CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Đức cùng phương tây dốc sức nối lại Dòng chảy Phương Nam

Dự án Dòng chảy Phương Nam mặc dù đã bị Nga hủy bỏ, nhưng mới đây, Đức bày tỏ ý kiến đồng tình trong việc khôi phục dự án khi đốt này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tỏ ý ủng hộ Bulgaria vào ngày 15/12 trong nỗ lực đàm phán của nước này với Nga về đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Nam sau khi Moscow đã hủy bỏ dự án vào đầu tháng này và chọn Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đặt đường ống mới.
“Chúng tôi cần xem xét mọi vấn đề về pháp lý quanh dự án Dòng chảy Phương Nam và tận dụng chúng để đẩy mạnh quá trình trao đổi đối với Nga”, bà Merkel cho biết sau khi đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ở Berlin.
Bà còn nói thêm rằng, các hợp đồng giữa các bên đều đã được chấp thuận và điều quan trọng lúc này là cả hai bên phải là những đối tác tin cậy.
Sau cuộc hội đàm, ông Borisov nói ông tin vấn đề có thể được giải quyết và ông hi vọng sẽ nhận được phản hồi từ phía Brussels về đường ống khí đốt. Các nước khác cũng được lợi từ Dòng chảy Phương Nam, bao gồm Serbia và Hungary, cũng muốn khôi phục dự án.
Dự án Dòng chảy Phương Nam vốn sẽ cung cấp 63 triệu mét khối khí đốt mỗi năm cho Châu Âu. Quyết định hủy bỏ dự án của Tổng thống Nga Putin và hợp tác với thành viên không thuộc EU là Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi các nước phương Tây áp dụng lệnh cấm vận kinh tế đối với Nga do những hành động tại Ukraine.
Phản ứng ngược xuôi của EU

Liên quan đến dự án khí đốt Dòng chảy Phương Nam, trước đó EU đã tạo nhiều sức ép buộc Nga phải đình chỉ dự án Dòng chảy phương Nam vì không muốn phụ thuộc vào Nga hoàn toàn.
Nhưng sau tuyên bố rắn và hành động thật của ông Putin, EU lại hốt hoảng. Cao Ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini hôm 2/12 cho biết, Liên minh châu Âu sẽ vẫn tiến hành các cuộc đối thoại về dự án xây dựng đường ống Dòng chảy phương Nam, dẫn khí đốt từ Nga sang Trung và Nam Âu qua Biển Đen.
“Quyết định của EU về dự án “Dòng chảy phương Nam” không thay đổi.  Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ điều gì tiến hành trên lãnh thổ EU và với các đối tác EU phải tôn trọng những qui tắc của EU và điều này hoàn toàn có hiệu lực với dự án Dòng chảy phương Nam.
Tuy nhiên quyết định của Nga đưa ra cho thấy chúng ta không chỉ khẩn cấp đa dạng hóa các tuyến đường cung cấp mà còn phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng cho châu Âu”, bà Mogherini khẳng định.
Ba ngày sau tuyên bố của Nga, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu, dự án Dòng chảy Phương Nam của Nga có thể được tiến hành trở lại sau cuộc gặp mặt với Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov.
Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo tại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 1/12, tuyên bố hủy bỏ dự án Dòng chảy phương Nam. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo tại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 1/12, tuyên bố hủy bỏ dự án Dòng chảy phương Nam. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Borisov cũng có cùng chung quan điểm: “Chúng tôi ủng hộ dự án Dòng chảy Phương nam. Chúng tôi muốn đường ống của dự án được xây dựng mà vẫn tuân theo những quy định do EU đặt ra”.
Ông Borisov lí giải nguyên nhân Bulgaria cương quyết theo đuổi dự án hợp tác khí đốt này với Nga bởi họ có thể bị mất đến 750 triệu USD/năm do dự án vận chuyển khí đốt bị ngừng lại.
Không chỉ Bulgaria, ngày 4/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã khẳng định lại lập trường ủng hộ dự án Dòng chảy phương Nam ngay sau khi Quốc hội Hungary thông qua quyết định được xem là "bật đèn xanh" cho việc xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các, ông Orban nói rõ hệ thống đường ống nói trên - vận chuyển khí đốt từ vùng Siberia (Nga) sang EU không qua Ukraine - là yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho Hungary.
Ông Orban khẳng định Chính phủ Hungary ủng hộ bất kỳ dự án nào mang lại các nguồn cung năng lượng; đồng thời tuyên bố Hungary cần một hệ thống đường ống dẫn khí đốt khác vì nếu xảy ra rắc rối (về trung chuyển) ở Ukraine, dòng chảy khí đốt vẫn phải dẫn đến đất nước ông.
Thổ Nhĩ Kỳ được lợi?
Kế hoạch mới mà Nga đưa ra để thay thế cho kế hoạch bị hủy là sẽ xây dựng một đường ông dẫn ngầm dưới biển tới Thổ Nhĩ Kỹ, kết nối với một trung tâm khí đốt ở rìa phía Đông Nam của châu Âu trên biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp, nhằm cung cấp khí đốt cho Nam Âu.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận xây dựng một tuyến đường ống ngầm dưới Biển Đen nối liền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để có thể vận chuyển khí đốt với mức giá giảm 6%.
Dòng chảy phương Nam được thay thế bằng
Dòng chảy phương Nam được thay thế bằng "dòng chảy" tới Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Bloomberg, Nga phải đồng ý giảm giá 6 % cho nguồn khí đốt hiện nay cho Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ làm Gazprom tiêu tốn 700 triệu USD một năm. Vladimir Milov, cựu thứ trưởng năng lượng Nga, bày tỏ e ngại về dự định xây đường ống mới để phục vụ cho Thổ Nhĩ Kỳ của ông Putin
"Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã mong muốn trở thành trung tâm của các dòng vận chuyển khí đốt từ Nga, và bây giờ Ankara đã có cơ hội. Trong thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ luôn muốn giữ vai trò bán lại khí đốt. Họ nghĩ rằng "chúng tôi mua khí đốt của Nga đi qua đất chúng tôi và rồi bán lại cho châu Âu", ông nói.
Đường ống dẫn khí đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tận dụng các cơ sở hạ tầng đã được xây dựng cho Dòng chảy Phương Nam và vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng theo một con đường gián tiếp.
Theo giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller, công suất của đường ống sẽ là 63 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, tương đương với công suất mục tiêu của South Stream. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua 14 tỷ mét khối đó, và chuyển phần còn lại cho các nước vùng Balkans.
Quang Hưng (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét