CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Sự thật về người lính “Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam”



Trưa 27/4, sau khi đăng bài xung quanh câu chuyện khó tin ‘đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở VN’, PV Tiền Phong tiếp tục xác minh các nguồn tin chính thức từ các cơ quan, tổ chức của Mỹ.


Sau khi được trực tiếp tiếp cận nhiều đoạn trong bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim Michael Jorgensen bắt đầu khởi chiếu chính thức từ ngày 30/4 ở Mỹ và Canada như báo chí hai nước này đã đưa tin, PV Tiền Phong nhận thấy nhiều chi tiết chưa có bằng chứng xác thực, mặc dù đạo diễn đã cố tình chứng tỏ điều đó.
Người đàn ông Pháp (trái) tự nhận mình là cựu binh Robertson?.
Hình ảnh về cựu binh Robertson trong phim không rõ ràng và báo chí Mỹ, Canada cũng chưa được cung cấp hình ảnh chính thức nào về Robertson và cuộc sống của ông hiện nay ở Việt Nam nếu nhân vật này có thật.
Mặc dù đang trong kỳ nghỉ cuối tuần, nhưng thông tin ban đầu cho biết nhiều khả năng chính nhà làm phim Michael Jorgensen cũng bị lừa hoặc “cố tình” (?) và các đầu mối thông tin từ Việt Nam đều cho thấy việc một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tưởng đã chết, nhưng đang sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam mà không ai biết trong chừng ấy năm là không tưởng.
Cựu binh Robertson năm 1966 được xác nhận là đã chết năm 1968 sau khi máy bay bị bắn rơi.
Hoạt động tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là hoạt động nhân đạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Đại diện Chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần cảm ơn và đánh giá cao chính sách nhân đạo, thiện chí và sự hợp tác tích cực, sự giúp đỡ ngày càng hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Quan chức cấp cao Việt Nam cũng luôn khẳng định chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh và Việt Nam tiếp tục hợp tác với phía Hoa Kỳ trong nỗ lực tìm kiếm.
Một số cựu binh Mỹ đang làm việc ở Việt Nam cũng cho rằng việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ nên việc một cựu binh Mỹ sống suốt 45 ở vùng núi Việt Nam mà không ai biết là không có cơ sở.
Đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, đây là chuyện không đáng tin và sau kỳ nghỉ sẽ có Thông cáo báo chí chính thức về sự việc này.
Trên các diễn đàn mạng của cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, câu chuyện về cựu binh Robertson từng được bàn tán khá nhiều. Trên trang http://www.macvsog.cc, một số cựu binh khẳng định thông tin về cựu binh Robertson, tử nạn do máy bay bị bắn rơi ở biên giới Lào năm 1968, hiện còn sống là không đúng sự thật.
Người được cho là cựu binh Robertson vẫn còn sống thực ra là một người Pháp lấy vợ Việt Nam tại Cămpuchia (bìa trái).
Bức ảnh chụp cựu binh Robertson thực ra là một người Pháp sống nhiều năm ở Cămpuchia, lấy vợ Việt Nam và có vài người con. Cũng theo thông tin trên trang http://www.macvsog.cc, chính người đàn ông Pháp này đã cố tình lừa cựu binh Tom Faunce, và ông này đã đến kể câu chuyện (bị lừa) với nhà làm phim Jorgensen.
Trên diễn đàn của trang military.com, các cựu binh Mỹ cũng đưa ra nhiều dẫn chứng cho biết đây là câu chuyện không có thật và người tự nhận mình là cựu binh Robertson thực ra là một người Pháp có vợ Việt Nam.
Đây là những thông tin ban đầu mà PV Tiền Phong xác minh được, thông tin chính thức sẽ được Đại sứ quán Mỹ, một số tổ chức cựu binh Mỹ tại Việt Nam… cung cấp trong thời gian tới.
Các tài liệu cho biết cựu binh Robertson cùng phi công Việt Nam và một vài người khác có mặt trên chiếc trực thăng King Bee CH34 cất cánh từ sân bay Phú Bài đã bị trúng đạn và lao thẳng xuống rừng cây ở thung lũng A Shau (Lào) ngày 20/5/1968 và được xác nhận đã chết.
(BTP)

Lỗ hổng thời gian’ và những vụ mất tích bí ẩn



Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.
Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.
Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Phát hiện chấn động: Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở vùng núi Việt Nam?



Nước Mỹ đang bị sốc trước thông tin cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam John Hartley Robertson, người được cho là đã chết năm 1968, vừa được phát hiện vẫn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.
Bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim nổi tiếng Michael Jorgensen chính thức công chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada, nhưng trong những ngày qua đã bắt đầu gây sốc.
John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966.
John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966.
Theo thông tin trên báo chí Mỹ, Canada, nhà làm phim Michael Jorgenson phát hiện cựu binh Robertson, năm nay đã 76 tuổi, đang sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Robertson sinh tại Alabama, gia nhập lực lượng Mũ nồi xanh Mỹ và máy bay của anh bị bắn rơi tại vùng biên giới Lào năm 1968. Theo nhà làm phim Jorgenson và các đoạn phim rò rỉ với báo chí, cựu binh Robertson do sống quá lâu ở vùng núi Việt Nam nên không thể nói được tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ ngày sinh của mình, nhớ tên vợ con mình ở Mỹ.
Trong phim, cựu binh Robertson cho biết ông bị bộ đội Việt Nam bắt giữ sau khi máy bay rơi, rồi được trả tự do và kết hôn, có con với nữ y tá người Việt đã chăm sóc mình.
Chuyện khó tin
Bộ phim tài liệu Unclaimed bắt đầu với câu chuyện một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là Tom Faunce, trong chuyến cứu trợ thiên tai tới Đông Nam Á cách đây nhiều năm (2008) đã tình cờ phát hiện ra Robertson.
Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam.
Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam.
Phát biểu trên báo chí Canada, nhà làm phim Jorgenson thừa nhận chính mình cũng hoài nghi khi cựu binh Tom Faunce năm 2012 tìm đến gặp mình và kể câu chuyện tình cờ gặp một cựu binh Mỹ khác tưởng đã chết, nhưng hiện vẫn còn sống ở Việt Nam là Robertson.
Tuy nhiên, nhà làm phim này đã tin sau khi trực tiếp sang Việt Nam để gặp người được cho là cựu binh Robertson và hi vọng có thể giúp Robertson tái ngộ với gia đình mình tại Mỹ.
Nhà làm phim cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, quân đội Mỹ, người thân của cựu binh Robertson tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy nhất là xét nghiệm DNA với con của Robertson thì vẫn chưa thực hiện được.
Theo cựu binh Tom Faunce, Robertson năm 2010 đã được lấy dấu vân tay tại Đại sứ quán Mỹ, nhưng điều này chưa đủ để chứng minh người này là John Hartley Robertson và cũng không thể bác bỏ.
Bộ phim tài liệu cung cấp những thước phim xúc động về nơi sinh của Robertson, cảnh một người lính Mỹ từng được Robertson huấn luyện năm 1960 vừa gặp lại ông tại Việt Nam và khẳng định đây đích thị là Robertson. Phim cũng chiếu cảnh về cuộc gặp đầy nước mắt giữa người chị gái duy nhất còn sống của Robertson là bà Jean Robertson-Holly, 80 tuổi. Cuộc hội ngộ diễn ra tháng 12/2012.
“Bà Jean nói … ‘Không có thắc mắc nào. Tôi chắc chắn đó là nó trên video, khi tôi ôm ghì đầu nó và nhìn vào mắt nó tôi không còn nghi ngờ gì về việc nó là em trai mình”, đạo diễn Jorgensen kể với báo chí.
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Kiểm chứng
Cũng theo đạo diễn việc xét nghiệm DNA giữa Robertson với bà Jean là không cần thiết vì bà khẳng định chắc chắn đó là em trai mình. Việc xét nghiệm DNA của Robertson với vợ và hai con ở Mỹ đã được đề nghị. Vợ con của Robertson đã đồng ý nhưng gần đây lại đột nhiên từ chối. Theo giải thích của nhà làm phim thì do ám ảnh chiến tranh và sự việc trôi qua quá lâu có thể hai con gái của Robertson nhất thời chưa muốn biết về người cha của mình.
Hugh Tran, sỹ quan cấp cao cảnh sát Mỹ gốc Việt ở Edmonton, đã tháp tùng nhà làm phim Jorgensen và cựu binh Tom Faunce sang Việt Nam gặp cựu binh Robertson để làm phiên dịch. Theo Hugh Tran, cựu binh Robertson nói giọng như một người Việt bản địa, không có dấu hiệu nào của một người Mỹ qua giọng nói. “Để nói với các bạn sự thật, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi tin tới 90% rằng ông ấy là cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”, ông Tran chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tran thừa nhận mình vẫn còn một chút hoài nghi.
Theo bộ phim, cựu binh Robertson đang sống ở Việt Nam và không muốn rời đi, ông chỉ có một ước nguyện được gặp gia đình Mỹ một lần trước khi chết.
(BTP)

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Báo HongKong: Các láng giềng chẳng còn ai tin Trung Quốc



(04:39 23/04/2013) Mặc dù Trung Quốc không ngừng khẳng định nước này lớn mạnh một cách hòa bình, sự thiếu tin tưởng vào ý đồ của Bắc Kinh đã đẩy các nước láng giềng của nước này tới một con đường chung, bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (HongKong) bình luận.


Các nước láng giềng của Trung Quốc đã kín đáo nhưng cũng rất tích cực hợp tác để giải quyết những thách thức từ sự vươn lên của “người khổng lồ châu Á” này. Điều đó được thể hiện qua việc không chỉ một quốc gia láng giềng nào đó của Trung Quốc tiến gần hơn với nước Mỹ mà còn thể hiện ở chỗ các quốc gia láng giềng lớn nhỏ quanh Trung Quốc bất chợt nhận ra lợi ích chung mặc dù chính họ vẫn chưa hết e dè với nhau.
Quân đội Mỹ và Philippines tập trận chung.

Sự e dè có vẻ đã được xóa bỏ khi có thông tin từ Tokyo rằng vào tháng tới, các quan chức Nhật Bản và Việt Nam sẽ nhóm họp tại Hà Nội để chính thức thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải.

Theo dự đoán của Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, chương trình nghị sự giữa hai bên không chỉ là về vấn đề Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển năng lực canh gác bờ biển và giám sát hàng hải ra sao mà còn về việc chia sẻ kinh nghiệm xử lí với các hành động của một Trung Quốc “hung hăng” trên biển.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cũng cho biết, Tokyo đã liên lạc với Manila để tiến hành một chương trình làm việc giống như với Hà Nội và bản thân Philippines cũng đang tìm đến với Việt Nam. Indonesia cũng tỏ ra tích cực hợp tác về vấn đề hàng hải vượt ra ngoài khung hành động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trước đây Philippines và Việt Nam không “thân thiết” lắm với nhau nhưng các cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đã đẩy hai nước xích lại gần nhau.

“Chúng tôi ghi chép và đề ra chiến lược đối phó với Trung Quốc. Việt Nam dần cởi mở hơn và mối quan hệ song phương đang ngày càng mạnh mẽ hơn”, một quan chức Philippines cho biết.

Tiếp theo là mối quan hệ Mỹ - Việt, hai quốc gia một thời là kẻ thù của nhau. Có vẻ như lúc này Washington và Hà Nội đã âm thầm khởi động lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ chiến lược trong tương lai mà trước đây bị đình hoãn.

Học giả Carl Thayer cho biết vừa qua Việt Nam đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm làm hài lòng Washington. Trong khi đó, Việt Nam không chỉ háo hức chờ đón chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry – một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam - mà cả chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trung Quốc có thể ra sức biện hộ rằng nước này lớn mạnh một cách hòa bình nhưng hành động của các nước láng giềng lại cho thấy Bắc Kinh vẫn không được tin tưởng. Tương lai của khu vực ra sao tùy thuộc vào khoảng cách niềm tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng được thu hẹp như thế nào.

Mỹ cay mũi chuẩn bị chiến tranh-BIển Đông



Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông"


(08:10 22/04/2013) "Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương vừa chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông, vừa ứng phó với xung đột cục bộ".


Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ

Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, ngày 18/4 tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ (USS Freedom - Tự Do) đã đến quân cảng Changi, Singapore. Mỹ sẽ còn tiếp tục điều 3 tàu chiến loại mới này tới Singapore.

Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, những tàu tuần duyên này có sứ mệnh chính là “thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, tham gia diễn tập đa phương quốc tế và thể hiện ý định chiến lược của Mỹ”. Chuyên gia Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu chiến mới tại Singapore là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Có nhà phân tích cho rằng, căn cứ vào tính năng của tàu tuần duyên, Mỹ quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát tuyến đường hàng hải có tính chiến lược đó là eo biển Malacca. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Singapore và một số quốc gia ASEAN, về truyền thống, duy trì quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ, đồng thời, về kinh tế, có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đa số các nước Đông Nam Á tìm kiếm một điểm cân bằng giữa Trung-Mỹ, chứ không phải là lựa chọn bên nào.

Bố trí tạm thời

Ngày 18/4, tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho rằng, sáng sớm cùng ngày, tàu  tuần duyên Hải quân Mỹ đã đến quân cảng Changi, Singapore, bắt đầu triển khai 8 tháng ở Đông Nam Á. Con tàu này xuất phát từ ngày 1/3 ở cảng San Diego, hành trình đi qua Hawaii, Guam và Manila, Philippines, toàn bộ hành trình gần 6 tuần.


Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2, Hải quân Mỹ

Tàu USS Freedom là chiếc đầu tiên của tàu tuần duyên lớp Freedom, dài 115 m, lượng giãn nước đầy 3.500 tấn, tốc độ có thể đạt 40 hải lý/giờ, thích hợp cho tác chiến ở duyên hải, có thể lắp ráp các mô-đun trang bị khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, chống thủy lôi và chống hạm, rất thích hợp cho chiến đấu biển gần, mỗi chiếc có giá khoảng 440 triệu USD.

Sau 1 tháng nữa, tàu USS Freedom sẽ tham gia Triển lãm hải quân tổ chức tại Changi, Singapore. Theo tờ “The Stars and Stripes” Mỹ, tàu USS Freedom là tàu đầu tiên của tàu tuần duyên mới Mỹ, Mỹ có kế hoạch triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore và Mỹ có kế hoạch chế tạo 52 tàu chiến loại này, trong đó 16 tàu sẽ triển khai cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngay từ năm 2011, Mỹ đã đưa ra kế hoạch triển khai tàu tuần duyên ở Singapore. Tháng 6/2012, Singapore chính thức đồng ý cho Hải quân Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore. Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, từ sau khi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại Subic, Philippines vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Singapore đã trở thành căn cứ tiếp tế hậu cần của khoảng 100 tàu quân sự Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Chính phủ Singapore nhấn mạnh, tàu tuần duyên đến chỉ là một sự bố trí mang tính tạm thời.

Tăng cường kiểm soát khu vực

Hoàng Tĩnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu toàn cầu hóa và châu Á, Học viện chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc lập Singapore cho rằng, triển khai tàu tuần duyên là một khâu của chiến lược quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, mục đích là tăng cường khả năng ứng phó với chiến tranh cục bộ.

Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có nhiều cấp độ, vừa chuẩn bị cho tiến hành đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc ở biển Đông, vừa bảo đảm khả năng giành thắng lợi trong một cuộc xung đột mang tính khu vực.


Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3, Hải quân Mỹ

Nhưng, Hoàng Tĩnh cho rằng, căn cứ vào tính năng chiến đấu và mục đích triển khai tàu tuần duyên, việc triển khai này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, bởi vì tàu tuần duyên tiến hành tác chiến ở biển gần, nó không thể tiến hành tác chiến biển xa, cũng không thể gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay.

Mỹ bố trí tàu chiến này ở Singapore có 2 mục đích: Một là, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, trong đó có chống khủng bố, chống cướp biển và ứng phó với xung đột cục bộ. Hai là, tăng cường quan hệ với Singapore, bởi vì eo biển tại Singapore có vị trí chiến lược rất quan trọng trên thế giới. Mối đe dọa an ninh chủ yếu nhất của Singapore đến từ rủi ro từ xung đột cục bộ của các nước xung quanh.

Hồ Dật Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới tại Singapore có 3 mục đích: Thứ nhất, bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đối phó với mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của khu vực này. Thứ ba, có ý đồ kiểm soát eo biển Malacca. Mỹ đóng vai trò cảnh sát tại khu vực này đã từ lâu.

Ảnh hưởng đến chiến lược cân bằng của ASEAN?

Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, chính sách ngoại giao của Singapore là tìm cách xây dựng quan hệ cân bằng giữa các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn trên thế giới, xây dựng mối quan hệ này dựa vào mạng lưới quan hệ kinh tế và quân sự do họ xây dựng, điều này làm cho Singapore trở thành quốc gia đầu tư cho sức mạnh quân sự nhiều nhất ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, quan hệ Mỹ-Singapore được duy trì phần lớn dựa vào quan hệ quân sự.


Gần đây, tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) cũng đến Singapore

Ngân sách chi tiêu quân sự năm tài khóa 2013 của Singapore là 12,3 tỷ USD, chi tiêu quân sự của quốc gia chỉ có vài triệu người này vượt Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Hồ Dật Sơn cho rằng, đại đa số các nước ASEAN đều muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa Trung-Mỹ. Một mặt, họ muốn được Mỹ ủng hộ về quân sự, mặt khác, các nước ASEAN lại cố gắng gần gũi với Trung Quốc về kinh tế để giành được lợi ích kinh tế lớn. Phần lớn các nước ASEAN không muốn lựa chọn đứng về bên nào.

Nhưng báo Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho rằng, "dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để cân bằng quan hệ với Trung Quốc ngày càng tăng lên về kinh tế sẽ không thể kéo dài, sẽ gây ra nhiều phiền phức hơn cho sự ổn định của khu vực".


Đông Bình /Giáo dục VN

Việt nam Buộc phải chống ngoại xâm



Diễn tập chống đổ bộ đường thủy ở Lý Sơn


(10:00 23/04/2013) Lực lượng vũ trang huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tiến hành cuộc diễn tập đánh địch đổ bộ đường thủy


Lực lượng vũ trang huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) diễn tập nâng cao sức chiến đấu, bảo vệ đảo trước tình huống địch tấn công bất ngờ từ ngày 21-22/4.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện đảo Lý Sơn là đơn vị đầu tiên trong lực lượng vũ trang tỉnh diễn tập chỉ huy - cơ quan một bên một cấp trên bản đồ, thực binh sử dụng đạn hơi, thuốc nổ đánh địch đổ bộ đường thủy trong năm 2013.

 Chiến sĩ diễn tập hướng về mục tiêu chống địch đổ bộ đường thủy.

Nội dung diễn tập gồm: chuyển lực lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuẩn bị tác chiến phòng thủ và xử trí tình huống thực hành tác chiến phòng thủ trên bản đồ, thực binh sử dụng đạn hơi thuốc nổ đánh địch đổ bộ đường biển.

Dưới đây là clip lực lượng vũ trang huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) diễn tập chống địch đổ bộ:


huyên mục : TIN BIỂN ĐÔNG

"Việt Nam không chấp nhận sự can dự xâm hại chủ quyền"


(08:54 23/04/2013) "Trong thế giới mở, sự can dự lợi ích của các quốc gia là điều không thể ngăn cấm. Nhưng nếu đó là sự can dự xâm hại chủ quyền thì không được phép chấp nhận", Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trao đổi với PV


>> Tướng Vịnh: Việt Nam mua vũ khí vừa đủ bảo vệ Tổ quốc

- Đối thoại Shangri La lần thứ 12 vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 tới diễn ra trong bối cảnh an ninh khu vực nhất là Biển Đông có nhiều căng thẳng. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được mời với tư cách là diễn giả chính mang thông điệp gì thưa ông?

- Lời mời dành cho Thủ tướng Việt Nam được Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Vương quốc Anh đưa ra, đồng thời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có lời mời chính thức. Như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là khách mời chính thức của IISS và là Quốc khách của Singapore.

Từ khi Việt Nam chính thức công bố Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự đối thoại Shangri La và có bài phát biểu quan trọng mở đầu hội nghị, các hãng tin quốc tế đều đưa tin này với độ nóng cao. Họ đang chờ đợi Thủ tướng Việt Nam sẽ nói gì trong hội nghị này.
"Trong một thế giới mở, sự can dự lợi ích các quốc gia là điều không thể ngăn cấm". Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nhiều vấn đề phức tạp, cả thuận lợi và thách thức, thì việc Thủ tướng Việt Nam được mời phát biểu đầu tiên chứng tỏ Ban tổ chức, nước chủ nhà cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam, đặc biệt trong đóng góp vào hòa bình, an ninh ổn định và hợp tác trong khu vực. Đồng thời, sự tham gia của Thủ tướng cho thấy Việt Nam rất quyết tâm mở rộng quan hệ quốc tế đa dạng, không chỉ song phương mà còn đa phương; quyết tâm hội nhập, trở thành đối tác tin cậy của tất cả các nước.

- Đối thoại Shangri La sắp diễn ra tại Singapore sẽ bàn đến sự can dự của Mỹ vào vấn đề an ninh khu vực cũng như vai trò của Trung Quốc đối với an ninh toàn cầu. Là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng, quan điểm của Việt Nam trước những vấn đề này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Trong một thế giới mở, sự can dự lợi ích các quốc gia là điều không thể ngăn cấm. Họ có quyền bảo về chủ quyền và can dự lợi ích đồng thời tìm lợi ích trong quan hệ với các quốc gia khác. Sự can dự ấy nếu là can dự hòa bình, hợp tác và phát triển thì đó là tích cực. Điều này có lợi cho các nước nhỏ, các nước đang phát triển bởi nó tạo điều kiện hội nhập mạnh mẽ hơn giữa các nước trong khu vực, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta kỳ vọng những can dự này sẽ đem lại sức sống mới, năng động mới cho cả khu vực.

Nhưng nếu việc can dự mang mục đích lợi ích đơn phương, cục bộ, cao hơn là mang tính bạo lực, xâm hại chủ quyền lợi ích quốc gia khác sẽ không được chấp nhận.

Tôi muốn nói thêm là sự can dự nếu quá thiên về quốc phòng, an ninh sẽ gây nguy cơ tiềm tàng va chạm trong khu vực. Hãy hình dung tình trạng này như có nhiều thùng thuốc súng để gần nhau quá sẽ có ngày bắt lửa. Sự hiện diện quân sự ấy có thể đem lại lo lắng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực mà gần đây đã có dấu hiệu của cuộc chạy đua này.

- Việt Nam từng trở thành bài toán mặc cả trong thỏa hiệp lợi ích của các nước lớn. Trong bối cảnh phức tạp hiện nay thì Việt Nam cần làm gì để tránh bị các nước thỏa hiệp trên lưng mình?

- Việc các nước thỏa hiệp mặc cả hy sinh lợi ích của Việt Nam chỉ xảy ra khi ta mất độc lập tự chủ, ngả về bên này hoặc bên kia. Việt Nam đã tuyên bố rõ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, không đi với bên này để chống bên kia.

Thế giới xác định có 3 cách để bảo đảm hòa bình, tự chủ: Một là trở thành nước lớn để hạn chế đối phương hại đến hòa bình lợi ích nước mình. Hai là kiểu "đu dây", lúc ngả theo bên này, lúc ngả bên kia, sẵn sàng hy sinh lợi ích chiến lược và uy tín quốc gia trong từng thời điểm để đạt mục tiêu trước mắt. Cách thứ ba, khó nhưng bền vững nhất là giữ được độc lập tự chủ, làm bạn với tất cả các nước. Trước hết là độc lập về chính trị, rồi đến độc lập về kinh tế, văn hóa, độc lập về quốc phòng an ninh.

Với Việt Nam, tính chất địa chính trị không cho phép chúng ta chọn "chỗ vắng" được mà buộc phải chọn "chốn đông người". Vì vậy, trong khi giữ độc lập tự chủ thì mình phải đẩy mạnh mở cửa, trở thành bạn, thành đối tác với tất cả các nước. Đây là vấn đề có tính sống còn cho giữ gìn ổn định, hòa bình, phát triển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chế độ chính trị của đất nước ta.

- Quy tắc ứng xử trên Biển Đông chưa ra đời, Việt Nam đề xuất cơ chế hợp tác gì để có thể tránh các vụ va chạm, xung đột trên biển giữa các quốc gia trong khu vực?

- Những va chạm đáng tiếc trên Biển Đông hiện nay khiến ta rất quan ngại. Thậm chí đó là nguy cơ cho an toàn tính mạng của người dân. Điều này trước hết làm xáo trộn môi trường hòa bình của người lao động trên biển. Lợi ích của các nước có chủ quyền bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi quan ngại trước hành vi bạo lực nếu nó xuất hiện trên Biển Đông, nhất là khi nó trở thành có tính hệ thống.

Để đẩy lùi nguy cơ này, ta kiên quyết theo đuổi biện pháp hòa bình. Điển hình là Thỏa thuận về nguyên tắc xử lý các vấn đề trên Biển Đông mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào năm 2011. Thỏa thuận này không chỉ giải quyết vấn đề giữa Việt Nam - Trung Quốc mà còn đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định trong khu vực.

Thứ hai, ta đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi bạo lực, với người sử dụng vũ lực, gây ra xung đột. Chúng ta cần công khai minh bạch, yêu cầu không tái diễn.

"Nhiệt độ trên Biển Đông đã đến điểm mà các nước phải có tính toán rất kỹ nếu đi thêm một bước nữa". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Nhưng trong những tình huống thực tế, khi phải đối mặt với hành động bạo lực của lực lượng quân sự tấn công người dân như vụ tàu cá ở Quảng Ngãi bị tàu hải quân Trung Quốc bắn vừa qua thì lực lượng trên biển của ta phải hành động gì để đối phó?


- Chúng ta có cách để hạn chế họ dùng vũ lực và không để xảy ra xung đột. Trước hết là đấu tranh ngoại giao trực diện trên các diễn đàn song phương và đa phương. Trên thực địa, ta có nhiều biện pháp linh hoạt, hiệu quả như sử dụng lực lượng chấp pháp kết hợp với tàu đánh cá để bao vây, đẩy đuổi.

Về một số hành động vũ lực đối với tàu cá của ngư dân Việt Nam vừa qua, tôi hy vọng rằng đây mới chỉ là hành động cục bộ chứ chưa phải là chủ trương, tuy nhiên vẫn cần đấu tranh kiên quyết ngay từ những dấu hiệu ban đầu này, không để những hiện tượng tương tự tái diễn.

Lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam luôn đề cao tính nhân đạo trong xử lý các vấn đề trên biển với lao động bình thường. Xử lý nghiêm minh nhưng nhân đạo, đặc biệt không dùng vũ lực, bạo lực đe dọa ức hiếp người dân Trên bình diện đa phương, ta cũng cần nêu vấn đề công khai minh bạch, để cộng đồng quốc tế hiểu rõ chính sách của Việt Nam và hiểu rõ các vấn đề mà ta đang gặp phải.

- Cách đây một năm, ông từng nói Biển Đông sẽ có những diễn biến bất thường và khó lường. Vậy tại thời điểm này, ông đánh giá tình hình như thế nào?

- “Nhiệt độ” trên Biển Đông đã đến điểm mà các nước phải có tính toán rất kỹ nếu đi thêm bất kỳ bước nào nữa. Ví dụ như vừa qua nói rằng một số nước lớn phát triển chiến lược biển, có nhiều động thái đơn phương, không theo đúng luật pháp quốc tế, tuy mang nặng tính biểu tượng, mặc dù vậy đã gây ra nhiều quan ngại. Nhưng nếu họ đi từ tuyên bố đến hành xử trên thực tế thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ta cần đấu tranh với từng thái độ, từng hành động để mọi tuyên bố đi ngược lại với luật pháp quốc tế, đi ngược với cam kết giữa các bên, phương hại đến hòa bình, ổn định trong khu vực không xảy ra trên thực tế.


Nguyễn Hưng /Vnexpress
Các tin khác

Tướng Trung Quốc dọa Mỹ: Chớ can thiệp vào xâm lược của Trung Quốc



Tướng Trung Quốc dọa Mỹ: Chớ can thiệp vào tranh chấp biển đảo


(03:46 23/04/2013) Phòng Phong Huy không quên cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, "nhắc nhở Washington nên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau".


 

 
Ông Huy phân bua, "nhắc nhở" người đồng cấp Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng


Trong buổi tiếp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey ngày hôm qua 22/4, tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Washington và các bên liên quan để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Tướng Dempsey đã yêu cầu Trung Quốc thuyết phục Bắc Triều Tiên dừng hành động khiêu khích.

Hai bên còn nhất trí sẽ tiến hành một cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và chống vi phạm bản quyền trong năm nay.

Phòng Phong Huy không quên cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, "nhắc nhở Washington  nên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau".

Đáp lại, tướng Dempsey cho biết, Mỹ có nghĩa vụ thực hiện hiệp ước với các đồng minh của mình.

Trong khuôn khổ buổi tiếp, ông Huy cũng cho biết quân đội Mỹ và Trung Quốc cần "quản lý chặt chẽ nhân viên của mình, tránh việc tấn công lẫn nhau trên Internet". Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc nhận định, trong bối cảnh hiện nay một khi an ninh mạng toàn cầu mà mất kiểm soát thì hậu quả của nó cũng không kém vũ khí hạt nhân.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

TỰ HÀO-Tôi là ngườ linh năm xưa



Nguyên thành Tám
TỰ HÀO-Tôi là người linh năm xưa
****************************************

Anh bộ đội cụ Hồ

Tác giả:
Thể loại thơ:
Thời kỳ thơ:
Nội dung thơ:

***


Anh Bộ đội Cụ Hồ",
Tên sao mà thân thiết,
Với nhau như ruột thịt,
Chẳng phân biệt cán-binh.

"Anh Bộ đội Cụ Hồ",
Vào trận chẳng chần chừ,
Sẵn lòng đi diệt giặc,
Dù "thần chết" đang chờ.

"Anh Bộ đội Cụ Hồ".
Tên gọi sao mà đẹp,
Được người dân mến yêu,
Quân-Dân như cá-nước.

"Anh Bộ đội Cụ Hồ",
Sao mà yêu đến thế!


Ngày 22-12-2012