CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Vụ MH17: Báo Nga tố tỷ phủ Ukraine định ám sát Putin

(Kiến Thức) - Truyền thông Nga công bố giả thuyết rằng, MH17 bị bắn hạ trong một âm mưu ám sát Tổng thống Putin theo đặt hàng của tỷ phú Ukraine Ihor Kolomoyskyi.

Một tờ báo cùng đài truyền hình  Nga cáo buộc rằng, nhà tài phiệt người Ukraine Ihor Kolomoyskyi tin chắc ông Putin sẽ di chuyển trên chuyên cơ riêng nên đã "đặt hàng" quân đội Ukraine (cụ thể là không quân) ám sát ông Putin. Cáo buộc lạ lùng đó "được chứng minh" bằng một sự thật rằng, viên phi công và kiểm soát viên không lưu đã biến mất sau thảm kịch MH17.

Hiện trường vụ bắn hạ máy bay MH17. 

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Tổng thống Putin: 'Hoặc là Nga quyết giữ vững chủ quyền, hoặc sẽ bị tan rã'

(PLO) – Tờ Telegraph đưa tin, trong bài phát biểu hôm thứ Năm (4-12), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích phương Tây chẳng khác gì trùm phát-xít Adolf Hitler trước đây, luôn tìm “trăm phương nghìn kế” tiêu diệt Liên bang Nga.
Mở đầu bài phát biểu trước Quốc hội tại điện Kremlin, Tổng thống Nga đã lên tiếng ca ngợi Nga đang "trải qua thử thách mà chỉ có một quốc gia thống nhất, một nhà nước thực sự mạnh mẽ mới có thể gánh vác". 
Trước khi đề cập đến vấn đề Ukraine và Crimea, ông Putin lên án các kẻ thù của Nga đã ủng hộ phe ly khai trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Nhà lãnh đạo Nga cho hay: "Họ mong chờ Nga đi theo vết xe đổ của Nam Tư và âm mưu chia cắt nước Nga. Nhưng may mắn, dân tộc Nga đã kiên cường chiến đấu để dập tắt mọi nỗ lực của các thế lực thù địch."

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay: ““Hoặc là Nga làm bá chủ thế giới, hoặc là tan rã”.
 (Ảnh minh họa) 

Miền đông Ukraine có thỏa thuận đình chiến mới

TTO - Chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai ngày 4-12 đã thống nhất đình chiến ở khu vực miền đông từ ngày 9-12 theo một thỏa thuận do điện Kremlin làm trung gian.

Lực lượng quân đội Kiev đóng gần một sân bay ở Donetsk - Ảnh: AFP

Cảnh sát Mỹ lại bắn chết người da màu

TPO - Cảnh sát Mỹ lại bắn chết người da đen ở thành phố Phoenix, bang Arizona, trong bối cảnh hàng người tiếp tục đổ ra đường phố New York, phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
Một người biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc ở News York, Mỹ.
Một người biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc ở News York, Mỹ.

Cựu tổng thống Bush nhắn nhủ Obama: Hãy gắng hiểu nước Nga

cuu tong thong
Ông Bush cho rằng Obama chưa hiểu về nước Nga

Chiến tranh Thế giới thứ ba đã bắt đầu ở Áo?

Trong lần thứ ba của lịch sử, một cuộc đại chiến tranh trên toàn châu Âu có thể đã gián tiếp được châm ngòi bởi những sự kiện diễn ra tại Áo. Và một lần nữa, Vienna lại trở thành là tâm điểm của khủng hoảng toàn cầu.

Thái tử Archduke Franz Ferdinand.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Khủng hoảng Ukraine nhìn từ sự 'bội ước' của phương Tây với Nga

Gần đây, xuất hiện nhiều bài viết phủ nhận thông tin Mỹ từng cam kết với Liên Xô tại thời điểm năm 1990 rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không mở rộng về phía đông nếu Nga đồng ý với kế hoạch thống nhất nước Đức. Vậy sự thực là gì và nó có liên quan như thế nào đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay? 

Kỳ 1: Một thỏa thuận không chính thức

Bức tường Berlin sụp đổ đã tạo ra những thay đổi địa chính trị ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Có phải Mỹ từng hứa với Liên Xô rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông? Đây vẫn là chủ đề còn gây nhiều tranh cãi. 

Moskva biện minh rằng chiến cuộc ở Ukraine hiện nay là hệ quả của việc Mỹ và NATO bội ước. Ngược lại, phương Tây cáo buộc rằng cách lý giải này của Nga chỉ là tiền đề để Moskva can dự vào Ukraine; sự thực thì Washington và đồng minh chưa bao giờ cam kết “đóng băng” mở rộng NATO.

Ngoại trưởng E.Shevardnadze (giữa) cùng Tổng thống G.W.Bush (trái) và đồng cấp người Mỹ J.Baker tại Nhà Trắng, năm 1989.

Kissinger và “Trật tự thế giới”

TT - Thế giới dường như đang hỗn loạn hơn: khủng bố xuyên quốc gia, nhiều khu vực dường như không có chính phủ, trong khi có những quốc gia như một thực thể đang bị đe dọa.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger - Ảnh: Washington Post

Một đoàn xe tăng bí ẩn xâm nhập Lugansk, Đông Ukraine

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quân sự và chính trị Ukraine, Dmytro Tymchuk cáo buộc, một đoàn 20 xe bọc thép bí ẩn bao gồm nhiều xe tăng T-72B3 do Nga sản xuất đã xâm nhập vào Lugansk, điểm nóng chiến sự ở Donbass hôm qua.
"Hôm nay (2.12), một đoàn xe bọc thép (20 xe) đã xâm nhập Lugansk. Trong đó có 6 xe tăng đi riêng thành một hàng, bao gồm cả mẫu tăng T-72B3 do Nga sản xuất", ông Dmytro Tymchuk  tuyên bố. 

Theo ông Tymchuk, các phương tiện vận tải bí ẩn chở theo đạn dược, các cỗ pháo cũng được ghi nhận tại Makiyivka, khu vực phía Bắc của Donetsk.
Chuyên gia quân sự Ukraine cũng cáo buộc, "các đoàn xe nhân đạo "từ Nga được ngụy trang để vận chuyển vũ khí, đạn dược cho phe ly khai miền Đông.
Ảnh minh họa.

Quân đội Ukraine không thắng được ly khai: Vì đâu nên nỗi?

Xung đột vẫn tiếp diễn ở miền Đông Ukraine, chỉ có điểm khác biệt so với chiến dịch hồi mùa hè mà Kiev phát động: Không có những cuộc tấn công hay thoái lui dồn dập; thay vào đó cả hai bên đều bám trụ dọc đường giới tuyến.

Nước đến chân, nhảy không kịp

Nhìn qua, quân đội Ukraine có quân số và tiềm lực mạnh hơn hẳn so với các lữ đoàn dân phòng miền Đông. Về mặt lý thuyết, Kiev có 41.000 binh sĩ tham gia vào chiến dịch “chống khủng bố”, cùng với đó là hàng nghìn lính thuộc biên chế các tiểu đoàn tiễu phạt thân Kiev. Trong khi đó quân ly khai chỉ có quân số khoảng 10.000 – 20.000 người. Thế nhưng, quân chính phủ lại có những điểm yếu cố hữu trầm trọng về mặt tổ chức và đó là lý do giải thích tại sao quân đội Kiev lại không thể đánh bại được quân ly khai. 

Thiệt hại của quân chính phủ trong chiến dịch mùa hè vừa qua. Ảnh: Reuters

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Ông Putin không thay đổi lập trường về Ukraine

Trong khi phương Tây cho rằng việc Tổng thống Nga Putin rời Hội nghị G20 sớm trước sức ép quốc tế về cuộc khủng hoảng tại Ukraine là một hành động trốn tránh “hèn nhát”; thì các phương tiện truyền thông Nga đều ca ngợi Tổng thống Putin đã rất dũng cảm khi “bước chân vào hang cọp”, đứng lên tranh đấu và bảo vệ cho lợi ích quốc gia.

Tổng thống Putin kết thúc sớm lịch trình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Australia.

Nhà báo CNN lí giải thế giới quan của ông Putin

Băng giá đã phủ lớp bụi trắng lên thành phố hùng vĩ St. Peterburg của nước Nga. Bầu không khí ngoài trời giá buốt và khô lạnh. Người đi đường hối hả trên những đại lộ sang trọng, mặc ấm để chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt. Mùa đông của nước Nga, với cơn gió buốt giá hàng năm, đã bắt đầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Tổng thống Putin: 'Chúng ta mạnh bởi chúng ta nắm lẽ phải'

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc phương Tây làm xấu đi mối quan hệ với Nga kể từ khi nổ ra khủng hoảng tại Ukraine. Ông đồng thời cũng khẳng định sẽ không để nước Nga bị cô lập trên bình diện quốc tế sau một “Bức màn sắt” khác.  

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS (Nga) hôm 23/11, ông Putin nhìn nhận: Trong lịch sử, có nhiều nước tự cô lập mình trước thế giới và cuối cùng đi tới sự sụp đổ; nhưng “nước Nga sẽ không đi theo cách này trong bất kì hoàn cảnh nào và không ai có thể cô lập chúng ta. Đó là điều không thể”.

Tổng thống Vladimir Putin trong buổi trả lời phỏng vấn hãng tin TASS. Ảnh: TASS

Đông Đức coi Tổng thống Putin là 'anh hùng mọi thời đại'

Sự khác biệt giữa hai miền Đông Đức và Tây Đức vẫn tồn tại. Người dân các khu vực miền Đông ủng hộ tuyệt đối quan điểm hiện thời của Moskva, cũng như nhà lãnh đạo Putin. 

Trong một bài viết đăng trên tờ FAZ (Đức), nhà báo Frank Pergande nói rằng, khác hẳn so với người Đức ở miền Tây, dân cư khu vực phía Đông ủng hộ chính sách hiện nay của Tổng thống Nga Vladimir Putin và họ cũng thông hiểu tại sao Moskva lại quan ngại trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông. 

Người dân Đông Đức xem Tổng thống Vladimir Putin là "người hùng". Ảnh: TASS

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Cha mẹ lính mất tích ở miền đông Ukraine biểu tình

Kiến Thức) - Cha mẹ của những quân nhân Ukraine mất tích ở vùng miền đông đã tiến hành biểu tình để yêu cầu chính quyền tìm con họ.

Theo đó, tại Quảng trường Maidan, trung tâm thủ đô Kiev, những người biểu tình đều là cha mẹ hay thân nhân của các binh sĩ chiến đấu thuộc biên chế các đơn vị như Lữ đoàn Không vận số 80, Tiểu đoàn 3 đóng ở tỉnh Lviv, tiểu đoàn tình nguyện Aydar, Lữ đoàn Tăng thiết giáp số 1.

Ảnh minh họa. 

Thân nhân các binh sĩ mất tích ở Đông Ukraine mít tinh tại Kiev

BizLIVE - Thân nhân của những người lính bị mất tích trong khu vực hoạt động chiến sự Donbass đã tổ chức cuộc biểu tình tại trung tâm Kiev đòi chính quyền hỗ trợ trong việc tìm kiếm chồng và con em họ.

Thân nhân các binh sĩ mất tích ở Đông Ukraine mít tinh tại Kiev
Photo: RIA Novosti/Natalia Seliverstova.

Đoàn xe Nga tiếp tục tiến sang Ukraine

(Kiến Thức) - Đoàn 100 xe chở hàng cứu trợ của Nga vừa vượt biên giới sang Ukraine ở tỉnh Lugansk, quan chức Bộ Khẩn cấp Nga tuyên bố ngày 30/11.

"Quá trình thông quan cho đoàn xe cứu trợ vừa hoàn tất tại điểm kiểm soát biên giới Donetsk. Hơn 40 xe tải vừa đi sang biên giới Ukraine và di chuyển về Lugansk", Phó giám đốc Trung tâm Quản lý khủng hoảng của Bộ Khẩn cấp Nga Oleg Voronov cho hay.

Đoàn xe chở hàng cứu trợ Nga tiến sang Ukraine.

OSCE phủ nhận cáo buộc Nga đưa thiết bị quân sự vào Ukraine

Ngày 29/11, trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Polskie, ông Paul Picard - Trưởng Quan sát viên phụ trách Nhiệm vụ Quan sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) cho biết, các quan sát viên của nhóm này không phát hiện bất cứ thiết bị quân sự nào của Nga di chuyển qua biên giới với Ukraine.

Quan sát viên của OSCE