CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Những lời tiên tri khiến dư luận rùng mình vì... chuẩn xác

Đại dịch Ebola, máy bay rơi, khủng bố 11/9, đánh bom ở Oklahoma... là những thảm họa của nhân loại đã được tiên đoán trước đó từ nhiều năm, thậm chí là hàng thế kỷ.

Hơn 80% những lời tiên tri của bà Vanga trở thành hiện thực

Năm 1980, Vanga làm cả thế giới kinh hoàng khi dự đoán rằng: “Khi thế kỷ mới bắt đầu, vào tháng 8 năm 1999 hoặc 2000, Kursk sẽ bị nước bao phủ và cả thế giới sẽ phải bàng hoàng”.
Kursk là tên một thành phố lớn ở Nga, cũng là tên một tàu ngầm nguyên tử K -141 của Nga, nó bị chìm ở biển Barent ngày 12/8/2000.
Mô tả ảnh.
Nhà tiên tri mù Vanga.

Nga triển khai vũ khí không gian và hạt nhân, Mỹ phát hoảng

vu khi khong gian
Vũ khí không gian nằm trong chiến lược mới của Nga.

Phe ly khai tấn công Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Quân đội Ukraine ngày 16/1 cho biết, phe ly khai đã tấn công ngày thứ 3 liên tiếp vào sân bay Donetsk, nhằm kiểm soát khu vực này. Ít nhất 6 binh sỹ thuộc quân đội Ukraine đã thiệt mạng và 18 người bị thương trong các vụ giao tranh tại miền Đông.
Sân bay Quốc tế Donetsk bị phá hủy sau các cuộc giao tranh. Ảnh: Reuters
Sân bay Quốc tế Donetsk bị phá hủy sau các cuộc giao tranh. Ảnh: Reuters

Báo Nga: Bi kịch Ukraine - đâu là lỗi của Nga?

 Lúc này, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và pháo binh đã được kéo sát tới rìa ranh giới Donbass.
Báo Nga: Bi kịch Ukraine - đâu là lỗi của Nga?
Ảnh minh họa.

Châu Âu trả giá đắt cho chính sách trừng phạt Nga của Hoa Kỳ

Thi hành chính sách siết chặt trừng phạt chống Nga, châu Âu đã trả giá đắt và có thể nhận kết cục bằng việc cả châu lục này bị đóng băng trong mùa đông, đó là ý kiến của nhà khoa học chính trị và kinh tế học Paul Craig Roberts, người từng là chuyên viên tư vấn về chính sách kinh tế dưới thời chính quyền Tổng thống Ronald Reagan.

Châu Âu trả giá đắt cho chính sách trừng phạt Nga của Hoa Kỳ
Khí đốt vẫn là một quân bài tẩy của Nga với Châu Âu. Ảnh RIA Novosti/Alexander Mazurkevich

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đoàn xe tăng dài 3km tiến về phía quân đội Ukraine

TPO - Một đoàn xe tăng dài khoảng 3km đã xuất hiện gần thành phố Gorlovka, tỉnh Donetsk vào hôm nay (16/1) và đang di chuyển về hướng các vị trí đóng quân của các đơn vị quân đội Ukraine ở miền Đông nước này.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Nga phục hồi tuần dương hạm nguyên tử ‘khủng’ thời Liên Xô

(Tin Nóng) Nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk, phía bắc Nga đang tiến hành đại tu tuần dương hạmchạy bằng động cơ hạt nhân Đô đốc Nakhimov, và bắt đầu mua vũ khí cùng thiết bị liên lạc cho chiến hạm “khủng” từ thời Liên Xô này.

Tuần dương hạm nguyên tử Đô đốc Nakhimov khi còn hoạt động - Ảnh: RIA

Cựu CIA: Thủ tướng Ukraine do Mỹ dựng lên thì phải nghe Mỹ!

Thu tuong Ukraine
Bà Nuland gặp các nhân vật cốt cán để xây dựng chính quyền Ukraine mới

Dân quân Donetsk tìm thấy vũ khí Mỹ ở sân bay Ukraine

(VTC News) - Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời lãnh đạo lực lượng dân quân ở Cộng hòa tự xưng Donetsk nói phát hiện kho vũ khí Mỹ ở sân bay do quân đội Ukraine trước đây kiểm soát.
Alexander Zakharchenko, lãnh đạo lực lượng dân quân ở Donetsk nói trong một cuộc họp báo: "Chúng tôi đã tìm thấy những vũ khí do người Mỹ sản xuất. Liệu mọi người sẽ nghĩ gì khi thấy một khẩu M-16 của Mỹ tại sân bay từng do quân đội Ukraine kiểm soát?".
Dân quân Donetsk tìm thấy vũ khí Mỹ ở sân bay Ukraine
Lực lượng vũ trang ở Ukraine 

Lực lượng ly khai tuyên bố kiểm soát sân bay quốc tế Donetsk

Lực lượng ly khai tuyên bố đã kiểm soát sân bay quốc tế Donetsk hôm 15.1.

Báo Mỹ: TQ chuẩn bị cho chiến tranh

Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.

TQ, Nhật, Biển Đông, Hoa Đông
TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji. Ảnh: Kyodo

Người đồng sáng lập tờ Charlie Hebdo: Tổng biên tập Charb đã kéo cả đội vào chỗ chết

Tổng biên tập vừa bị sát hại Stephane Charbonnier.

Giáo hoàng Francis: Tự do ngôn luận có giới hạn

Giáo hoàng Francis: ‘Không ai có quyền đem tín ngưỡng ra làm trò cười’

Đề cập đến vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo, Giáo hoàng Francis cho rằng tự do ngôn luận cần có giới hạn, “không ai có quyền mang tín ngưỡng ra làm trò cười”. 

Giáo hoàng Francis tới Manila hôm 15/1. Ảnh: AP

EU bất ngờ đổi giọng với Nga

Nghị viện châu Âu sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga trong lĩnh vực tài chính và hạt nhân nếu Nga tiếp diễn các hành động ở miền Đông Ukrane.

Theo hãng tin AP, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 15/1 đã lên án Nga là "một mối đe dọa tiềm tàng đối với Liên minh châu Âu (EU)" ngay cả khi Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini đang tìm cách nối lại đối thoại với Moskva để hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
EP đã ủng hộ một nghị quyết kêu gọi tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva thậm chí là sau tháng 3 tới - thời điểm đánh giá đợt trừng phạt đầu tiên.
Trong khi đó, bà Mogherini nói với các nghị sĩ châu Âu rằng EU phải "tính tới việc khôi phục một phần các lựa chọn và công cụ hợp tác về pháp quyền và tư pháp với Nga."
Theo EP, nếu các hành động (hiện nay) của Nga ở khu vực biên giới với Đông Ukraine vẫn tiếp diễn, các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực tài chính và hạt nhân sẽ được tăng cường.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini.

Bảy nước châu Âu ủng hộ dỡ bỏ trừng phạt Nga

Nhiều khả năng Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Nga khi có 7 thành viên ủng hộ việc dỡ bỏ trừng phạt.
 >> Tại sao ông Putin trở thành "người hùng" ở phương Tây?
 >> Đối đầu Nga-Phương Tây: Dấu hiệu chiến thắng của Tổng thống Putin

Hãng thông tấn Tass của Nga dẫn một nguồn tin ngoại giao tại Bruxelles (Bỉ) cho biết có 7 quốc gia của Liên minh châu Âu đang ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Đó là các nước Áo, Hungary, Italia, Slovakia, Cộng hòa Síp, Pháp và Cộng hòa Séc.
 
Mối quan hệ giữa Nga và EU trở nên căng thẳng kể từ những bất ổn tại Ukraine (ảnh: AP)

Bản đồ doanh trại quân đội Trung Quốc bị tiết lộ

(PLO) - Trong vụ tin tặc tấn công tài khoản quân đội Mỹ, các nhóm tin tặc đã tiết lộ nhiều bản đồ doanh trại quân đội Trung Quốc do phía Mỹ thực hiện.

Các tài khoản Twitter và Youtube của Trung tâm Chỉ huy quân đội Mỹ đã bị tấn công và cướp quyền sử dụng bởi các tin tặc ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) vào ngày 12-1 vừa qua. Theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cuộc tấn công mạng lần này tuy có làm”mất mặt” quân đội Mỹ, tuy nhiên vẫn không gây ra bất kỳ nguy cơ an ninh nào khác.

Nga vũ trang tối tân cho Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực

Các nhóm binh sỹ của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực hình thành lực lượng đặc nhiệm chung, được trang bị vũ khí tân tiến, trong đó có các hệ thống tên lửa ven biển Rubezh và các hệ thống pháo phòng không Pantsir-S1.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nga quân sự hóa Bắc Cực

TPO - Nga có kế hoạch triển khai hàng loạt các máy bay không người lái (UAV) tới Bắc Cực trước thời điểm cuối năm nay trong bối cảnh nước này đang tăng cường các nguồn lực nhằm quân sự hóa vùng phía bắc băng giá.
UAV Orlan-10
UAV Orlan-10

Nga lộ kế hoạch huấn luyện quân sự đặc biệt ở Bắc Cực

TPO - Thủy quân lục chiến của Hạm đội Biển Bắc Nga sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên vùng Bắc Cực trong năm 2015.
Nga đang
Nga đang "quân sự hóa Bắc Cực"?

Nga hé lộ việc khôi phục 10 sân bay ở Bắc Cực

TPO - Trước cuối năm 2016, Nga sẽ khôi phục trở lại 10 sân bay quân sự ở Bắc Cực, nâng số lượng sân bay ở khu vực này lên con số 14.
Nga khôi phục trở lại hàng loạt sân bay ở Bắc Cực
Nga khôi phục trở lại hàng loạt sân bay ở Bắc Cực

Quân đội Nga củng cố 3 chiến tuyến chính Bắc cực, Crimea, Kaliningrad

Quan doi Nga cung co 3 chien tuyen chinh
Quân đội Nga diễu binh

Nga khôi phục căn cứ thời Liên Xô để ‘bảo vệ’ Bắc Cực

Quan chức quân sự Nga cho biết, khoảng 800 lính thuộc Hạm đội phương Bắc đã được phái đến đồn trú tại thị trấn Alakurtti, với nhiệm vụ khôi phục lại căn cứ quân sự tại đây. 

Alakurtti từng là phần lãnh thổ thuộc Phần Lan. Nhưng sau cuộc xung đột Liên Xô – Phần Lan năm 1940, vùng đất này sáp nhập vào Nga và sau này thuộc chủ quyền của Liên bang Nga. Nga từng duy trì căn cứ quân sự này, cho đến năm 2009 thì gần như nó bị bỏ hoang. Tại đây chỉ có một số ít cư dân sinh sống, cùng với một số lính biên phòng. Alakurtti thuộc thành phố Murmansk miền tây bắc của Nga, cách điểm gần nhất Sally của Phần Lan khoảng 60km. 

Tàu chiến Hạm đội phương Bắc của Nga hoạt động tại Bắc Cực. Ảnh: Korabli.eu

Phe ly khai tuyên bố quân đội Ukraine rút khỏi sân bay Donetsk

Một quan chức cấp cao của Cộng hòa Donetsk tự xưng tuyên bố quân đội Ukraine đã bắt đầu rút khỏi sân bay Donetsk.

Ông Denis Pushilin, người đại diện cho Cộng hòa Donetsk tự xưng tại cuộc đàm phán hòa bình ở Minsk, hôm qua cho biết: “Quân Ukraine đang rời khỏi khu vực sân bay Donetsk, lực lượng của chúng tôi đã cho phép họ rút lui. Đây là một hành động thể hiện thiện chí của Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Chúng tôi đang làm hết sức mình để tránh các trường hợp đổ máu không cần thiết và chúng tôi hy vọng rằng Kiev sẽ đáp lại theo cách tương tự”.

Phe ly khai tuyên bố quân đội Ukraine rút khỏi sân bay Donetsk - Ảnh 1

Sân bay Donetsk, nơi diễn ra cuộc giao tranh ác liệt giữa phe ly khai và quân đội Ukraine trong nhiều tháng qua.

Mỹ thất bại trong 'Cách mạng màu' ở Nga như thế nào?

 Trước sự kiện Maidan, Mỹ cũng đã từng thử thúc đẩy “Cách mạng màu” ở Nga, qua sự kiện “Quảng trường Bolotnaya” nhưng Moscow đã không để Washington đạt ý nguyện.

Ukraine không nên gia nhập Liên minh châu Âu và NATO
Reuters hôm 12-1 đã đăng tải bài viết của tác giả Andrei Tsygankov chỉ ra những lý do Ukraine không nên gia nhập NATO là Washington chỉ coi Kiev là “con tốt thí” hay “tên lính tiền tiêu” trong chiến lược chống Nga. Càng nghe theo Mỹ và NATO, Ukraine sẽ càng khủng hoảng trầm trọng hơn.

Ai cho phép xe quân sự Ukraine chạy trên đất Bulgaria?

Đoàn xe treo cờ Ukraine ngang nhiên đi qua đất Bulgaria

Người Hồi giáo biểu tình cực lớn, phản đối Charlie Hebdo


Bức biếm hoạ nhà tiên tri Muhammed trên bìa tạp chí Charlie Hebdo số mới nhất đã khiến người Hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới giận dữ.

Ukraine: Bí mật chốn 'hậu cung' và những điều ông Yanukovych chưa nói

Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga) hôm 24/12, cựu lãnh  đạo Ukraine Viktor Yanukovych đã buộc tội cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Serhyi Lyovochkin là người đứng sau giật dây đảo chính.

Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói? 

Đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình hôm 30/11/2013. Ảnh: Reuters

Đạo diễn Oliver Stone: CIA đạo diễn đảo chính ở Ukraine

Đạo diễn lừng danh Hollywood Oliver Stone cáo buộc, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đứng sau giật dây cuộc “cách mạng” hồi tháng 2 vừa qua ở Ukraine. 
Trên trang Facebook cá nhân, vị đạo diễn gạo cội 68 tuổi nói rằng, những phần tử cực đoan, theo chủ nghĩa phát-xít mới, được vũ trang đã thực hiện vụ đảo chính này, buộc Tổng thống Viktor Yanukovych phải rời khỏi Ukraine, chạy sang Nga, tại thời điểm xuất hiện các âm mưu ám sát nhằm vào ông. 

Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych (trái) và Đạo diễn Oliver Stone. Ảnh: The Moscowtimes

Tổng thống Séc: Thủ tướng Ukraine không muốn hòa bình

Trả lời phỏng vấn báo "Pravo" tại thủ đô Praha, Tổng thống Cộng hòa (CH) Séc Milos Zeman cho rằng Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk là "thủ tướng chiến tranh", không muốn một giải pháp hòa bình cho các vấn đề hiện nay ở nước này. 

Sức ép của những cuộc biểu tình, bạo động liên tục do phe đối lập thân phương Tây tổ chức đã dẫn tới việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị Quốc hội phế truất ngày 22/2. Ảnh:AFP/ TTXVN

Thủ tướng Ukraine và ‘cú nã súng lục’ tai tiếng ở Berlin

Xuất hiện trên kênh truyền hình Đức ARD TV hôm 8/1 vừa qua, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk được cho đã có phát biểu gây tranh cãi khi ông cắt nghĩa việc hồng quân Liên Xô từ Ukraine tiến sang Thủ đô Berlin là hành động “xâm lược Ukraine và Đức”.

Cũng xin lưu ý đây là thông tin được truyền thông phương Tây loan báo đầu tiên và được trích dẫn lại sau đó. Theo đó, ông Yatsenyuk có bình luận là: “Cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine là hành động tấn công vào trật tự thế giới và trật tự châu Âu. Tất cả chúng ta còn nhớ cuộc xâm lăng của Liên Xô tại Đức và Ukraine”. 

Thủ tướng Ukraine xuất hiện trên kênh truyền hình ARD hôm 8/1. Ảnh: Youtube

EU xem xét dỡ trừng phạt, làm hòa với Nga?

Liên minh châu Âu (EU) có thể nới lỏng đáng kể lệnh trừng phạt và nối lại các cuộc đàm phán với Nga nếu Moscow tìm cách chấm dứt khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, WSJ đưa tin.
    EU xem xét dỡ trừng phạt, làm hòa với Nga?
    Các nhà lãnh đạo EU và Nga trong cuộc gặp lần thứ 10 tại Milan năm 2014. Nguồn: internet

    Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

    Châu Âu cân nhắc bình thường hóa quan hệ với Nga

    Liên minh châu Âu đang xem xét nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và nối lại các cuộc đàm phán, Sputniknews đưa tin.

    Châu Âu cân nhắc bình thường hóa quan hệ với Nga
    Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

    Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

    Những dấu hiệu cho thấy bà Hillary Clinton sẽ tranh cử tổng thống Mỹ

    Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Báo Nga lại nêu "thuyết âm mưu" chấn động về thảm sát Paris

    Cảnh sát và nhân viên y tế bên ngoài toà soạn báo Charlie Hebdo sau thảm sát ngày 7/1.

    Giờ là lúc Đức, Pháp phải kiểm soát Ukraine trước tác động của Mỹ

    Nga
    Bà Merkel phải để mắt trông chừng ông Poroshenko

    Phút cuối, Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái

    My
    Tổng thống Obama và thủ tướng Ukraine

    Pháp bàn giao hay chịu thiệt ôm 2 đống sắt vụn Mistral?

    Pháp đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn là bàn giao tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Nga hay bồi thường xong, ngồi ôm 2 đống sắt vụn?

    Mỹ, NATO không san sẻ gánh nặng cho Pháp
    Cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Ukraine vào năm 2014 đang tiếp tục tác động mạnh vào các quá trình chính trị và kinh tế bên ngoài biên giới nước này. Cả Mỹ, châu Âu và NATO đều không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của trừng phạt và đáp trả. Đặc biệt là Paris đang đứng trước những khó khăn lớn.
    Một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng là việc Pháp hoãn xuất khẩu sang Nga tàu đổ bộ lớp Mistral theo thỏa thuận liên chính phủ đã ký kết trước đấy. Mặc dù Pháp nỗ lực biện minh cho động thái này với lý do hoàn cảnh bất khả kháng, vấn đề sẽ không khỏi gây ảnh hưởng nhất định trên thị trường vũ khí toàn cầu.
    Lẽ ra, tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Nga là “Vladivostok” phải được bàn giao cho bên đặt hàng là lực lượng Hải quân Nga vào ngày 14 tháng 11 năm 2014. Nhưng dưới sức ép của Mỹ và NATO lên Tổng thống Pháp Francois Hollande, việc bàn giao đã không diễn ra với lí do không liên quan gì đến hợp đồng là “chờ tình hình cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine tốt lên!”.
    Pháp từ chối chuyển Mistral cho Nga, hy vọng ràng buộc thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine với điều kiện giao hàng, mặc dù những sự kiện này không hề liên quan tới hợp đồng thương mại giữa Nga và Pháp cũng như không thuộc khái niệm bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.

    Cựu Thủ tướng Italy Berlusconi nói thẳng lý do EU cần Nga

    Ông Silvio Berlusconi tuyên bố các biện pháp trừng phạt chống Nga không có ý nghĩa, vô ích và gây bất lợi cho nền kinh tế Italy.

    Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, ngày 12/1, cựu Thủ tướng Italy, lãnh đạo đảng Forza Italia, ông Silvio Berlusconi tuyên bố: “Trừng phạt là không hiệu quả, hơn nữa, lại phương hại cho chính sách đối ngoại và nền kinh tế của chúng tôi. Tôi hy vọng rằng Chính phủ Italy sẽ bắt đầu thay đổi chính sách với châu Âu."
    Chính trị gia này cho rằng Nga là "đồng minh tự nhiên" của châu Âu trong cuộc chiến chống "chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan" và ngăn chặn "mối đe dọa khủng bố".
    Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi.
    Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi.

    Tổng thống Putin bị... "bắt bài"

     Ba “chiêu” của Tổng thống Nga Putin là thái độ cứng rắn, tài nguyên dầu khí và chủ nghĩa dân tộc đang bị đánh giá thấp.

    Kể từ khi lên lãnh đạo nước Nga vào năm 2000 đến nay, Tổng thống Putin đã trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Các tạp chí uy tín hàng đầu liên tục bầu chọn ông là nhân vật của năm, trong khi tỷ lệ ủng hộ của người dân trong nước không ngừng gia tăng.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Chưa vội đề cập tới tài năng, bản lĩnh và phẩm chất lãnh đạo của Putin, hiện giới phân tích đang đặt ra những câu hỏi đằng sau sự “thăng tiến” vượt bậc của ông trong những năm qua. Theo đó, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng ngoài yếu tố may mắn, Putin đã biết sử dụng nghệ thuật của một nhà lãnh đạo phù hợp với điều kiện của nước Nga, trong đó nổi bật là việc thể hiện thái độ cứng rắn, tài nguyên dầu khí và chủ nghĩa dân tộc.
    Trở thành “anh hùng”
    Ngày 18/3/2014, Crimea được sáp nhập vào Nga. Ngày 20/3/2014, số liệu thăm dò dư luận của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga cho thấy tỷ lệ ủng hộ của Putin đã tăng thêm 15,1%, đạt 75,7%, cao nhất trong 5 năm qua.
    Trên 60% số người được hỏi cho rằng hành động đáng được công nhận nhất trong thời gian gần đây của Putin là biện pháp xử lý đối với vấn đề Ukraine. Trong mắt của rất nhiều người Nga, Putin không chỉ là nhà lãnh đạo cứng rắn, mà còn là anh hùng dân tộc. Người ta bắt đầu mơ về thời hoàng kim của nước Nga.
    Những binh sĩ được cho là đặc nhiệm Nga tại Crimea
    Những binh sĩ được cho là đặc nhiệm Nga tại Crimea
    Sau khi tiếp nhận Crimea, Tổng thống Putin đã chứng minh sự khác nhau về thực lực kinh tế giữa Nga và Ukraine bằng cách tăng tiền lương hưu của khu vực Crimea lên gấp hai lần.
    Kể từ khi lên cầm quyền năm 2000 đến nay, được lợi từ giá dầu tăng cao, đến năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Nga đạt 7%, trở thành một trong 5 nước BRICS nhận được sự quan tâm của toàn thế giới.
    Dự trữ ngoại hối của Nga không ngừng tăng lên, năm 2006 đã vượt lên đứng thứ 3 thế giới. Tính đến ngày 1/1/2014, tổng mức dự trữ ngoại hối của Nga là 509,595 tỷ USD, tuy có phần giảm bớt so với năm 2013, nhưng so với mức thấp nhất là 10,7 tỷ USD của năm 1999, quả thực đã sung túc hơn rất nhiều.
    Già néo đứt dây
    Theo giới phân tích Tổng thống Nga một mặt cứng rắn đối với Mỹ và châu Âu, xây dựng mình thành nhà lãnh đạo đối kháng với phương Tây, một mặt lợi dụng lợi nhuận từ tài nguyên dầu khí để nâng cao phúc lợi xã hội, giành lấy sự ủng hộ của dân chúng, xây dựng hình tượng nhà bảo vệ dân tộc Nga.
    Thế nhưng, những khó khăn của kinh tế Nga hiện nay đang làm bộc lộ những điểm yếu từ chính các “chiêu” mà Putin sử dụng.
    Máy bay ném bom Tu-95 của Nga tăng tần suất “tuần tra”
    Máy bay ném bom Tu-95 của Nga tăng tần suất “tuần tra”
    Thứ nhất, thái độ cứng rắng đối với phương Tây không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Trên cơ sở kinh tế đang phục hồi, Putin ngày càng cứng rắn đối với phương Tây, điều này đã có phần được thể hiện nhiều năm trước, rõ ràng nhất là cuộc xung đột với Gruzia.
    Tháng 8/2008, nhân dịp diễn ra thế vận hội Bắc Kinh, Gruzia bất ngờ phát động tấn công nhằm vào Nam Ossetia, không ngờ bị Nga nhanh chóng phát động phản công. Quân đội Gruzia tổn thất nặng nề. Nga được đánh giá là giành chiến thắng hoàn toàn, tỷ lệ ủng hộ quốc tế của Putin tăng lên.
    Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, biểu hiện của Nga rất giống trong xung đột với Gruzia. Moskva một mặt tỏ ra cứng rắn, một mặt phản ứng nhanh chóng, đặc biệt là hành động bất ngờ sáp nhập Crimea.
    Tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, giới phân tích đã chỉ ra điểm yếu chết người của nước Nga và Putin. Nhà bình luận nổi tiếng người Mỹ Thomas L.Friedman cho rằng không cần phải dùng vũ lực để đối kháng với Nga. Chỉ cần bị trừng phạt kinh tế, Nga chắc chắn sẽ không thể trụ nổi.
    Dù có những hoài nghi ban đầu về hiệu quả thực sự của các đòn trừng phạt này, song tình hình hiện nay cho thấy chúng đang phát huy tác dụng và khiến cho Nga khốn đốn.
    Hết thời dầu khí?
    Những dự đoán về khó khăn của Nga được đưa ra trên cơ sở phân tích triển vọng năng lượng. Theo đó, việc sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ ngày càng bị hạn chế. Thay vào đó là cuộc cách mạng năng lượng mới, cách mạng dầu khí đá phiến. Sự tiến bộ của công nghệ sản xuất, giá cả của năng lượng tái sinh sẽ không ngừng giảm xuống, xu thế năng lượng tái sinh sạch hơn, hiệu quả cao hơn thay thế dầu mỏ đã rất rõ ràng.
    Có nhiều lý do khác nhau, song giới phân tích có chung nhận định rằng đợt lao dốc của giá dầu lần này một phần là do các nước sản xuất dầu mỏ như Saudi Arabia muốn cạnh tranh giá dầu đá phiến của các doanh nghiệp Mỹ. Thông qua việc đánh tụt giá dầu sẽ gây khó khăn, dẫn đến việc đánh bật họ ra khỏi thị trường năng lượng.
    Giá dầu giảm đang “phủ bóng đen” lên kinh tế Nga
    Giá dầu giảm đang “phủ bóng đen” lên kinh tế Nga
    Giá dầu nhiều khả năng sẽ không thể duy trì ở mức thấp như hiện nay trong thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ cần có vậy, Nga đã bộc lộ điểm yếu nội tại của mình. Xuất khẩu của Nga có khoảng 70% là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, và chiếm tới 50% toàn bộ thu nhập tài chính của Nga. Việc đặt hiện tại và tương lai của Nga vào nhiên liệu hóa thạch được coi là sự thách thức của Putin đối với cuộc cách mạng năng lượng.
    Trò chơi mạo hiểm
    Ngày 18/12/2014, kết quả của một cuộc thăm dò dư luận do Hãng thông tấn Associated Press (AP) và Trung tâm nghiên cứu các vấn đề dư luận NORC cùng công bố cho thấy khoảng 80% người Nga vẫn ủng hộ Putin.
    Bất chấp những khó khăn về kinh tế, Tổng thống Putin vẫn khẳng định ngân sách của Bộ Quốc phòng Nga sẽ tăng vào năm 2015, đạt 50 tỷ USD. Do tài chính Nga dựa vào thu nhập dầu mỏ, và giá dầu lại đang giảm thấp, Chính phủ Nga rất có thể sẽ phải giảm bớt chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội như giáo dục, nhà ở, y tế… Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của dân chúng đối với tương lai và sự tín nhiệm của dân chúng đối với Putin.
    Có ý kiến cho rằng bài đối phó với khó khăn kinh tế của Putin là khơi dậy chủ nghĩa dân tộc Nga theo mô hình thời đại Sa Hoàng. Khi đó, người dân Nga sẽ chuyển sự chú ý từ tình hình kinh tế không ngừng xấu đi sang những mục tiêu cao hơn.
    Tuy vậy, đây có thể sẽ là trò chơi nguy hiểm bởi khi người dân qua cơn phấn khích, họ sẽ trở lại với những vấn đề sát sườn “cơm ăn áo mặc”. Hậu quả khi đó sẽ ra sao nếu tình hình không được cải thiện.
    Đời sống của người dân Nga không khỏi ảnh hưởng khi kinh tế suy yếu
    Đời sống của người dân Nga không khỏi ảnh hưởng khi kinh tế suy yếu
    Trong năm qua, giá dầu giảm gần 50%, đồng ruble cũng sụt giảm 50%. Bị phương Tây bồi thêm bằng các đòn trừng phạt, lượng lớn nguồn vốn của Nga chảy ra nước ngoài.
    Theo đánh giá của Ngân hàng trung ương Nga, lượng vốn chảy ra nước ngoài của Nga trong năm 2014 có thể lên đến 134 tỷ USD, còn số liệu do Ngân hàng thế giới đưa ra là 150 tỷ USD.
    Do lượng lớn nguồn vốn chảy ra nước ngoài, khiến cho nhu cầu đầu tư và tiêu thụ của Nga giảm xuống, nên Ngân hàng trung ương Nga dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2014 chỉ đạt 0,6 %. Số liệu này trong năm 2013 vẫn là 1,6%. Và nếu giá dầu vẫn thấp như hiện nay, một số tổ chức quốc tế dự đoán GDP của Nga trong 2015 có thể sẽ giảm thêm 5%.
    Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp của Nga là 502 tỷ USD, tương đương 1/4 GDP, trong đó khoảng 130 tỷ USD nợ nước ngoài phải trả vào năm 2015. Nếu buộc phải cứu trợ những doanh nghiệp này, thì Nga sẽ dùng hết lượng dự trữ ngoại hối, khó có thể đối phó được với những rủi ro trong tương lai. Nhưng nếu không cứu trợ những doanh nghiệp này, thì việc các doanh nghiệp không thể trả nợ theo đúng kỳ hạn là điều không thể tránh khỏi, một số doanh nghiệp có thể bị phá sản.
    Nước Nga đang gặp khó khăn, và Putin cũng vậy. Phải chăng phương Tây đang “ra tay quá mức” như lời của chính Tổng thống Putin trong bài phát biểu nhân sự kiện tiếp nhận Crimea?
    Đông Triều

    EU vác đá ghè Nga rơi trúng cả chân mình...

     Các lãnh đạo của bốn bên đã không thể có được thỏa thuận cuối cùng. Vấn đề then chốt ở đây là Nga không nhận thấy sự chân thành của châu Âu

    Ukraine tổng động viên cho cuộc chiến cuối cùng
    Những ngày cuối năm 2014, đầu năm 2015, đã có những lúc tiếng súng ở Ukraine tạm lặng, thậm chí có ngày, các tổ chức quan sát nhân quyền của Liên hợp quốc báo về tin vui rằng họ đã không bắn nhau lần nào!
    Nhưng vài ngày qua, miền Đông quốc gia này đang đối diện với một làn sóng bạo lực mới, khi mà giao tranh liên tiếp nổ ra, và Ukraine cũng đang ráo riết chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự quy mô lớn. Các chuyến hàng viện trợ quân sự của Canada đã lên tới hàng chục container, một số nước châu Âu láng giềng tiếp tục bơm khí tài và trang thiết bị cho Kiev.
    Ukraine hồ hởi nhận thêm lô vũ khí mà họ vừa mua, bằng chính những đồng tiền viện trợ từ phía châu Âu với mục đích tái thiết đất nước và cứu nền kinh tế sắp phá sản, bao gồm pháo hạng nặng, tăng thiết giáp, máy bay tiêm kích...
    Còn tại Donetsk, hàng loạt các vụ pháo kích hạng nặng xuất phát từ cả hai phía mà không thể xác định được ai đã bắn tiếng súng đầu tiên.
    Quân đội Ukraine
    Quân đội Ukraine

    Tin thế giới 14/1: Nga không xin bỏ trừng phạt, Mỹ thừa nhận sai sót

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga không thảo luận về tiêu chí dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Interpol truy nã cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, Đức tuần hành phản đối chủ nghĩa cực đoan...
    Nga:
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ không thảo luận về bất kỳ tiêu chí nào cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Tiếng nói nước Nga đưa tin.

    Ukraine: Sân bay Donetsk đã nằm dưới quyền kiểm soát của DPR

    Khói bốc lên do chiến sự từ sân bay Donetsk hồi tháng 11/2014. (Nguồn: RT)

    Đức: Gia tăng trừng phạt Nga là điều cực kỳ nguy hiểm

    Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo các biện pháp trừng phạt Nga gây nguy hiểm cho thế giới. (Nguồn: wikipedia)

    Cựu Thủ tướng Italy Berlusconi: Trừng phạt Nga là vô nghĩa

    Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. (Nguồn: AFP)

    Chuyện ly kỳ: Những kho báu chôn sống trinh nữ làm thần giữ của

    Để bảo vệ kho báu, người ta đã sử dụng một thủ đoạn tàn nhần là chôn sống trinh nữ. Cô gái bị chôn sống trong hầm mộ, miệng ngậm sâm, sau 100 ngày chết đi, hồn ma sẽ canh giữ của cải.

    Thần giữ của tại quán Bạch Tuyết
    Người dân Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn cung kính gọi miếu thờ ấy bằng cái tên quán Bạch Tuyết. Chẳng ai biết quán Bạch Tuyết có từ bao giờ, chỉ biết đến giờ người ta vẫn còn truyền tai nhau những câu chuyện  về nguồn gốc ngôi miếu và những điều kỳ lạ xảy ra.

    Ly kỳ những kho báu chứa lời nguyền chết chóc

    Mặc dù được đồn đại là chứa lời nguyền chết chóc, nhưng những kho báu này lại khiến nhiều người tò mò mà tiến hành khai quật.

    Lời nguyền kho báu trung tâm Manhattan, NewYorks

    Câu chuyện rắc rối quanh co này bắt đầu vào năm 1864 khi có 4 người lính được lệnh của ông Benito Juarez tới San Francisco mang theo một số lượng lớn tiền vàng và châu báu để mua đạn dược phục vụ cuộc chiến tranh Mexico. Trên đường đi, một trong số họ đã thiệt mạng vì vậy 3 người khác đã chôn số tài sản bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, một người có tên Diego Morena tình cờ đi ngang qua và chứng kiến cảnh ba người này chôn số tài sản lớn. Sau đó, Diego Morena đã cướp số tiền này và chuyển suống phía Nam, dừng chân tại ngọn núi trên Los Angeles mà trước kia được biết đến với cái tên Cahuenga Pass.
    Ly kỳ những kho báu chứa lời nguyền chết chóc

    Báo Nga: Lãnh đạo Mỹ, Anh họp “chữa thẹn” khi bị Đức, Pháp “tẩy chay“

    Lanh dao My

    Cuộc họp 4 bên giữa Nga, Đức, Pháp và Ukraine tại Kazakhstan vào 15.1 tới thu hút sự chú ý lớn của báo chí thế giới. Đơn giản vì cuộc họp này sẽ quyết định bức tranh chính trị thế giới trong năm 2015. 

    Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

    EU ngày càng khó chịu với Ukraine

    Kể từ sau cuộc đảo chính Euromaidan (tháng 2/2014) đến nay, Ukraine đã liên tục hối thúc EU chu cấp tài chính nhưng lại không thể thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của châu Âu.
    Tổng thống Ukraine Poroshenko

    Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk: Những phát ngôn và hành động 'tai tiếng'

     Một nhà hoạt động nhân quyền Đức vừa tuyên bố là sau những phát biểu về sự xâm lược của Liên Xô vào Ukraine và Đức, ông Yatsenyuk nên từ chức.

    Ông Yatsenyuk bị khuyên từ chức vì dung dưỡng tư tưởng phát-xít

    Chủ tịch phong trào nhân quyền quốc tế "Thế giới không có chủ nghĩa phát xít", ông Boris Spiegel cho rằng Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nên từ chức sau phát biểu có liên quan đến việc Liên Xô “xâm lược” Ukraine và Đức, cáo buộc Nga tìm cách viết lại lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2
    "Phát biểu của ông Yatsenyuk đã vượt ra ngoài phạm vi cấp độ thế giới mà cộng đồng châu Âu có thể chấp nhận. Chúng ta không thể để một chính khách có chức vụ cao như thế, tự do cho phép mình tuyên bố kiểu như vậy” - ông Spiegel nói.
    Ngoài ra, RIA Novosti còn cho biết, ông Spiegel còn kêu gọi Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko cân nhắc sự phù hợp của ông Yatsenyuk ở vị trí lãnh đạo Nội các vì sẽ làm xấu thanh danh của chính phủ Ukraine.

    Đức mong Nga giảm cấm vận nông sản: Điều gì tiếp theo?

     Chính phủ Đức bày tỏ hy vọng phía chính phủ Nga sẽ giảm nhẹ các lệnh cấm vận đối với hàng nông nghiệp của Đức

    Truyền thông Đức ngày 11/1/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt đã cho biết ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận đối với phía Nga để giảm nhẹ các lệnh cấm vận nông sản của Đức.
    Ngày 16/1 tới, ông Schimidt sẽ tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov tại triển lãm sản phẩm nông nghiệp Green Week tổ chức ở Thủ đô Berlin. Sau đó, theo dự kiến, hai Bộ trưởng Nông nghiệp sẽ có những cuộc tiếp xúc để đàm phán về vấn đề này.
    Trả lời báo giới, Bộ trưởng Schimidt khẳng định giữa hai quốc gia có những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, và những quan hệ này sẽ nhanh chóng sớm quay trở lại. Tuy nhiên, ông Schimidt khẳng định hi vọng của Đức không nhằm biểu lộ rằng các biện pháp trừng phạt với Nga đã kết thúc hay nơi lỏng.
    Thời gian vừa qua, chính phủ Đức đã nói nhiều về việc đã tới lúc cần chấm dứt các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với kinh tế Nga. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng năng lượng Sigmar Gabriel hôm 4/1/2015 đã khẳng định EU nhận tác động xấu từ những biện pháp trừng phạt này.

    Chiến binh Hồi giáo ở Ukraine lên tiếng về vụ khủng bố ở Paris

    chien binh Hoi giao
    Thêm chú thích

    Chuyên gia Nga: Nga muốn giúp giải quyết xung đột ở Biển Đông

    (Tin Nóng) Theo bà Ilya Usov, chuyên gia độc lập nghiên cứu lịch sử, Nga có thể tham gia giải quyết xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông bằng cách gợi ý khai thác dầu khí tay ba.

    Trung tâm số 2 - mỏ Bạch Hổ thuộc Liên doanh dầu khí Vietsovpetro (Việt Nam - Nga) - Ảnh: Thanh Hải