CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

“Lời thú tội thứ 2” của binh lính Ukraine trong vụ bắn hạ MH17

ANTĐ - Vừa qua, thông tin từ một người lính Ukraine cho biết rằng, chính tên lửa của quân đội Ukraine đã bắn hạ MH17. Đây là lần thứ 2 xuất hiện thông tin được cho là của quân chính phủ thừa nhận đã bắn rơi chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines.
    “Lời thú tội thứ 2” của binh lính Ukraine
    Ngày 18-12 vừa qua, xuất hiện thông tin một binh sĩ Ukraine thuộc một đội điều khiển tổ hợp tên lửa Buk của chính phủ Ukraine đã lần đầu tiên công khai làm chứng, nói rằng quả tên lửa đã bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia vào ngày 17-7 được vận hành bởi quân đội Ukraine chứ không phải là do quân ly khai bắn như nhận định ban đầu.

    Các tỷ phú Nga sẽ mang 'viện binh' về cứu Tổ quốc?

    ty phu Nga

    Cảnh báo đảo chính trong mùa xuân 2015 tại Ukraine

    dao chinh

    Thêm tình tiết sốc vụ máy bay MH17 rơi

    (Tin tức 24h) - Liên quan đến vụ máy bay MH17 rơi, mới đây một người lính thuộc quân đội Ukraine tiết lộ chính đội anh ta phóng tên lửa bắn hạ MH17.

    Ngầy 18/12, tờ GlobalResearch (thuộc Trung tâm nghiên cứu về Toàn cầu hóa) của Canada đã đăng tải bài viết trong đó đưa tin một binh sĩ Ukraine thuộc một đội điều khiển tổ hợp tên lửa BUK mà chính phủ Ukraine đã bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia vào ngày 17/7 đã lần đầu tiên công khai làm chứng, nói rằng tên lửa bắn đi được vận hành bởi quân đội Ukraine chứ không phải là do quân ly khai bắn như nhận định ban đầu. 
    Binh sĩ này cho biết thêm, anh ta và đồng đội đã cười lớn khi họ nghe tin Chính phủ nói rằng hệ thống tên lửa được điều khiển bởi quân ly khai đã bắn rơi máy bay.
    Một bản dịch Tiếng Anh của một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Nga của nhà báo điều tra  Micheal Collins thực hiện hôm 15/12 với người lính này được đăng tải trên trang web UkraineWar.info.
    Tổ hợp tên lửa BUK 312, được cho là vũ khí đã bắn hạ MH17.
    Tổ hợp tên lửa BUK 312, được cho là vũ khí đã bắn hạ MH17.

    Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

    Cảnh sát trưởng Indonesia: ‘Tôi biết điều gì đã xảy ra cho MH370’

    (TNO) Lại có thêm một bí ẩn mới liên quan đến vụ máy bay số hiệu MH370 mất tích, sau khi cảnh sát trưởng quốc gia Indonesia ngày 15.9 tuyên bố ông "biết điều gì đã xảy ra" cho chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

    Cảnh sát trưởng Indonesia: ‘Tôi biết điều gì đã xảy ra cho MH370’ - ảnh 1
    Cảnh sát trưởng quốc gia Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết ông bị sốc trước thông tin nói trên - Ảnh: AFP

    MH370 bị cướp quyền kiểm soát ngay từ đầu'

    TNO) Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị cướp quyền kiểm soát từ khi cất cánh đến lúc mất tích, Tổng Giám đốc hãng hàng không Emirates Airlines (Dubai) nhận định.

    'MH370 bị cướp quyền kiểm soát ngay từ đầu' - ảnh 1
    Tổng Giám đốc hãng hàng không Emirates Airlines Tim Clark - Ảnh: Reuters

    ‘Vụ MH370 mất tích đã bị bưng bít’

    (TNO) Một nhà văn nổi tiếng người Pháp, từng là lãnh đạo một hãng hàng không, lên tiếng khẳng định vụ chuyến bay số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích đã bị bưng bít, đồng thời cáo buộc Mỹ đã bắn hạ máy bay này gần đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.

    ‘Vụ MH370 mất tích đã bị bưng bít’ - ảnh 1Máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines - Ảnh: AFP

    Ông Putin họp báo quốc tế: “Chúng tôi tin chắc Nga sẽ vượt qua khó khăn”

    "Nga đang trải qua một giai đoạn khó khăn và Chính phủ cần đưa ra quyết định nhanh hơn. Chúng tôi tin chắc Nga sẽ vượt qua khó khăn".
    Ông Putin họp báo quốc tế: “Chúng tôi tin chắc Nga sẽ vượt qua khó khăn”
    Tổng thống Nga giải đáp các thắc mắc của các hãng truyền thông, báo chí.

    Obama: Mỹ sẵn sàng giảm nhẹ cấm vận Nga

    Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng Washington không có ý định áp đặt thêm cấm vận đối với Nga và sẽ tiếp tục xem xét và điều chỉnh lệnh cấm nhằm phù hợp với hành động của Nga.
    Hôm qua ngày 18/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố Washington không có ý định áp đặt lệnh cấm vận với với Nga và sẵn sàng dỡ bỏ nếu Moscow tuân theo hiệp ước Minsk,
    Tổng thống Obama sẵn sàng dỡ bỏ lệnh cấm vận nếu Nga chấp thuận yêu sách của Mỹ và châu Âu.

    Ấn Độ bán tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam

    (NLĐO)- Ấn Độ sẽ cung cấp tàu tuần tra hải quân cao tốc vỏ nhôm chuyên dụng cho Việt Nam.

    Đó là tuyên bố của Thiếu tướng hải quân Ấn Độ AK Verma - Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn đóng tàu Garden Reach Ship Engineering (GRSE) - hôm 18-12 tại New Delhi.
    India to Sell Warships to Vietnam, Increase Footprints in South China Sea
    Ảnh: GRSE

    Máy bay Mỹ đã bắn hạ MH370?

    Cựu lãnh đạo ngành hàng không đồng thời là học giả nổi tiếng người Pháp Marc Dugain ngày 18/12 cho biết: Đã có sự che giấu thông tin về sự mất tích bí ẩn của chiếc MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia, đưa đến khả năng máy bay có thể đã bị đột nhập và bắn hạ bởi quân đội Mỹ. 

    Trong bài viết 6 trang đăng tải trên tờ Paris Match, ông Dugain nói rằng MH370 rơi gần Diego Garcia, một hòn đảo của Anh ở ngoài khơi Ấn Độ Dương, đồng thời cũng là căn cứ không quân, do thám chiến lược của quân đội Mỹ. Giả thuyết mới nhất này có đầy đủ các yếu tố của một thiên tiểu thuyết trinh thám và lập tức thu hút chú ý của dư luận.

    Có quá nhiều thông tin gây nghi ngờ về sự mất tích bí ẩn của MH370. Ảnh: AFP

    Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

    Ngoại trưởng Lavrov: 'Nga sẽ không sáp nhập miền Đông Ukraine'

    (PLO) - Sẽ không có chuyện Moscow giải quyết cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine như ở bán đảo Crimea.
    Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 17.12: Chuyện độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là “vấn đề do người Ukraine quyết định”.
     Ông Larov khẳng định vấn đề miền Đông Ukraine khác với vụ Crimea

    Thế giới sẽ tận thế nếu Putin và Obama không 'rã băng'?

    Cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev cảnh báo về nguy cơ ngày tận thế nếu Barack Obama và Vladimir Putin không nhanh chóng "rã đông" mối quan hệ băng giá của họ.
    Nga, Mỹ, Ukraina, Putin, Obama, Gorbachev
    Ảnh: wordpress

    Putin thở phào khi rúp ngừng giảm

    Ngay trước cuộc họp báo cuối năm của Tổng thống Nga Putin, giá dầu tăng cao hơn và hàng loạt biện pháp mạnh tay của Kremlin để vực dậy các ngân hàng đã chặn đứng được đà giảm giá của đồng rúp.
    Nga, Putin, giá dầu
    Ảnh: Getty Images

    'Trung Quốc đau đớn': Vai trò của ông Tập Cận Bình

     Liên tục có những chỉ đạo về vai trò đổi mới trong phát triển kinh tế Trung Quốc là điều dễ nhận thấy ở ông Tập Cận Bình thời gian qua.

    Quyết tâm của ông Tập
    Trên nhiều diễn đàn trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhấn mạnh về: “sự bình thường mới” (new normal) của kinh tế Trung Quốc, khi nền kinh tế này chỉ tăng trưởng với tốc độ tương đối cao thay vì tăng trưởng siêu cao.
    Vừa qua, trong chuyến đi thị sát tỉnh Giang Tô, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  tiếp tục thể hiện sự quyết tâm này qua từng chỉ đạo cụ thể.

    Đức cùng phương tây dốc sức nối lại Dòng chảy Phương Nam

    Dự án Dòng chảy Phương Nam mặc dù đã bị Nga hủy bỏ, nhưng mới đây, Đức bày tỏ ý kiến đồng tình trong việc khôi phục dự án khi đốt này.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tỏ ý ủng hộ Bulgaria vào ngày 15/12 trong nỗ lực đàm phán của nước này với Nga về đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Nam sau khi Moscow đã hủy bỏ dự án vào đầu tháng này và chọn Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đặt đường ống mới.
    “Chúng tôi cần xem xét mọi vấn đề về pháp lý quanh dự án Dòng chảy Phương Nam và tận dụng chúng để đẩy mạnh quá trình trao đổi đối với Nga”, bà Merkel cho biết sau khi đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ở Berlin.
    Bà còn nói thêm rằng, các hợp đồng giữa các bên đều đã được chấp thuận và điều quan trọng lúc này là cả hai bên phải là những đối tác tin cậy.
    Sau cuộc hội đàm, ông Borisov nói ông tin vấn đề có thể được giải quyết và ông hi vọng sẽ nhận được phản hồi từ phía Brussels về đường ống khí đốt. Các nước khác cũng được lợi từ Dòng chảy Phương Nam, bao gồm Serbia và Hungary, cũng muốn khôi phục dự án.
    Dự án Dòng chảy Phương Nam vốn sẽ cung cấp 63 triệu mét khối khí đốt mỗi năm cho Châu Âu. Quyết định hủy bỏ dự án của Tổng thống Nga Putin và hợp tác với thành viên không thuộc EU là Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi các nước phương Tây áp dụng lệnh cấm vận kinh tế đối với Nga do những hành động tại Ukraine.
    Phản ứng ngược xuôi của EU

    NATO 'hở đuôi cáo' sau khi cáo buộc Nga

    Lầu Năm Góc vừa lên tiếng thừa nhận việc gia tăng các chuyến bay quân sự áp sát không phận Nga sau khi Moskva cáo buộc về hoạt động ‘mờ ám’ này.

    Hãng RIA Novosti ngày 16/12, dẫn lời người phát ngôn của Lầu Năm Góc cho biết: “Chúng tôi đã thực thi một số biện pháp để chứng minh tinh thần đoàn kết của Mỹ đối với các đồng minh NATO, bao gồm cả việc tăng cường sự hiện diện quân sự trên không, đất liền và trên biên trong khu vực, cũng như mở rộng các kế hoạch tập trận”.
    Lý giải về việc tăng cường hoạt động của không quân NATO gần biên giới Nga, đại diện của Lầu Năm Góc nhấn mạnh: “Đây là cam kết đối với an ninh tập thể của NATO, nhằm duy trì nền hòa bình lâu dài và ổn định trong khu vực, nhất là trong bối cảnh về sự can thiệp của Nga vào Ukraine”.
    Hai chiếc tiêm kích F-15C của Mỹ
    Hai chiếc tiêm kích F-15C của Mỹ

    Bắn rơi MH17 có thể là vụ 'giết người có chủ đích'

    Hai cựu đại tá không quân Nga bác khả năng MH17 bị bắn hạ vì nhầm với chuyên cơ Tổng thống Nga nhưng vẫn cho rằng Ukraine phải chịu trách nhiệm.

    Giả thuyết MH17 bị bắn nhầm do giống chuyên cơ Tổng thống Nga
    Ngay sau khi MH17 bị rơi ngày 17-7, chính quyền Kiev và phương Tây đã tuyên bố là chiếc máy bay đã bị bắn bởi hệ thống phòng không tầm trung Buk của quân ly khai do Nga cung cấp. Còn Nga và phe ly khai Donbass quy kết vụ thảm sát này do chính quân đội Ukraine tiến hành
    Lực lượng ly khai Donetsk bác bỏ khả năng này bởi họ không có vũ khí bắn hạ chiếc máy bay trên độ cao 10.000m. Kể cả lực lượng ly khai Donetsk có được Nga cũng cấp các hệ thống Buk thì họ cũng không đủ khả năng vận hành các tổ hợp phức tạp này.

    Nga - Mỹ bước vào cuộc đấu tàn khốc, quyết định...

    (Quan hệ quốc tế) - Đây là giai đoạn quyết định đối với Moscow. Sự đối đầu giữa Nga-Mỹ sẽ tiếp tục căng thẳng hơn.

    Bất chấp khó khăn, uy tín của ông Putin vẫn tăng vùn vụt
    Ngày hôm nay - 18/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ trực tiếp trả lời câu hỏi của hơn 1200 nhà báo trong và ngoài nước. Cuộc họp báo thường niên lần thứ 10 của ông Putin là sự kiện trọng đại, là sự mong đợi của đại diện các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như các độc giả, khán giả ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
    Cuộc họp báo này diễn ra trong bối cảnh uy tín cá nhân của ông Putin đang tăng lên vùn vụt nhưng đất nước Nga đang lâm vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết bởi lệnh cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga, khiến cho đồng Rúp mất giá trầm trọng, nền kinh tế Nga đang tuột dốc.
    Ngày 16-12 vừa qua, Báo cáo nghiên cứu xã hội học của quỹ Công luận cho hay, Tổng thống Vladimir Putin một lần nữa được người Nga bình chọn là “Nhân vật của năm” 2014 và đây là lần thứ 15 ông dẫn đầu bản danh sách này kể từ khi được biết tới trên chính trường Nga với cương vị Thủ tướng vào năm 1999.

    Nhìn lại 116 năm quan hệ Mỹ - Cuba

    Mỹ và Cuba đã tuyên bố kế hoạch bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế, đánh dấu mốc lịch sử chấm dứt mối quan hệ căng thẳng trong hơn nửa thế kỉ.

    Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng điểm lại lịch sử 116 năm quan hệ hai nước.

    Chiến hạm Mỹ USS Maine neo ở cảng Havana của Cuba năm 1897, vào thời điểm Cuba đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha để giành độc lập. Vụ đắm tàu USS Maine vào năm 1898 đã châm ngòi cho cuộc chiến Tây Ban Nha - Mỹ, dẫn đến việc Mỹ nắm quyền kiểm soát Cuba. 

    ‘Ngoại giao bí mật’ Mỹ - Cuba: Chuyện giờ mới kể

    Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba đã mở ra chương mới cho quan hệ giữa hai nước. Ở đó, người ta thấy được vai trò quan trọng của “ngoại giao bí mật”.

    Ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống năm 2012, ông Barack Obama đã triệu hồi các cố vấn cấp cao và mở hàng loạt các cuộc trao đổi. Tại đó, ông yêu cầu dàn phụ tá “suy nghĩ lớn” về nghị trình nhiệm kì 2. Một nội dung quan trọng được xác định là khả năng khởi động các quan hệ mới với các nước được xem là cựu thù, ví như Iran và Cuba. 2 năm sau, quan hệ giữa Washington với Tehran và Havana đã có được những tiến triển với những nỗ lực “ngoại giao bí mật” không biết mệt mỏi theo cùng một cách thức.

    Ông Alan Gross và vợ tại cuộc họp báo ở Washington hôm 17/12 sau khi được trả tự do. Ảnh: AP

    Hãy để người Nga là người Nga!

    Trong một bài bình luận nổi tiếng có tiêu đề “The Sources of Soviet Conduct” được xuất bản năm 1947, George F. Kennan, một nhà ngoại giao, cố vấn, khoa học chính trị và lịch sử Mỹ lập luận rằng sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ là hầu như không thể lay chuyển, nó bắt nguồn không chỉ từ một cuộc xung đột cổ điển về lợi ích giữa các cường quốc, mà còn từ chủ nghĩa quốc gia sâu thẳm và sự bất an. 

    Theo ông Shlomo Ben-Ami, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Israeli và hiện là Phó Chủ tịch Trung tâm Quốc tế vì Hòa Bình Toledo, cuộc xung đột hiện nay giữa Nga và phương Tây cũng có thể nhận định tương tự như vậy: Xét về nguồn gốc, đó là một vụ xung đột giữa các giá trị được cho là phổ quát của phương Tây và sự đấu tranh của Nga cho một bản sắc riêng biệt.

    Cuộc đấu tranh của một quốc gia vì bản sắc có thể định hình hành vi chiến lược của họ. Các đặc tính truyền giáo về nền văn minh của Mỹ giúp giải thích hành vi của Washington như là một cường quốc toàn cầu. Sự hồi sinh của chủ nghĩa Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc được hoàn thành bởi một nền văn minh cổ đại nhưng đang bị choáng ngợp bởi những thách thức của thời hiện đại. Và sự nhấn mạnh của Israel về bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn đối với nền hòa bình của người Palestine.

    Tổng thống Nga Putin. Ảnh: RIA Novosti

    Ai thua nếu kinh tế Nga sụp đổ?

    HNMO) – Chẳng có ai giành thắng lợi nếu nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái.

    Một phân tích trên trang CNN cho rằng, các đối tác thương mại của Nga, bao gồm cả các quốc gia và doanh nghiệp, đang theo dõi chặt chẽ tình hình giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga.

    Nền kinh tế Nga đã lao dốc trước sự tụt giảm của giá dầu và các biện pháp trừng phạt quốc tế.

    Đồng rúp đã rơi tự do và hiện đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của các công ty toàn cầu có mối quan hệ hợp tác với Nga.

    Dưới đây là những “nạn nhân” chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự suy thoái kinh tế của Nga:

    Nga công bố kế hoạch cứu đồng rúp

    (HNMO) - Nga đang có kế hoạch áp dụng các biện pháp mới để ổn định đồng rúp, cố gắng ngăn chặn sự mất giá gần đây của đồng tiền này so với đồng USD.

    Hãng tin BBC dẫn nguồn từ ngân hàng trung ương Nga cho biết, nếu cần thiết, ngân hàng này sẽ bơm thêm tiền cho các ngân hàng và công ty tài chính của Nga.

    Đồng rúp đã tăng trở lại sau khi rơi xuống mức thấp hôm 16/12, dẫu rằng các giao dịch vẫn còn dè dặt và không chắc chắn.

    Thông báo từ phía ngân hàng trung ương Nga đã giúp đồng rúp lấy lại được hơn 10% giá trị so với đồng USD. 1 USD giờ đổi được 62 rúp, ít hơn nhiều so với mức thấp kỷ lục 79 rúp “ăn” 1 USD hôm 16/12.

    Nga cũng cho biết nước này sẽ tổ chức nhiều phiên đấu giá ngoại hối nếu cần thiết.

    "Những biện pháp này nhằm giúp cân bằng cung và cầu trên thị trường ngoại hối, vốn sẽ giúp ổn định tỷ giá đồng rúp một cách nhanh chóng hơn", Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Ksenia Yudayeva nói.

    Đồng rúp bị mất giá bởi những lo ngại về nền kinh tế Nga, vốn đang bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá dầu và các biện pháp trừng phạt quốc tế.

    Quyết định của Nga trong việc tăng lãi suất lên 17% hôm 16/12 cũng không giúp ngăn chặn được sự trượt giá của đồng tiền. Tình hình này đã buộc Bộ Tài chính Nga thông báo, cơ quan này đang can thiệp vào thị trường và đồng tiền nước này đã bị "đánh giá thấp". Cơ quan này cũng công bố chi tiết về số tiền đã chi để can thiệp là gần 2 tỷ USD hôm 15/12.
     

    Nga điều đoàn xe viện trợ thứ 10 tới Ukraine

    (HNMO) – Sáng nay, 18/12, một đoàn xe viện trợ của Nga đã khởi hành từ thị trấn Noginsk, ngoại ô Moscow, tới vùng Rostov.

    Theo hãng tin Itar Tass, đoàn xe gồm 35 xe tải đã xuất phát lúc 6h sáng nay, giờ Moscow, chở theo thực phẩm, quà năm mới tới cho các cư dân vùng Donetsk và Lugansk.

    Đoàn xe viện trợ thứ mười này sẽ dừng chân ở vùng Rostov, nơi các xe tải từ các vùng khác của Nga được hi vọng sẽ cùng tụ họp với đoàn xe đến từ Noginsk.
     

    “Tổng cộng 150 xe tải sẽ chở theo 1.500 tấn hàng viện trợ gồm thực phẩm, thuốc, các sản phẩm xây dựng và quà năm mới”, ông Alexander Drobyshevsky, phát ngôn viên Bộ tình trạng khẩn cấp của Nga cho biết.

    Ông cho biết, đoàn xe này sẽ lên đường tới Donbass khi đã sẵn sàng.

    Bắt đầu từ trung tuần tháng 8, chín đoàn xe của Nga đã tới Donbass, mang theo khoảng 12.000 tấn hàng viện trợ nhân đạo.

    Để ngăn khủng hoảng tài chính toàn diện, phương Tây nên giúp Nga

    (GDVN) - Để ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện, các nhà lãnh đạo phương Tây không thể không giúp đỡ Tổng thống Vladimir Putin, Globe and Mail viết.
    Phương Tây nên giúp Nga giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Nga thay vì vui mừng hay khiêu khích họ, tờ Globe and Mail nhận định trong bài viết đăng tải ngày 18/12.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ trong chuyến tham dự hội nghị APEC 2014 ở Trung Quốc. 

    Báo Anh: Nga sụp đổ là mối nguy với phương Tây

    (Kiến Thức) - Tờ Guardian cho rằng, các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể sẽ khiến nền kinh tế Nga sụp đổ nhưng cũng dẫn tới mối nguy cho phương Tây.

    Giống như một con tàu không người lái đang dần hết nhiên liệu và đang vật lộn với bão tố băng giá, nền kinh tế Nga trông như thể nó đang hướng tới sự sụp đổ.

    Tất cả các biểu đồ - tỷ giá đồng Rúp/USD, sự sụt giảm trong GDP, lãi suất ngân hàng, giá dầu – giống như một tảng băng trôi sẵn sàng đâm vào chiếc tàu nền kinh tế Nga. Câu hỏi duy nhất là chiếc tàu này có thể tồn tại được bao lâu.

    Đồng Rub liên tục mất giá.

    Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

    Thế giới 24h: Nga đột ngột nâng lãi suất lên 17%, Mỹ mất 35 tỷ USD

    BizLIVE - Nga đột ngột nâng lãi suất, tỷ phú Ấn Độ mua tòa nhà trụ sở Bộ Quốc phòng Anh và Mỹ mất 35 tỷ USD vì giá dầu giảm là 3 trong số nhiều đề tài làm nóng mặt báo quốc tế 24h qua.

    Thế giới 24h: Nga đột ngột nâng lãi suất lên 17%, Mỹ mất 35 tỷ USD
    Ảnh minh họa.

    Moscow muốn khu vực phe ly khai kiểm soát vẫn thuộc Ukraine

    BizLIVE - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow muốn một số vùng ở phía đông Ukraine mà phiến quân ly khai kiểm soát vẫn thuộc chủ quyền của Ukraine.

    Moscow muốn khu vực phe ly khai kiểm soát vẫn thuộc Ukraine
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavro

    Tướng Philippines: 'Trung Quốc đang gây hại cho toàn thế giới'

    (TNO) Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang khẳng định những hoạt động mà Trung Quốc đang thực thi ở biển Đông đang gây hại cho thế giới và cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng vì điều này.

    Tướng Philippines: 'Trung Quốc đang gây hại cho toàn thế giới' - ảnh 1Hình ảnh Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang trong buổi trả lời phỏng vấn đài NHK (Nhật Bản)

    Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

    Liên Hợp Quốc: Các tiểu đoàn tình nguyện Kiev vi phạm nhân quyền có hệ thống

    Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo thứ 2 trong đó cáo buộc, các tiểu đoàn tình nguyện dưới sự kiểm soát của Kiev, cũng như các cơ quan an ninh Ukraine đã vi phạm nhân quyền thường xuyên và có hệ thống tại miền Đông nước này - nơi gần 5.000 người đã thiệt mạng vì chiến sự ác liệt kéo dài suốt 9 tháng qua.

    "Hầu hết các hành vi vi phạm nhân quyền (tại miền Đông Ukraine) là do một số tiểu đoàn tình nguyện ủng hộ chính quyền Kiev hoặc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) gây ra. Trưởng văn phòng công tố quân sự Ukraine đã không thực hiện các bước để điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật nhân đạo quốc tế ở miền Đông nước này", bản báo cáo thứ 8 của Sứ mệnh giám sát thuộc Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) liên quan đến tình hình ở Ukraine nhấn mạnh.
    Tiểu đoàn tình nguyện Dnepr-1 cũng bị Liên Hợp Quốc liệt kê trong danh sách vi phạm nhân quyền ở miền Đông Ukraine.

    Vì sao lính Cossack chiến đấu chống lại Kiev ở miền đông?

    (Kiến Thức) - Lính Cossack chiến đấu chống lại Quân đội Ukraine ở miền đông vì nhiều lý do, bao gồm cả đức tin và lịch sử.

    Những người Cossack tự trang bị vũ khí cho mình này là ai? Họ cảm thấy như thế nào? Họ nghĩ gì? Những câu hỏi này đã thôi thúc tôi viết về những con người anh hùng đứng lên bảo vệ Donbas - quê hương của họ.

    Ông Valentin Ivanovich, hay nói ngắn là Ivanych như những người lính ly khai khác hay gọi, là một thủ lĩnh người Cossack của Quân đội Don, tiểu đoàn Kalmius. Tiểu đoàn này đã chiến đấu ở Slavyansk, Ilovaisk và Saur-Mohyla. Những người Cossack này đang đóng quân ở sân bay Donetsk.