệt trận Ái Tử với nghệ thuật lấy ít địch nhiều khiến quân Minh kinh hồn hoảng vía.
Thế nhưng vận nước còn gian nan, sau gần 5 năm kiên cường chiến đấu, vào tháng 11 Quý Tị (1413) vua Trùng Quang Đế cùng một số quan tướng bị quân Minh bắt và bị hại, trong đó có các anh của Đặng Thị Thúy Hạnh là Đặng Dung, Đặng Thiết, Đặng Noãn…
Cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần thất bại trong đau thương, phẫn uất của cả dân tộc. Gia đình tan nát, hận đến ngàn thu.
Theo một số nguồn tư liệu thì bà Đặng Thị Thúy Hạnh lánh về chùa Yên Quốc nằm dưới núi Lam Thành (thuộc huyện Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay) xuất gia, khoác áo nâu sồng tụng kinh niệm Phật, đánh chuông cầu nguyện cho các anh hùng, chiến sĩ đã bỏ mình vì nước và cũng là đánh thức lương tâm cho những kẻ còn trong vòng nghi kị, tranh quyền đoạt lợi, lầm đường lạc lối theo giặc.

Chúa Trịnh ăn chơi bị sét đánh gần chết

 Đắm chìm trong việc chơi bời, hưởng lạc, tin dùng hoạn quan, Trịnh Giang đã khiến cho triều chính bị suy yếu nghiêm trọng.

Ông vua hoang dâm mưu giết bề tôi để cướp vợ

Mạc Mậu Hợp vì mải mê ăn chơi, không nghe lời khuyên chính đáng của các quần thân nên đã khiến triều đình ngày càng suy yếu. Âm mưu giết tướng Bùi Văn Khuê để cướp vợ của vị vua ham chơi này như một đòn đau mà chính Mạc Mậu Hợp tự giáng vào mình, khiến nhà Mạc chính thức suy vong.

Bà Hoàng Từ Dũ và lời dạy vua Đồng Khánh

 Là bậc mẫu nghi thiên hạ lại được chứng kiến sự thịnh suy của vương triều Nguyễn qua 8 đời vua nên bà hoàng Từ Dũ có đủ thời gian để suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời và thế sự. Sử sách ghi chép, ca ngợi nhiều đến sự đoan chính, đức hạnh, khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm và lòng yêu dân của bà cũng như việc dạy con là Tự Đức làm vua, còn chuyện nhắc nhở cháu là Đồng Khánh phải làm tròn trọng trách đế vương thì không phải ai cũng được rõ.

Chuyện chúa Trịnh Tùng – người được ví ’Tào Tháo’ Việt Nam

Trịnh Tùng là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và được ví với Tào Tháo trong lịch sử Trung Quốc.

 Cầm quyền trong thời loạn với vị trí “dưới một người trên vạn người” nên Trịnh Tùng luôn luôn quyết đoán để có thể hành động. Cũng chính điều này đôi khi đẩy ông vào vị trí của kẻ “tiếm quyền”, bức hại vua Lê.

Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm, em Trịnh Cối. Ông người làng Sáo Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. Mẹ Trịnh Tùng là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim và là vợ thứ Trịnh Kiểm.

Trịnh Tùng được xem là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông là đời thứ 2 của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền “phù Lê”.
Tượng Chúa Trịnh Tùng
Tượng Chúa Trịnh Tùng

Lê Trang Tông - ông vua có biệt danh ’Chúa Chổm’

Lê Trang Tông là vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Là 1 vị vua nhưng ông được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn “Chúa Chổm” gắn liền với 1 giai thoại hết sức độc đáo…
Lê Trang Tông - ông vua có biệt danh ’Chúa Chổm’

Giai thoại tuyển phi tần lạ thường của vua Tự Đức

Trong số hơn 100 người vợ của vua Tự Đức, không có ai hơn được Tiệp dư Nguyễn Thị Bích về tài văn chương thơ phú, chính điều đó đã khiến vua đặc biệt khen ngợi, thán phục rồi đưa vào cung làm vợ sau khi thử tài của bà. Đây là một việc tuyển phi tần khác hẳn với lệ thưởng, không tuân theo các nghi thức điển chế cung đình đương thời.
Giai thoại tuyển phi tần lạ thường của vua Tự Đức


Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Những mối tình oan trái trong sử Việt

 Những bậc kỳ tài như Nguyễn Du hay Lương Thế Vinh vốn được trời phú cho tài năng thiên bẩm, nhưng chuyện tình cảm lại rất ngang trái. 
Những bậc tài hoa xuất khẩu thành thơ như Nguyễn Du hay Trạng nguyên tài danh bậc nhất như Lương Thế Vinh vốn được trời phú cho tài năng thiên bẩm nhưng chuyện tình duyên của họ nhiều khi lại rất ngang trái.

Mối tình hận của Nguyễn Du

Hồi còn là học trò, Nguyễn Du ở với cha là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm ở Thăng Long. Thời gian này, Nguyễn Du đang theo học với cụ đồ họ Lê ở bên Gia Lâm. Ngày ngày chàng học trò đi sang nhà thày học phải đi đò qua sông Nhị (tên sông Hồng thời trước). Người lái đò là một cô gái thôn quê nhưng xinh xắn và ăn nói có duyên nên từ lâu đã lọt vào mắt xanh Nguyễn Du.
 Đại thi hào Nguyễn Du. 

Những đội quân kỳ lạ khiến giặc "kinh hồn bạt vía"

Trong chiều dài lịch sử đã xuất hiện những đội quân hết sức kỳ lạ, cho thấy sự độc đáo, sức sáng tạo phi thường của người Việt.
Đội quân lặn nước đục thuyền

Sử sách và giai thoại dân gian từ bao đời nay lưu truyền về một người có tài bơi lội, lặn giỏi đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thời Trần, đó là Yết Kiêu, gia nô của Trần Hưng Đạo. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê cha ở làng Hạ Bì, còn gọi là làng Quát (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay) xuất thân trong gia đình làm nghề đánh cá, từ nhỏ đã phải lăn lộn trên sông nước, kiếm ăn nuôi gia đình. 

 Đội quân lặn nước đục thuyền. 

Kinh hoàng những xác chết "đội mồ sống dậy"

Cứ 3 năm một lần, người Baruppu tại huyện miền núi Tana Toraja thuộc tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia lại tổ chức tập tục kỳ lạ có tên Ma’nene. Nó thường diễn ra trước mùa vụ hoặc hết tháng 8 hàng năm. Chính vì vậy, đây là dịp mọi người trong gia đình, dòng họ tụ tập đông nhất để cùng làm giỗ.

Theo phong tục truyền thống, xác chết của những người thân trong gia đình, tổ tiên được những người còn sống đào lên khỏi mộ. Sau đó, họ đem những thi thể đó về nhà, thay quần áo mới như một cách tưởng nhớ người đã khuất. Thời gian cử hành các nghi lễ kéo dài trong 3 ngày. Cụ thể, vào ngày thứ nhất, người ta sẽ mở nắp quan tài của người chết và đưa thi hài lên trên. Sau đó, họ đặt người đã khuất ra khu vực làm lễ và xung quanh có đầy đủ người thân, họ hàng.

Họ tiếp tục lau rửa xác người chết, nhiều khi đó chỉ còn là những bộ xương trắng do đã mất nhiều năm nên thịt và nội tạng bị phân hủy hết. Tiếp đó, những người thân trong gia đình xác chết mặc quần áo sạch mà người chết từng mặc lúc còn sống hoặc trang phục mới. Kế đến, gia đình “dẫn” người chết đi diễu khắp làng trên xóm dưới để người dân cúng viếng. Người Baruppu tin rằng, mặc dù những người quá cố đã chết hàng trăm năm nhưng linh hồn họ vẫn tồn tại và sẽ phù hộ cho gia đình tránh được những điềm dữ, tai ương, sâu bọ phá hoại mùa màng hay những bất hạnh trong cuộc sống…

Vào ngày thứ hai, dân làng đưa xác chết vào quan tài và đóng nắp, đậy kín mộ. Đến ngày thứ 3, gia đình, dòng họ cùng nhau tổ chức buổi đọc kinh và làm cỗ giỗ để tưởng nhớ người quá cố.

 Pháp sư đang triển khai phép thuật để xác chết có thể đi lại và trở về nhà.

Kỳ bí trấn yểm bằng oan hồn trinh nữ "độc" nhất VN

Khu mộ đá cổ và lời trấn yểm oan hồn trinh nữ

Nhiều người nói khu mộ cổ Đống Thếch tồn tại hàng trăm năm giữa cánh đồng xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình là khu địa linh, chôn cất thân xác của dòng họ “danh gia vọng tộc” Đinh Công xứ Mường. Khi tiến hành mai táng, những quan lang đã cho người sử dụng trinh nữ để yểm bùa và tẩm thuốc độc khiến những kẻ trộm mộ phải chịu sự trừng phạt đau đớn.

Tất cả các ngôi mộ cổ Đống Thếch đều được chôn với những cột đá cao từ 1-3m, phía đầu mộ đá to, chân mộ chôn đá nhỏ, hai bên được bao bọc bởi hàng rào đá xếp ken dày. Dưới những ngôi mộ cổ, ngoài ngững đồ dùng sinh hoạt hàng này, những vị quan lang xứ Mường khi chết còn di chúc cho người hầu chôn sống các cô gái xinh đẹp còn trinh theo mình. Những trinh nữ bị chôn sống này ngoài nhiệm vụ hầu hạ các chủ nhân, còn được xem như thần giữ của. 

Trước khi chôn, các cô gái được tắm rửa sạch sẽ, ăn của ngon vật lạ và ngậm sâm khi chôn. Sau này khi khai quật mộ, người ta phát hiện ra rất nhiều hình nộm người mà theo truyền thuyết, các hình nộm này đều được yểm bùa, ngâm trong thuốc độc, ai chạm vào, chất độc sẽ ngấm vào người cho đến chết.
Khu mộ cổ Đống Thếch.

Cuộc đấu trí căng thẳng Lê Đức Thọ - Kissinger

(Kienthuc.net.vn) - Trên mặt trận ngoại giao, hai đấu thủ Lê Đức Thọ và Kissinger đại diện cho Việt Nam và Mỹ đã có những cuộc đấu trí ngoạn mục.
Cuộc đàm phán để ký Hiệp định Paris là cuộc đàm phán dài nhất lịch sử thế giới (từ 5/1968 đến 1/1973). Trong đó, từ tháng 2/1970 đến 1/1973, Lê Đức Thọ và Kissinger đã tiếp xúc với nhau nhiều lần và mỗi lần là tranh luận cả ngày trời. Trong khuôn khổ bài viết này, xin giới thiệu một vài cuộc đối thoại thể hiện cho cuộc đấu tranh trí tuệ của hai nhân vật trên bàn đàm phán. 

Màn “nắn gân” đầu tiên

Trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng (vốn là một phụ tá của Nguyễn Văn Thiệu) đã nhận xét về Kissinger: “Ngoài tài ba về chính trị, ông Kissinger lại có tài hùng biện, rất khéo chơi chữ để nói quanh co”. Ông Hưng cũng trích dẫn thêm nhiều ví dụ để đi đến kết luận rằng tài nói quanh co và kỹ thuật “không nói sự thật mà không phải là nói dối” là một điều đáng sợ ở con người Kissinger. 
 Cố vấn Lê Đức Thọ đến Paris ngày 3/6/1968 để dự hội nghị Paris về Việt Nam. Ảnh chụp lại từ cuốn sách "Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu".

Chiến thuật “hiểm” của bộ đội VN khiến Mỹ "ớn" nhất

(Kienthuc.net.vn) - Sau 8 năm trực tiếp chiến đấu ở chiến trường VN, lính Mỹ nhận ra những trận đánh giáp lá cà và cái chết đến từ lưỡi lê là điều mà họ ớn nhất.
Những cái chết bằng lưỡi lê
 Lính Mỹ trong trận Ia-Drang. Ảnh: Awesomestories.com. 

Lật lại hồ sơ chiến tranh VN: Đọc vị “âm mưu” Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Vì sao Mỹ đột ngột nhảy vào cản trở thống nhất VN sau hiệp định Giơ-ne-vơ; 20 năm sau, lại đột ngột bỏ mặc đồng minh của mình? 
Vậy, động cơ nào đưa đến những hành động ấy?
 Bức ảnh về chiến tranh ở Việt Nam của cựu binh Mỹ Charlie Haughey. Ảnh: Dân Trí. 

Vì sao Mỹ không ném bom nguyên tử xuống Việt Nam?

(Kienthuc.net.vn) - Mỹ từng bàn thảo kế hoạch ném bom nguyên tử ở Việt Nam, nhưng kế hoạch “to tát” ấy đã bị gác lại. Đâu là nguyên nhân khiến Johnson phải "chùn bước"? 
Thay đổi nhiều chiến lược, thủ đoạn tác chiến và sử dụng những vũ khí công nghệ mới nhất nhưng quân Mỹ vẫn không sao thoát khỏi thế bị động. Trong cơn khốn cùng, đã có lúc người Mỹ định sử dụng bom nguyên tử để giải nguy.

Dùng bom nguyên tử để cứu Khe Sanh

Đầu năm 1968, Khe Sanh trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các tướng lĩnh Mỹ và nội các của Tổng thống Johnson vì tại đây, 5.000 lính Mỹ đang bị quân giải phóng vây hãm. Lo sợ Khe Sanh trở thành một Điện Biên Phủ thứ 2, Tổng thống và các quan chức chóp bu của Mỹ đã bàn bạc nhiều lần để tìm cách giải vây. Trong những cuộc họp đó, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã được nêu ra.

Trong cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Daniel Ellsberg kể lại: “Ngày 10/2/1968, tờ Bưu điện Washington trích lời phát biểu của tướng Wheeler trước một vài thượng nghị sỹ rằng Hội đồng Tham mưu sẽ khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu thấy việc này là cần thiết để bảo vệ năm nghìn lính thủy đánh bộ đang bị mắc kẹt tại cứ điểm Khe Sanh, mặc dù ông ta không cho rằng lực lượng tại đây sẽ yêu cầu giúp đỡ”.
 Chiến trường Khe Sanh năm 1968 trở thành nỗi khiếp đảm với nhiều lính Mỹ. Ảnh: Lao Động.

Tại sao cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975?

(Kienthuc.net.vn) - Nếu không có sự kiện 30/4 thì sớm muộn quân đội Sài Gòn cũng chỉ có nước giải tán vì hết tiền, một phụ tá của Thiệu viết trong hồi ký. 
Sài Gòn cạn tiền hết đạn

Trong hồi ký Đại thắng mùa xuân, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho biết vào cuối năm 1974, ta biết được sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn suy giảm nghiêm trọng vì thiếu xăng dầu, đạn dược. Chính điều đó đưa đến quyết tâm lập kế hoạch mở chiến dịch của ta. Tuy nhiên, phía ta không biết rằng, vào thời điểm đó, tình hình chính quyền và quân đội Sài Gòn còn bi đát hơn nhiều.
 Tờ lịch ngày Giải phóng Miền Nam. Ảnh: Giáo dục Việt Nam. 

Nguyễn Văn Thiệu: "Cờ thí" trong ván cờ chính trị Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Không có thực quyền, mọi quyết định quan trọng đều phải nghe theo Mỹ... Thực chất Nguyễn Văn Thiệu chỉ là quân cờ trên bàn cờ chính trị của Mỹ?
Cờ bí dí tốt

Nguyễn Văn Thiệu được dựng lên nhờ Mỹ. Người ta đánh giá chính quyền Thiệu lệ thuộc Mỹ nhiều hơn thời Ngô Đình Diệm. Sự lệ thuộc ngày càng nhiều khiến Nguyễn Văn Thiệu mất dần thế đứng để trở thành một quân bài trong ván bài chính trị cả đối nội lẫn đối ngoại của Mỹ.
Sự kiện đầu tiên chứng tỏ điều đó là vụ bầu cử năm 1968 ở nước Mỹ. Thời điểm đó vừa trải qua cú sốc Tết Mậu Thân. Tương lai hòa bình còn rất tăm tối. Áp lực dư luận đòi kết thúc chiến tranh đè nặng lên Johnson. Trước tình thế đó, Johnson tuyên bố không ra ứng cử nhiệm kỳ 2 và đề cử Phó Tổng thống Hubert Humphrey. Để giúp Humphrey, Johnson quyết định xuống thang chiến tranh. Một mặt tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Mặt khác gây sức ép với Nguyễn Văn Thiệu để Sài Gòn cử đoàn đàm phán đến Paris. Mục tiêu của Johnson trong việc ép Thiệu là để xoa dịu dư luận về viễn cảnh đàm phán hòa bình.

 Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Nguyễn Cao Kỳ. Ảnh: Pháp luật TP.HCM. 

Chuyện Nguyễn Văn Thiệu trấn yểm long mạch ở Sài Gòn

Với thiết kế đài phun nước hình bát giác, có giai thoại cho rằng, hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch của vị tổng thống mê tín Nguyễn Văn Thiệu.
Kiến trúc thứ hai được cho là biểu tượng phong thủy trấn yểm Sài Gòn chính là khám Chí Hòa, cũng với thiết kế bát giác. Hai kiến trúc độc đáo này không chỉ nổi tiếng ở Sài Gòn mà còn có rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh.

Tiết lộ mối tình "thuở hàn vi" của Nguyễn Văn Thiệu


Từ khi còn là một tay Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, Thiệu đã có cuộc tình thi vị, lãng mạn với cô gái quê lai Tây bên sông Cầu Phú Yên.
Chuyện giới chóp bu của chế độ Sài Gòn có bồ nhí, có vợ nọ con kia không phải chuyện lạ, nên chuyện Nguyễn Văn Thiệu có những nghi án tình ái với những giai nhân thời đó cũng không phải chuyện gì đáng thắc mắc. Nhưng có điều Nguyễn Văn Thiệu không chỉ trăng hoa khi đã lên làm Tổng thống.
Từ khi còn là một tay Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, Thiệu đã có một cuộc tình thi vị, lãng mạn với cô gái quê nghèo khó bên bến sông Cầu – Phú Yên. Vì cuộc tình này mà sau đó, khi biết nàng Oanh ở bến Sông Cầu thành bồ nhí của một tay cấp dưới của mình, Thiệu đã thẳng tay vùi dập công danh của tay cấp dưới dám “trêu gan Tổng thống”.
Nàng Oanh, cô gái lai Tây ở bến sông Cầu Phú Yên

Năm 1954, Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Thiếu tá, tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn địa phương quân đóng tại Sông Cầu, Phú Yên. Mỗi ngày vị Thiếu tá tiểu đoàn trưởng bảnh trai, oai vệ đều có dịp đi ngang bến Sông Cầu và trong một lần rất tình cờ, Thiếu tá Thiệu đã gặp một cô gái rất đẹp, có gương mặt lai Tây, da trắng, dáng cao, rõ ràng là một hoa khôi trong vùng.

Ngay lần gặp đầu tiên, Thiếu tá Thiệu đã “kết mô đen” cô gái lai Tây đẹp ngời ngời này. Cất công tìm hiểu gia thế cô gái, Thiệu được biết  cô là con gái của một góa phụ, người địa phương, gia cảnh nghèo khổ. Cô gái tên Oanh nên thường được gọi là nàng Oanh.

Sau vài lần lui tới viếng thăm, Thiếu tá Thiệu chiếm được cảm tình của người đẹp và bà mẹ nghèo lam lũ. Dưới mắt hai mẹ con, viên Thiếu tá tiểu đoàn trưởng oai vệ, đẹp trai, người Phan Rang nói được hai thứ tiếng Pháp, Anh lưu loát là một mẫu đàn ông lý tưởng.

Do đó việc nàng Oanh từ chỗ cảm phục đi đến yêu say đắm viên Thiếu tá đẹp trai chỉ là “một việc phải đến đã đến”.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Ngược lại Thiếu tá Thiệu dù đã có vợ là Mai Anh ở nhà, nhưng là người lính trong thời chiến, rày đây mai đó chẳng biết sống chết thế nào, lại xa vợ con, thiếu thốn tình cảm nên trước một cô gái trẻ trung, xinh đẹp như nàng Oanh chẳng khác nào một thỏi nam châm có sức hút mãnh liệt trái tim hạn hán của chàng lính trẻ xa nhà, thiếu thốn tình cảm.

Và chuyện gì phải đến đã đến, họ trở thành một đôi tình nhân hết sức lãng mạn của những đêm trăng đẹp tại bến Sông Cầu.

Giữa lúc cuộc tình của viên Thiếu tá tiểu đoàn trưởng và cô gái lai Tây tại bến Sông Cầu ngày càng trở nên thắm thiết thì đùng một cái, Thiếu tá Thiệu được lệnh chuyển quân.

Thời gian chia tay ngắn ngủi, nàng Oanh cũng chỉ biết tin theo những lời thề non, hẹn biển của viên Thiếu tá hứa chắc như đinh đóng cột rằng sẽ quay trở lại bến Sông Cầu một ngày không xa.

Nhưng rồi không biết bao nhiêu mùa trăng treo trên bến Sông Cầu, có một người con gái vẫn luôn mong ngóng bóng hình viên Thiếu tá quay trở lại mà hình bóng ấy vẫn mãi mịt mù, chẳng khác nào bóng chim tăm cá.

Cuộc chia tay đầy nước mắt


Thời cuộc biến chuyển, Thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu cũng bị xoay theo những cơn lốc lịch sử và cuộc đời binh nghiệp nay đây mai đó theo những cuộc hành quân vạn dặm mà mỗi ngày mỗi xa hình bóng cô gái ở bến Sông Cầu đã từng khóc hết nước mắt trong ngày chia tay.

Giờ đây, Thiếu tá Thiệu đã thăng Trung tá, có lẽ ông ta cũng chẳng còn nhớ gì đến ánh mắt của nàng Oanh, bom đạn chiến tranh đã xóa nhòa tất cả và trái tim của Trung tá Thiệu giờ là Trung đoàn trưởng chắc cũng không còn khoảng trống để chứa tình cảm của cô gái mà hình bóng đã nhạt nhòa ở tận cuối chân trời.

Huống chi con đường binh nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang gặp thuận lợi, còn có cơ hội để tiến xa trong tương lai mà đối với Thiệu, công danh sự nghiệp là trên hết, tình cảm chỉ là chuyện gia vị của một bữa ăn đời thường trên bước đường binh nghiệp.

Quả nhiên, thời cuộc biến chuyển rất nhanh sau năm 1954, Bảo Đại bị truất phế, Ngô Đình Diệm từ Thủ tướng lên làm Tổng thống của nền đệ nhất cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu cũng như nhiều sĩ quan binh lính của Pháp chuyển sang lính của Việt Nam Cộng Hòa và năm 1955.

Thiệu thăng cấp Đại tá, giữ chức Chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt, một trường “đại học” chuyên đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp mà sinh viên phải tốt nghiệp tú tài đôi mới được gọi vào học, khi ra trường được móc luôn lon Thiếu úy không qua cấp chuẩn úy như sĩ quan trừ bị Thủ Đức và có thể lên tới cấp Tướng.

Năm 1962, Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 Bộ binh. Và chỉ 1 năm sau đó, 1963, Nguyễn Văn Thiệu tham gia vào nhóm tướng lãnh đảo chánh kéo quân về vây Đinh Độc Lập lật đổ Ngô Đình Diệm.

Cuộc đảo chánh thành công, anh em Diệm Nhu bị giết, Nguyễn Văn Thiệu cũng đóng góp công lao vào vụ lật đổ này nên được phong Tướng rồi nhảy luôn vào chính trường và chỉ một thời gian sau, do biến chuyển của thời cuộc, Nguyễn Văn Thiệu lên làm Quốc trưởng của nền đệ nhị cộng hòa.

Nấc thang danh vọng và quyền lực của Thiệu như vậy là đã lên đến tột đỉnh. Lúc này chắc chắn Nguyễn Văn Thiệu chẳng còn nhớ gì đến nàng Oanh ở bến Sông Cầu ngày xưa.

Cơ hội gặp lại nàng Oanh


Khi Nguyễn Văn Thiệu làm Quốc trưởng thì thời đó (1965-1967) tỉnh trưởng Phú Yên là Trung tá Trần Văn Hai, biệt danh Hai “trề”. Trần Văn Hai quê Cần Thơ, được tiếng là một sĩ quan thẳng thắn, không nịnh bợ, hết lòng vì nhiệm vụ.

Phú Yên thuộc vùng 2 chiến thuật mà tư lệnh vùng 2 là Trung tướng Vĩnh Lộc - một sĩ quan thuộc hoàng tộc, anh em với Bảo Đại và rất thân cận với Bảo Đại, khi trở thành sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời Ngô Đình Diệm, cũng là một tướng lãnh thân Diệm và có nhiều thế lực.

Là tư lệnh vùng 2, tức tướng vùng, Vĩnh Lộc chẳng khác nào một ông vua không ngai, chỉ đứng sau Phủ Đầu Rồng và chỉ huy tối cao Nguyễn Văn Thiệu.

Vĩnh Lộc ỷ thế tướng vùng nên khi đi thăm thú đâu đó, nhất là các đơn vị đóng quân ở Tây Nguyên thường biểu lộ tính ngông nghênh không thèm đi ô tô mà… cưỡi voi cho nó “sốc”. Bởi vậy nên khi nói đến Vĩnh Lộc, người ta cũng kêu luôn biệt danh của viên tướng ngông nghênh này là  “Anh cả Trường Sơn”.

Một hôm Vĩnh Lộc bất ngờ gọi cho Trần Văn Hai, tỉnh trưởng Phú Yên đích thân mang “công xa” của tỉnh trưởng ra sân bay đón ca sĩ Minh Hiếu, “người yêu bé nhỏ” của mình rồi đưa về dinh tỉnh trưởng nghỉ ngơi, tiếp đãi trọng hậu để chờ Vĩnh Lộc vào sau do bận việc.

Tỉnh trưởng Hai “trề” dư biết ca sĩ Minh Hiếu là ai, đóng vai trò gì với Trung tướng Vĩnh Lộc, cấp trên trực tiếp của mình. Nhưng Trung tá Hai “trề” cũng ngông nghênh không kém Vĩnh Lộc, khi nhận được lệnh đã nổi máu điên, chỉ chấp hành có một nửa lệnh trên.

Thay vì dùng công xa của tỉnh trưởng ra sân bay đón người đẹp cho hoành tráng, Hai “trề” dùng xe riêng của mình ra đón, và thay vì đưa nàng Minh Hiếu thẳng về dinh tỉnh trưởng cho long trọng, lại cả gan vứt người đẹp ở một khách sạn sang trọng nằm trên đường Lê Thánh Tôn thị xã Tuy Hòa.

Ca sĩ Minh Hiếu lúc đó đang nổi tiếng như cồn, bài tủ của cô ca sĩ này là bài “Quen nhau trên đường về” và là người yêu của ca sĩ Nhật Trường tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

Chính vì bị ông tướng vùng 2 Vĩnh Lộc dùng uy quyền “cuỗm” mất người yêu nên Trần Thiện Thanh lúc đó chỉ là một hạ sĩ quan Tâm lý chiến vừa thất tình, vừa oán hận đã sáng tác bài “Hoa trinh nữ” để than thân trách phận, đồng thời trách luôn cả nàng Minh Hiếu đã tham tướng, bỏ lính… vì vậy trong bài “Hoa trinh nữ” đã có câu: “Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường”.

“Vua” ở đây ám chỉ “vua” không ngai Vĩnh Lộc “Anh cả Trường Sơn”. Khi Vĩnh Lộc vào tới Phú Yên, gặp nàng Minh Hiếu, người đẹp liền tỉ tê, trách móc việc bị Hai “trề” xem thường sau đó rồi giận dỗi bỏ về Sài Gòn.

Mất hứng, lại bị bẽ mặt với người đẹp, Vĩnh Lộc đã nổi điên lấy cớ Hai “trề” làm tỉnh trưởng chẳng được cái tích sự gì, để cho Việt Cộng đánh Phú Yên tơi bời rồi… cách chức tỉnh trưởng Phú Yên, chuyển ra đơn vị chiến đấu ngoài mặt trận.

Người thay thế Hai “trề” giữ chức tỉnh trưởng Phú Yên là Trung tá Trần Văn Bá. Và đây là cơ hội để Nguyễn Văn Thiệu tìm lại nàng Oanh, người đẹp ở bến Sông Cầu.

Tìm lại người xưa

Trung tá Trần Văn Bá chẳng phải ai xa lạ, lúc Nguyễn Văn Thiệu làm Tiểu đoàn trưởng, đóng quân ở bến Sông Cầu Phú Yên thì Trần Văn Bá mới là Trung úy Tiểu đội phó, thuộc cấp của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thiệu.

Năm 1971, sau khi xích mích với Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu “độc diễn” ứng cử Tổng thống. Màn độc diễn… có một không hai này thành công tốt đẹp, Nguyễn Văn Thiệu “lên ngôi”.

Nhân lúc tỉnh trưởng Phú Yên còn khuyết người, Nguyễn Văn Thiệu đưa luôn Trần Văn Bá bấy giờ là Thiếu tá thăng luôn Trung tá lên ngồi ghế tỉnh trưởng Phú Yên.

Bởi Trần Văn Bá là con của bác sĩ Trần Văn Chẩn - Giám đốc Bệnh viện Mỹ Tho, vừa là thuộc cấp cũ, vừa là họ hàng với bà Mai Anh, vợ của Nguyễn Văn Thiệu, không ai có đủ chuẩn để ngồi vào ghế này hơn Trần Văn Bá.

Sau đó không lâu, Nguyễn Văn Thiệu có chuyến kinh lý Phú Yên. Khỏi phải nói, “đệ tử ruột” Trần Văn Bá đã tổ chức đón tiếp Nguyễn Văn Thiệu long trọng đến cỡ nào.

Tại dinh tỉnh trưởng, đang trong buổi đại tiệc tiếp đón Tổng thống diễn ra tưng bừng, đầy khí thế bỗng dưng Nguyễn Văn Thiệu quay qua hỏi Trần Văn Bá một câu bất ngờ, khó đỡ:

-  Cô Oanh ở bến Sông Cầu bây giờ ra sao, có còn ở chỗ ngày xưa không?

Trần Văn Bá đang nhậu, mặt đỏ như mặt trời mọc bất ngờ nghe câu hỏi trên bỗng dưng tái mét, xanh như đít nhái. Bởi hơn ai hết, khi còn là thuộc cấp của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thiệu thủa đóng quân tại bến Sông Cầu, Trần Văn Bá biết mối tình thắm thiết giữa Thiệu và cô gái lai Tây thường được gọi thân mật là nàng Oanh.

Nhưng rồi Thiệu chuyển quân ra mặt trận, bỏ nàng Oanh ở bến Sông Cầu vò võ đợi trông, chẳng biết bao giờ người xưa trở lại nên sau đó nàng Oanh đã lấy một anh lính địa phương quân làm chồng. Anh này tên Hoanh, chẳng may anh Hoanh tử trận.

Thực hiện chính sách đối với gia đình thương binh, tử sĩ của chính Nguyễn Văn Thiệu ban hành, Trần Văn Bá tìm nàng Oanh vợ của tử sĩ đưa về dinh tỉnh trưởng làm điện thoại viên, trực điện thoại văn phòng tỉnh trưởng.

Cô gái ở bến Sông Cầu vẫn đẹp rực rỡ, không chỉ là một bông hoa tươi thắm trang trí cho văn phòng tỉnh trưởng mà còn là thư ký riêng, nhân tình của Trung tá Tỉnh trưởng Trần Văn Bá.

Rồi theo thời gian, từ vai trò nhân tình, tiến lên một bước thành “vợ bé”, cuối cùng thì nàng Oanh ở bến Sông Cầu, từng là người yêu của Nguyễn Văn Thiệu đã sinh cho Tỉnh trưởng Trần Văn Bá một cậu con trai kháu khỉnh.

Thế mới rắc rối. Trần Văn Bá lo cuống cuồng, sợ chuyện đổ bể, tới tai bà vợ dữ dằn, máu ghen còn hơn Năm rado vợ của Trung tá Thức công binh tạt axít vũ nữ Cẩm Nhung thì ít mà sợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phát hiện thì nhiều. Bởi nếu Thiệu phát hiện ra chuyện này thì cuộc đời, sự nghiệp của Bá chắc chắn sẽ tan thành mây khói.

Trần Văn Bá cũng tiêu đời như Trần Văn Hai

Nàng Oanh ở bến Sông Cầu lại không ngây thơ, trong lúc Trần Văn Bá muốn ém nhẹm sự việc tày đình thì người đẹp lại muốn công khai hóa chuyện Trần Văn Bá ăn ở với mình để làm áp lực vòi vĩnh tiền bạc và quyền lợi.

Nàng Oanh đi đâu cũng ẵm con theo, công khai nói đó là con của ông tỉnh trưởng và yêu cầu Bá làm khai sinh cho con trai đứng tên cha hẳn hoi.

Ông tỉnh trưởng biết đã “vào tròng” thì đã muộn nên mọi yêu sách của nàng Oanh bến Sông Cầu đều được đáp ứng đầy đủ kể cả việc mua một ngôi biệt thự, đầy đủ tiện nghi cho hai mẹ con nàng Oanh ở chỉ với mục đích nàng Oanh đừng làm ầm ĩ chuyện Bá trót lỡ dại nên gây ra thảm họa khó lường mà thôi.

Nhưng cái mà Bá không lường nổi là Nguyễn Văn Thiệu sau bao nhiêu năm tháng vật đổi sao dời, hoàn cảnh đổi thay, biến cố dồn dập, tưởng rằng khi lên đến tuyệt đỉnh danh vọng và quyền lực, Thiệu không còn tâm trí và thời gian để nhớ chuyện xưa, một mối tình qua đường với cô gái ở bến Sông Cầu xa lắc.

Thế mà Thiệu vẫn nhớ và Trần Văn Bá biết ngày tàn của mình đã tới, nhưng với bản chất xảo trá, ham danh lợi và quyền lực, Trần Văn Bá không thể bó tay ngồi chờ chuyện xảy ra mà phải lật ngược tình thế.

Thiệu đả hỏi thế tức là chưa biết mối quan hệ chết người giữa hắn và nàng Oanh ở bến Sông Cầu nên Bá còn hy vọng để lấp liếm. Thế là Bá tạm yên tâm, tìm cách nói cho qua chuyện với hy vọng trên cương vị Tổng thống, bây giờ Thiệu sẽ không tìm hiểu sâu chuyện này và nhanh chóng bỏ qua.

Suốt những ngày sau đó, Trần Văn Bá cuống cuồng lo tìm đủ mọi cách để che mắt Thiệu và để Thiệu không còn những ý nghĩ bất chợt về nàng Oanh bên bến sông Cầu.

Nhưng Bá đã lầm, câu hỏi của Nguyễn Văn Thiệu không phải một câu hỏi vu vơ. Thiệu cũng không bao giờ bỏ qua những nghi vấn trong đầu mình. Bằng quyền lực và nhiều tai mắt ở tại dinh tỉnh trưởng của Trần Văn Bá, ít lâu sau Thiệu đã biết tỏng mọi chuyện và nổi điên lên vì tay “đệ tử ruột” lại dám cả gan “phỗng tay trên” … đĩa mứt gừng của mình xơi lén.

Bằng nhiều lý do có cơ sở, Nguyễn Văn Thiệu đã lần lượt đánh cho Trần Văn Bá tơi tả và cuối cùng cách chức tỉnh trưởng Phú Yên của Trần Văn Bá khiến hắn ôm hận mà chẳng biết làm sao để rửa hờn, bởi kình địch và tình địch của Bá lại là…Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Cuối cùng Trần Văn Bá chỉ còn cách ngước cổ lên trời bắt chước Chu Du của Đông Ngô mà than ai oán rằng: “Trời đã sinh Bá tại sao còn sinh Thiệu”? Một câu hỏi thậm ngu!.

Đoạn kết của nàng Oanh ở bến sông Cầu

Sau khi Trần Văn Bá bị cách chức tỉnh trưởng Phú Yên, bị Nguyễn Văn Thiệu chơi cho thân bại danh liệt, công danh sự nghiệp, kể cả con đường binh nghiệp cũng tiêu vong thì nàng Oanh ở bến Sông Cầu không còn lý do gì để yêu sách nọ kia với Trần Văn Bá nữa.

Nguyễn Văn Thiệu hạ Trần Văn Bá vì tội dám trêu gan Tổng thống chứ chẳng phải vì mục đích muốn chiếm lại nàng Oanh ở bến Công Cầu.

Bởi lẽ, trong mắt Thiệu, nàng Oanh bây giờ không còn là nàng Oanh ngây thơ, trong sáng của ngày xưa lúc gạt lệ chia tay Thiếu tá Thiệu dưới bóng trăng huyền ảo nơi bến Sông Cầu lãng mạn, đầy tình tứ mà là một phụ nữ đã có con với một anh lính quèn, rồi còn sống “già nhân nghĩa non vợ chồng” với Trần Văn Bá - viên tỉnh trưởng thuộc quyền của mình. Kịch đã hạ màn thì vai diễn cũng chấm dứt.

Chỉ khổ cho nàng Oanh, không còn là bồ nhí của Trần Văn Bá, lại không thể nào nối lại tình xưa nghĩa cũ với Nguyễn Văn Thiệu, cuộc đời nàng Oanh đang sống trong nhung lụa bỗng chốc mất tất cả.

Về sau, nghe đâu nàng Oanh ở bến Sông Cầu lại lấy thêm một đời chồng nữa, đó là ông N.H.T, dân biểu chế độ cũ sống tại Phú Yên. Đến năm 1990, ông dân biểu này cùng nàng Oanh xuất cảnh sang Mỹ theo diện HO nhưng qua Mỹ rồi thì đường ai nấy đi. Từ đó nàng Oanh ở bến Sông Cầu cũng mất tăm, biệt dạng.
Theo PNTD