CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk: Những phát ngôn và hành động 'tai tiếng'

 Một nhà hoạt động nhân quyền Đức vừa tuyên bố là sau những phát biểu về sự xâm lược của Liên Xô vào Ukraine và Đức, ông Yatsenyuk nên từ chức.

Ông Yatsenyuk bị khuyên từ chức vì dung dưỡng tư tưởng phát-xít

Chủ tịch phong trào nhân quyền quốc tế "Thế giới không có chủ nghĩa phát xít", ông Boris Spiegel cho rằng Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nên từ chức sau phát biểu có liên quan đến việc Liên Xô “xâm lược” Ukraine và Đức, cáo buộc Nga tìm cách viết lại lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2
"Phát biểu của ông Yatsenyuk đã vượt ra ngoài phạm vi cấp độ thế giới mà cộng đồng châu Âu có thể chấp nhận. Chúng ta không thể để một chính khách có chức vụ cao như thế, tự do cho phép mình tuyên bố kiểu như vậy” - ông Spiegel nói.
Ngoài ra, RIA Novosti còn cho biết, ông Spiegel còn kêu gọi Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko cân nhắc sự phù hợp của ông Yatsenyuk ở vị trí lãnh đạo Nội các vì sẽ làm xấu thanh danh của chính phủ Ukraine.

Được biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức ngày 8-1-2015, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho rằng Nga "đang tìm cách viết lại" lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2” và chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách làm điều này.
Phát biểu tại Berlin, ông Yatsenyuk nói: "Cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine là hành động tấn công vào trật tự thế giới và trật tự châu Âu. Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ ‘cuộc xâm lược’ của Liên Xô tại Đức và Ukraine và phải không để cho điều này xảy ra, không ai có quyền viết lại kết quả Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trước đó có thông tin cho rằng, hacker của nhóm tin tặc ủng hộ Nga CyberBerkut đã tấn công trang web của Thủ tướng và Quốc hội Đức. Theo các tin tặc, vụ tấn công mạng trên nhằm ngăn nhà chức trách châu Âu dành cho Chính phủ Ukraine các khoản tín dụng lớn bởi khoản tiền này có thể chi cho cuộc chiến ở Donbass.
Thủ tướng Yatsenyuk cho rằng đằng sau các cuộc tấn công này dường như là cơ quan tình báo Nga. Ông nêu rõ: "Tôi khẩn thiết yêu cầu cơ quan tình báo Nga đừng tốn tiền đóng thuế của người dân để tiến hành cuộc tấn công mạng vào trang web của Quốc hội Đức và Thủ tướng Angela Merkel."
Liên quan đến vấn đề này, trong chương trình "Không phật ý" của kênh truyền hình Latvia LTV7, phát sóng cũng trong ngày 8-1, Ngoại trưởng đầu tiên của nước này là ông Janis Jurkans cũng đã bày tỏ sự ủng hộ Nga.
Thủ tướng Yatsenyuk nhiều lần bị chỉ trích vì phủ nhận lịch sử
Thủ tướng Yatsenyuk nhiều lần bị chỉ trích vì phủ nhận lịch sử
Ông cho rằng, việc Crimea sáp nhập vào Nga là mong muốn của người dân bán đảo này, vì vậy ông ủng hộ bước đi đó. Theo ông Jurkans, những cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế khi sáp nhập Crimea là không có cơ sở, bởi cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo này hồi tháng 3-2014 là hoàn toàn dân chủ.
Đáp trả lại những tuyên bố mang đậm tư tưởng chống Nga và Liên Xô của Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk, người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Duma Nga Alexei Pushkov cho rằng không cần phải quan tâm đến những tuyên bố của ông Yatsenyuk.
Ông Pushkov cho rằng Thủ tướng Ukraine đã tự làm mình mất uy tín khi nói đến cuộc xâm lược của Liên Xô vào Đức và Ukraine. Sự kiện Liên Xô tấn công nước Đức, giải phóng hầu hết lãnh thổ châu Âu khỏi ách phát xít đã được ghi nhận trong lịch sử thế giới và không thể bị xuyên tạc.
Trong một bài viết đăng lên Twitter của mình, ông Pushkov nhấn mạnh, sau khi Thủ tướng Ukraine tuyên bố về "sự xâm lược của Liên Xô vào Đức và Ukraine" trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì không ai cần phải để tâm tới ông ta nữa", bởi đây không phải lần đầu lãnh đạo Ukraine đòi xét lại lịch sử hay bày tỏ thái độ ủng hộ chủ nghĩa phát xít.
Ngày 01 tháng Chín năm 1939, Đức mở màn chiến dịch quân sự chống Ba Lan, và hành động đó cũng là phát súng lệnh bắt đầu cuộc Thế chiến II. Ngày 17 tháng Chín 1939 quân đội Xô-viết tiến vào lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus, mà Ba Lan từng nhận theo kết quả cuộc chiến Ba Lan-Liên Xô 1919-1921.
Chính quyền Xô-viết thông báo rằng trong tình huống Ba Lan thất thủ, Liên Xô nhận lấy trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân miền Tây Ukraine và Tây Belarus.
Trong thỏa thuận với Liên Xô năm 1945, Chính phủ Ba Lan thời hậu chiến đã khẳng định phê chuẩn những đường biên giới quốc gia được phân định sau khi kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, việc nói rằng Liên Xô xâm lược Ukraine là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc lịch sử.
Phát ngôn này và những hành động trước đó của ông Yatsenyuk bị nhiều tổ chức và cá nhân lên án, coi đó là một hành động xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong đó có những người con Ukraine - đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô, đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa Phát-xít.
Phó thủ tướng Nga Olga Golodets đã gọi những hành động này là sự thóa mạ và xúc phạm đối với ký ức của những người lính đã từng xả thân chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Một thiên anh hùng ca của các nước cộng hòa anh em thuộc Liên bang Xô viết đã bị bóp méo bởi “những tội đồ của lịch sử”.
Theo bà, cuộc chiến tranh với nước Đức Quốc xã vào những năm tháng của Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai là chiến công hiển hách chống chủ nghĩa phát-xít của tất cả những người chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trước đây, bất kể họ là người Nga hay là người Ukraine.
Arseniy Yatsenyuk : Những phát ngôn và hành động “khác người”
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên vị Thủ tướng “đầy tai tiếng” của Ukraine có những phát ngôn và hành động, khiến không chỉ những quan chức nước ngoài mà còn có cả những chính khách trong nước chê trách.
Ukraine đã loại bỏ khái niệm về “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” trong các sách giáo khoa lịch sử của mình
Ukraine đã loại bỏ khái niệm về “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” trong các sách giáo khoa lịch sử của mình
Liên quan đến vấn đề này, vào cuối tháng 11-2014, chính phủ của ông Yatsenyuk cũng đã quyết định xóa bỏ khái niệm về cuộc “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” trong các sách giáo khoa lịch sử của đất nước này, bởi chính quyền Kiev coi đó là "tàn dư của công tác tuyên truyền thời Liên Xô".
Dưới thời Tổng thống Yushchenko (chính là người lãnh đạo Maidan 1, lật đổ ông Yanukovych năm 2004), "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại" cũng đã bị gỡ khỏi sách giáo khoa Ukraine và được khôi phục khi ông Yanukovych lên nắm quyền. Được biết, Ukraine làm như vậy cũng là để phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu khi thuật ngữ này cũng không được EU sử dụng.
Trước đó, ông Yatsenyuk cũng đã nổi tiếng với câu chuyện “cưỡi lừa đi làm”, xây “vạn lý trường thành” hay việc quyết định giành tới 5% GDP cho chi tiêu quân sự. Đồng thời, ông còn là người có nhiều phát ngôn cứng rắn quá mức, thậm chí là thù địch đối với Nga.
Mới đây nhất, vào tháng 12-2014, trong bối cảnh cả nước đang thực hành tiết kiệm để khôi phục nền kinh tế đang bị phá sản mà ông Yatsenyuk đã có một hành động được coi là “không gương mẫu”, “lãng phí công quỹ”, làm cho ngay cả các chính khách trong nghị viên liên đảng của mình phản đối kịch liệt.
Vào ngày 22-12-2014, nghị sĩ Verkhovna Rada thuộc “Khối Poroshenko” Sergei Kaplin đã đề xuất của với Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nên thay thế chiếc “Mercedes” công vụ sang trọng bằng một con lừa để tiết kiệm chi tiêu công, trong khi ông ta đang kêu gọi chính phủ và các cơ quan công quyền tiết kiệm chi tiêu.
Vị đại biểu đến từ Khối của Tổng thống Ukraine Poroshenko phẫn nộ với việc vị Thủ tướng đang hô hào thắt chặt chi tiêu công lại bỏ ra nguồn kinh phí hàng ngàn USD công quỹ để thay lốp mùa hè sang lốp mùa đông cho chiếc xe công vụ sang trọng của người đứng đầu chính phủ.
Chi phí để thay chỉ một chiếc bánh xe Mercedes của ông (vốn trước đây là của Azarov, ông Yatsenyuk tiếp tục sử dụng) sẽ tiêu tốn của ngân sách nhà nước Ukraine 42.000 Hryvnia (tương đương 2.660 USD bằng khoảng gần 57 triệu tiền Việt Nam).
“Mới đây Yatsenyuk đã mua lốp xe mùa đông cho chiếc Mercedes của mình. Một bánh xe trị giá  tới 42.000 Hryvnia. Đó đơn giản là một cái tát vào mặt và linh hồn của cả đất nước, nơi mà người dân không có ngay cả điều kiện để thay lốp xe và phải đi bằng lốp mùa hè” - ông Kaplin phẫn nộ nói.
Đáng nói hơn chỉ trích kịch liệt của ông nghị sĩ Sergei Kaplin được truyền tải công khai trong buổi phát sóng trên kênh truyền hình “112 Ukraine”. Ông này đã gọi đây là hành động “đốt tiền của Nhà nước”, trong bối cảnh Ukraine đang vận động cắt giảm chi tiêu công và tránh lãng phí trong các cơ quan công quyền.
Theo quan điểm của nghị sĩ, vào thời điểm khó khăn “cần phải tuyệt đối tiết kiệm chi phí với tất cả các nghị sĩ, thẩm phán, kiểm sát viên, các trợ lý lẫn bộ phận bảo đảm công việc cho các bộ”. “Tôi cho rằng anh phải cưỡi lừa đi làm trong khi cả nước đang ở trong tình trạng khủng hoảng như thế này” - ông Kaplin tuyên bố.
Các phần tử cực hữu Ukraine ngang nhiên mặc áo in hình logo của Sư đoàn SS
Các phần tử cực hữu Ukraine ngang nhiên mặc áo in hình logo của Sư đoàn SS "Đầu lâu" (Totenkopf) của Đức Quốc xã diễu hành ở thành phố miền tây Lvov
Ông Yatsenyuk còn bị chỉ trích gay gắt khi vào cuối tháng 11, trong khi đang bất lực trong nhiệm vụ ưu tiên là vực dậy nền kinh tế đang sụp đổ thì chính phủ của ông vẫn kiên quyết đòi sử dụng đến 86 tỷ hryvnias (tương đương 5,4 tỷ USD) để đầu tư cho quốc phòng, mua sắm vũ khí tấn công lực lượng ly khai miền đông.
Điều này đã gây ra làn sóng phản đối của nhân dân nước này và của cả nhiều chính phủ cùng với các chính khách châu Âu bởi nó chiếm tới 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vốn đã rất ít ỏi của nước này, đi ngược lại những đòi hỏi cấp thiết của đất nước là kiến tạo hòa bình và tái thiết đất nước, trong khi Ukraine đang chạy vạy khắp nơi để xin viện trợ.
Trước đó một chút, vào tháng 9-2014, vị Thủ tướng Ukraine cũng đã cho triển khai kế hoạch xây dựng “Vạn lý trường thành” trên biên giới Nga-Ukraine. Bản kế hoạch này được ông xây dựng với ý tưởng triển khai một tuyến phân định biên giới với Nga (gọi là Stena), nhằm cách ly đông nam Ukraine với Nga.
Trung tâm báo chí của Chương trình “Stena” tuyên bố, Ban chỉ đạo chương trình này có kế hoạch tạo ra hai tuyến phòng thủ, có chiều dài 2295km. Đại bộ phận khối lượng công việc là khoảng 500 km giao thông hào, hơn 8000 hố dành cho phương tiện quân sự, hơn 4000 hầm và khoảng 60 km hào chống tăng.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc xây dựng biên giới với Nga theo nguyên tắc Israel áp dụng để xây dựng hàng rào ngăn cách ở dải Gaza có thể khiến Ukraine phải chi ra nguồn ngân sách lên tới 4 tỷ USD trong bối cảnh Ukraine đang có mức nợ công kinh hoàng với con số hơn 72 tỷ USD.
Ngoài ra, ông Yatsenyuk còn thường xuyên có những phát ngôn “gây bão” khác như: Nga đang đưa quân sang miền đông Ukraine, Nga đang xâm lược Ukraine hay Nga đang đe dọa hòa bình ở châu Âu hoặc Ukraine cần xây dựng quân đội vững mạnh để chống Nga xâm lược và đòi lại Crimea…
Với cương vị Thủ tướng - chức vụ cao nhất, nắm quyền điều hành các cơ quan công quyền Ukraine với 2 mục đích cơ bản là xây dựng và bảo vệ đất nước - liệu các phát ngôn và hành động của ông Yatsenyuk có mang lại hiệu quả thiết thực cho đất nước Ukraine, với nền kinh tế phá sản và nội chiến liên miên?
  • Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét