CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

EU bất ngờ đổi giọng với Nga

Nghị viện châu Âu sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga trong lĩnh vực tài chính và hạt nhân nếu Nga tiếp diễn các hành động ở miền Đông Ukrane.

Theo hãng tin AP, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 15/1 đã lên án Nga là "một mối đe dọa tiềm tàng đối với Liên minh châu Âu (EU)" ngay cả khi Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini đang tìm cách nối lại đối thoại với Moskva để hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
EP đã ủng hộ một nghị quyết kêu gọi tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva thậm chí là sau tháng 3 tới - thời điểm đánh giá đợt trừng phạt đầu tiên.
Trong khi đó, bà Mogherini nói với các nghị sĩ châu Âu rằng EU phải "tính tới việc khôi phục một phần các lựa chọn và công cụ hợp tác về pháp quyền và tư pháp với Nga."
Theo EP, nếu các hành động (hiện nay) của Nga ở khu vực biên giới với Đông Ukraine vẫn tiếp diễn, các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực tài chính và hạt nhân sẽ được tăng cường.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không được mời dự hội nghị G7 sắp tới.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Allgemeine Zeitung hôm 15/1, bà Merkel nói: “Nhóm G7 tôn trọng những giá trị chung. Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và những sự kiện ở miền Đông Ukraine đã vi phạm nghiêm trọng những giá trị này”.
Đó là lý do không thể xem xét mời ông Putin dự hội nghị vào thời điểm này. Bà Merkel cũng tái khẳng định quan điểm của mình rằng châu Âu chưa thể cân nhắc dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga. “Vào mùa xuân, chúng tôi sẽ bàn bạc về các lệnh trừng phạt trên. Còn trong tình hình hiện nay, trừng phạt vẫn giữ nguyên”.
Hồi tuần trước, bà Merkel nói châu Âu sẽ không bỏ trừng phạt nếu tất cả mọi điều khoản trong bản thỏa thuận hòa bình 12 điểm – đạt được ở Belarus hồi tháng 9 – về tình hình Ukraine không được thực thi đầy đủ.
Những động thái của Nghị viện châu Âu và Đức cho thấy dường như nỗ lực bình thường hóa quan hệ 2 bên thời gian gần đây càng khó khăn hơn. Trước đó, Liên minh châu Âu đang xem xét nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và nối lại các cuộc đàm phán, phụ thuộc vào các Nga giải quyết khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, Sputniknews đưa tin.
Tài liệu trên được cơ quan đối ngoại của EU soạn thảo bởi trước thềm cuộc họp ngoại trưởng của khối tại Brussels diễn ra vào tuần tới và chưa được công bố.
Theo đó, EU có thể thay đổi lập trường nếu Nga tuân thủ thỏa thuận hòa bình đã ký kết với Ukraine hồi tháng 9/2014 tại Minsk (Belarus) cũng như thỏa thuận về cung cấp khí đốt cho Ukraine, không cản trở hiệp định hợp tác thương mại, chính trị EU - Ukraine.
Trong kịch bản tích cực, EU có thể cân nhắc bình thường hóa dần quan hệ trong lĩnh vực ngoại giao và thương mại với Nga. Đây là minh chứng cho thấy EU đang chuyển sang nỗ lực đối thoại thay vì đối đầu.
Còn về phía Nga, mới đây, Moska cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm bình thường quan hệ với liên minh EU.
Theo TASS, ngày 14/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hy vọng Moskva sẽ có thể sớm bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Gaidar ở Moskva, ông Medvedev nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá rất cao những mối quan hệ mà mình đang xây dựng với châu Âu, đối tác thương mại chính của chúng tôi. Tôi thực sự hy vọng trong tương lai gần, chúng tôi sẽ cố gắng bình thường hóa những quan hệ này."
Tuyết Minh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét