CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Những cái chết “muôn đời bí ẩn” của vua chúa Việt

Cái chết của nhiều bậc vua chúa Việt Nam gây ra những câu hỏi lớn mà đến nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.
Vua Duy Tân bị thực dân Anh ám sát?
Vua Duy Tân (1900 – 1945) có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Hoảng, là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, lên ngôi vào ngày 5/9/1907, lúc mới 7 tuổi, sau khi vua cha Thành Thái bị đưa đi quản thúc.
Vua Thành Thái có nhiều con trai, nhưng người Pháp đã chọn Vĩnh San làm người kế vị vì ông nhỏ tuổi và trông có vẻ “nhút nhát, đần độn”. Tuy nhiên, khi lên làm vua ông đã tỏ ra là một người có tư tưởng dân tộc, quyết đoán và không chịu lệ thuộc vào Pháp. Do chống lại người Pháp, ông đã bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.
Vua Duy Tân. 
Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), vua Duy Tân gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức và được nhà lãnh đạo Charles de Gaulle của Pháp chú ý. Sau cuộc chiến, de Gaulle muốn đưa Duy Tân trở lại Đông Dương như một lá bài trong kế hoạch tái chiếm Đông Dương, trong khi ông cũng muốn lợi dụng de Gaulle để trở lại ngai vàng và từng bước củng cố độc lập dân tộc.

Những cái chết “muôn đời bí ẩn” của vua chúa Việt

Cái chết của nhiều bậc vua chúa Việt Nam gây ra những câu hỏi lớn mà đến nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.
Vua Duy Tân bị thực dân Anh ám sát?
Vua Duy Tân (1900 – 1945) có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Hoảng, là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, lên ngôi vào ngày 5/9/1907, lúc mới 7 tuổi, sau khi vua cha Thành Thái bị đưa đi quản thúc.
Vua Thành Thái có nhiều con trai, nhưng người Pháp đã chọn Vĩnh San làm người kế vị vì ông nhỏ tuổi và trông có vẻ “nhút nhát, đần độn”. Tuy nhiên, khi lên làm vua ông đã tỏ ra là một người có tư tưởng dân tộc, quyết đoán và không chịu lệ thuộc vào Pháp. Do chống lại người Pháp, ông đã bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.
Vua Duy Tân. 
Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), vua Duy Tân gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức và được nhà lãnh đạo Charles de Gaulle của Pháp chú ý. Sau cuộc chiến, de Gaulle muốn đưa Duy Tân trở lại Đông Dương như một lá bài trong kế hoạch tái chiếm Đông Dương, trong khi ông cũng muốn lợi dụng de Gaulle để trở lại ngai vàng và từng bước củng cố độc lập dân tộc.

Chúa Trịnh bị báo ứng vì giết Thái tử nhà Lê?

 Người ta nói, con trai cưng của Trịnh Sâm dung mạo giống hệt thái tử Vỹ, người bị Sâm giết. 
Thời Lê Trung Hưng, qua các đời chúa Trịnh sự chuyên quyền ngày càng lớn, biến vua Lê thành những vị hoàng đế bù nhìn. Chúa quyết định tất cả mọi việc từ chuyện chi tiêu của vua cho đến việc đưa ai lên ngôi, thậm chí cả tính mạng vua cũng nằm trong tay chúa. Chính vì vậy chuyện chúa Trịnh Sâm giết Thái tử Lê Duy Vĩ mà vua Lê Hiển Tông bất lực không thể làm gì để cứu con là chuyện không lạ, nhưng lạ lùng ở chỗ sau đó có chuyện báo ứng ly kỳ mà hậu thế không mấy người được rõ.
Vụ án bi thảm xảy ra vào tháng 12 năm Tân Mão (1771) nhưng nguyên nhân của nó bắt đầu từ nhiều năm trước đó với sự ghen tức đố kị của Trịnh Sâm đối với Thái tử Lê Duy Vỹ. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí thì thái tử là người vóc dáng đẹp đẽ, tư chất thông minh, thấy nhà vua bị mất quyền, thái tử căm tức lắm, thường vẫn khảng khái nuôi chí thu phục lại quyền bính. Thái tử lại từng xem khắp kinh sử, yêu mến các nho sinh; nên hào kiệt trong thiên hạ không ai là không ngưỡng vọng... Chúa Trịnh Doanh cũng rất yêu mến Thái tử nên đã gả con gái của mình cho, hi vọng sau này Thái tử lên ngôi, con gái mình sẽ thành Hoàng hậu. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép ngắn gọn như sau: “Thái tử lúc còn nhỏ, thông minh, nhanh nhẹn, xem rộng sách Kinh, sách Sử, đối với sĩ phu rất lễ độ; thần dân không ai là không mến yêu thái độ, dung nghi. Trịnh Doanh rất trọng tài của thái tử, nên đem con gái trưởng là Tiên Dung quận chúa gả cho”.

Chuyện bí ẩn về “hồn ma dưới nước"

Những câu chuyện về linh hồn trú ngụ trong các lâu đài đổ nát nhiều vô kể, nhưng chuyện về những hồn ma dưới nước dường như ít được phổ biến. 
Dưới đây là những câu chuyện từ chính những thợ lặn đã trải nghiệm sự việc dị thường dưới nước.
Các thợ lặn điều tra hiện tượng siêu nhiên
Các thợ lặn điều tra hiện tượng huyền bí ở Florida thuộc số hiếm trong số vô vàn những thợ săn ma. Đội điều tra các hiện tượng siêu linh dưới nước đầu tiên này, đã tham gia tìm kiếm các linh hồn dưới nước và có nhiều trải nghiệm lạ thường trong suốt quá trình tìm kiếm.
Trong một chuyến thám hiểm các thợ lặn đã phát hiện "một ánh sáng kỳ lạ không giải thích được", ở vùng nước dưới cầu Sunshine Skyway Tampa. Cầu Skyway bị sụp đổ vào năm 1980, khiến 35 người lái xe tử vong.

Dòng họ khoa bảng bậc nhất VN phát nhờ âm phần?

Tên tuổi dòng họ Nguyễn làng Viềng được xếp vào hàng “tứ gia vọng tộc”. Xung quanh sự phát tích của dòng họ này tồn tại nhiều câu chuyện thú vị. 
Họ Nguyễn làng Viềng (phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu được biết tới là một trong “tứ gia vọng tộc” đất Kinh Bắc xưa không những bởi số lượng người trong dòng họ đỗ đạt, làm quan to trong triều, mà còn bởi nhiều huyền tích nhuốm màu liêu trai.
Kỳ 1: Sự hiển đạt của một dòng họ

Sự thành đạt của một dòng họ nổi tiếng, bên cạnh những cố gắng học hành của những thành viên dòng tộc bao giờ cũng có rất nhiều câu chuyện thần bí xung quanh. Thực hư những chuyện này đến nay thật khó giải thích, tuy nhiên cũng rất khó có cơ sở để bác bỏ.
Được Tả Ao tiên sinh đặt dương cơ
Người được coi là thủy tổ, khai sinh ra dòng họ Nguyễn khoa bảng làng Viềng là Thám hoa Nguyễn Văn Huy. Tương truyền tổ tiên cụ Nguyễn Văn Huy vốn làm nghề bán nước dưới gốc đa làng Đông Lâu (nay là làng Đồng Thôn), huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tuy nhiên sau khi cụ thân sinh ra Thám hoa Nguyễn Văn Huy mất thì gia đình có chuyển về sinh sống tại làng Viềng. Sau này cụ Huy có kết thân với một người con gái làng Tiêu Thượng (nay thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) tên là Nguyễn Thị (trong gia phả gọi là Huy phu nhân) vốn cũng là con của một gia đình gia thế.
Thời bấy giờ ở nước ta có một thầy địa lý rất nổi tiếng là Tả Ao chuyên đi ngao du khắp nơi để tìm những mảnh đất đẹp, rồi xem xét nhân tình mà đặt mộ cho những người có duyên. Nhân một lần đi du ngoạn qua địa phận làng Tiêu Sơn, Tiêu Thượng (đều thuộc thị xã Từ Sơn) thường hay trú tại nhà thân phụ Huy phu nhân.
 Hình thế ngôi mộ được cho là thầy địa lý Tàu đã đặt cho, tuy nhiên hình thế này đến nay không còn.
Khi đó Huy phu nhân 14 tuổi và là người thường xuyên lui tới hầu hạ, chăm sóc Tả Ao tiên sinh rất chu đáo, không có điều gì sơ suất. Được một thời gian thì Tả Ao tiên sinh xin cáo về, Huy phu nhân thấy vậy mới ngỏ lời: “Tiên sinh là thầy về xem đất, thầy giúp cho mọi người sao không vì nhà cháu mà đặt cho ngôi đất tốt”. Tiên sinh thấy vậy không trả lời mà cứ thế bỏ đi.
Huy phu nhân thấy vậy cũng không dám hỏi nhiều, nhưng định bụng nếu có cơ hội sẽ xin lại lần nữa. Thế rồi nhân một lần có chuyện qua lại Tiêu Sơn, Tả Ao tiên sinh lại ghé vào nhà Huy phu nhân để nghỉ ngơi. Không từ bỏ hy vọng, Huy phu nhân lại tiếp tục cầu xin nhưng tiên sinh vẫn làm ngơ không trả lời.
Bất chợt một hôm Tả Ao tiên sinh mới nói riêng với Huy phu nhân rằng: “Làng Vĩnh Kiều có một danh sĩ, sau này ắt thành người tài, cháu có muốn kết thân không?”. Huy phu nhân nói: “Phận gái đặt đâu là quyền cha mẹ, cháu đâu dám tự quyền”. Thấy vậy, Tả Ao tiên sinh mới nhận đứng ra làm người mai mối, vừa đến nói với thân sinh Huy phu nhân, vừa đến nói với thân mẫu cụ Thám hoa Nguyễn Văn Huy để hai người nên duyên vợ chồng và hai nhà kết thành thông gia.
Tả Ao tiên sinh nói với cha Huy phu nhân rằng: “Ông có hoang thổ một khu, lại là đất tốt, nên bảo chàng rể sang ở đấy sớm tối được nương nhờ, mà con gái ông cũng tiện đường chăm sóc”. Được ưng thuận, tiên sinh bèn chọn ngày tốt, đặt hướng dựng ngôi dương cơ và cụ Nguyễn Văn Huy cũng chuyển từ làng Viềng sang ngôi dương cơ này để đêm ngày đèn sách. Sau những đêm đèn sách miệt mài, cuối cùng cụ đỗ thám hoa năm 1529 đời Vua Mạc Thái Tổ. Năm đó khoa thi không lấy trạng nguyên nên lấy cụ Huy đỗ đầu với chức danh thám hoa.
Truyền thuyết cho rằng cụ Huy đỗ đạt là nhờ được sống trên căn dương cơ được Tả Ao tiên sinh đặt cho. Tuy nhiên theo cụ Nguyễn Đình Quát (78 tuổi) hậu duệ đời thứ 14 dòng họ Nguyễn làng Vĩnh Kiều thì: “Những truyền thuyết như vậy không thiếu, thậm chí còn được ghi vào trong gia phả của dòng họ chúng tôi. Tuy nhiên tôi cho rằng các cụ đỗ đạt phần nhiều là dựa vào nỗ lực và sự kiên trì không mệt mỏi, tất nhiên còn phải dựa vào đức của tổ tiên nữa”.
Phát đạt nhờ âm phần
Bên cạnh câu chuyện Tả Ao tiên sinh đặt dương cơ thì trong gia phả họ Nguyễn làng Vĩnh Kiều còn chép lại truyền thuyết rất thú vị về những thầy địa lý Tàu đặt mộ giúp cho con cháu dòng họ Nguyễn sau này nối nhau đỗ đạt. Tương truyền rằng, vì người Tàu chịu ơn cụ thân sinh ra cụ Nguyễn Văn Huy nên họ đã nhờ một thầy phong thủy nổi tiếng sang Việt Nam tìm giúp một ngôi mộ tốt để trả ơn.
Cổng mộ Thám hoa Nguyễn Văn Huy tại làng Viềng. 
Khi các thầy địa lý Tàu đến thì cụ thân sinh ra cụ Huy đã mất và chỉ còn cụ bà. Hai thầy địa lý Tàu bèn nói với cụ bà rằng: “Chúng tôi tìm được hai ngôi đất. Một ngôi kiểu quần sơn củng phục (các núi chầu lại), có thể làm một đời đế vương, một ngôi kiểu cáo trục hoa khai (phong tước nở hoa), có thể làm được bảy đời phò mã (rể vua) tùy người lựa chọn”. Cụ bà thấy thế liền đáp rằng: “Nhà tôi ở chỗ thôn quê bỉ lậu, dám đâu hy vọng những sự lớn lao ấy. Tôi chỉ mong có được một ngôi đất đời nào trong nhà cũng có văn nho mà thôi”. Hai thầy địa lý Tàu thấy vậy liền trả lời: “Chính như nguyện vọng của người thì há cần phải tìm ở đâu xa. Ngay đầu làng này có một huyệt phát kế thế công khanh xin vì người mà giúp cho vậy”.
Xét ngôi huyệt đó long mạch khởi từ xã Cẩm Chương đi lại (nay không xác định địa điểm này ở đâu), đến đầu làng Vĩnh Kiều thì nhô lên thành hai mô đất. Một mô hơi to và bằng phẳng. Một mô hơi bé và méo lệch. Thầy thứ nhất thì bảo huyệt nằm ở mô thứ nhất, thầy thì bảo huyệt nằm ở mô thứ hai. Hai thầy không ai chịu ai, tranh cãi nhau, sau cùng họ phải họa lại bản đồ chỗ đất ấy rồi sai người đem về trình sư phụ quyết định. Người thầy khi xem xong thì viết thư cho học trò rằng: “Ngôi đất này là kiểu hoàng xà thính cáp (rắn vàng nghe ngóe), khí ở tai, hai mộ đất chính là hai tai vậy. Mô lớn tất điếc, mô bé hơi chéo có khí, huyệt ở mô bé ấy. Cứ bảo người nhà làm theo như vậy”.
Không biết thực hư chuyện này ra sao nhưng khi táng huyệt tại điểm đó, sau 36 năm phát phúc, cụ thủy tổ Nguyễn Văn Huy đã đỗ thám hoa. Cụ làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ, được vua phong làm Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu. Cụ Huy sinh được ba người con trai thì tất cả đều đỗ đạt. Người con cả là Nguyễn Đạt Thiện đỗ Hoàng giáp năm 1559 dưới thời Mạc Tuyên Tông, làm quan tới chức Lại khoa đô cấp sự trung. Người con thứ hai là Nguyễn Trọng Quýnh đỗ Hoàng giáp năm 1547 dưới thời Mạc Tuyên Tông, làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ. Người con út là Nguyễn Hiển Tích đỗ tiến sĩ năm 1565 thời Mạc Mục Tông, làm quan tới chức Binh bộ Tả thị Lang, tước Nghi Khê hầu.
Riêng cụ Nguyễn Trọng Quýnh có mười người con trai, 4 người mất sớm còn lại 6 người, trong đó có người con cả là Nguyễn Giáo Phương đỗ thám hoa năm 1586, thời Mạc Mục Tông. Do khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn nên đã lấy Nguyễn Giáo Phương đỗ đầu. Những người con còn lại đa phần đều đỗ đạt làm quan to trong triều. Trong đó đặc biệt có hai người là cụ Minh Tâm và Đức Trạch lại phát về đường võ nghiệp, một người được phong tước hầu, một người được phong hàm Thái Bảo. Con cháu các cụ này cũng nối nhau kế thừa nghiệp cha ông. Người thì phát đường văn nho, người thì phát đường võ nghiệp.
Tên tuổi dòng họ Nguyễn làng Viềng nức tiếng gần xa và được người dân Kinh Bắc xưa xếp vào hàng “tứ gia vọng tộc” vì có nhiều người đỗ đạt, làm quan. Người dân thì đồn đại rằng dòng họ này phát là nhờ có dương cơ, người thì lại bảo phát về đường âm trạch. Không biết thực hư ra sao, chỉ biết rằng nếu so về truyền thuyết thì dòng họ này gần như là dòng họ duy nhất được cả hai thầy địa lý nổi tiếng người Tàu và Việt Nam đặt đất cho.
Gia tộc nổi tiếng
Trong vòng hơn 300 năm từ khoảng gần giữa thế kỷ thứ XVI đến cuối thế kỷ XIX, dòng họ Nguyễn làng Viềng đã sản sinh ra 10 tiến sĩ, trong đó có 7 người được phong hầu, một người được tặng phong Thái Bảo (chức quan tượng trưng, thể hiện công trạng to lớn - PV), một người được phong tước Bá cùng 30 cử nhân và 60 tú tài. Thành tích này đã đưa dòng họ Nguyễn làng Viềng lên thành một trong những dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất thời phong kiến ở Việt Nam.
Kỳ 2: Câu chuyện về lòng tốt được báo ơn và việc nối long mạch để dòng họ tiếp tục phát phúc
Theo Lao Động

Ly kỳ vị hổ tướng nhà Nguyễn hiển linh trị việt gian

Chuyện về đức Tiền quân linh hiển trên bộ ván thờ trừng trị thói ác bá của tên việt gian Trần Bá Lộc được các bậc cao niên thuộc nằm lòng.
Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức vốn là một võ tướng dũng mãnh vô song, được liệt vào ngũ hổ tướng thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Ông nổi tiếng cương trực, chuyên trị những tên ác bá dẫu kẻ đó có quyền cáo chức trọng như thế nào. Người dân kính nể và thán phục vị hổ tướng này đến mức xem ông như một vị thần sau khi ông mất đi. Và những câu chuyện về tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức cũng như cá đồ vật lúc sinh thời ông hay dùng đã được dân gian lưu truyền thành huyền thoại.

Thú vị vua Minh Mạng trổ tài cầu mưa

Với ông hoàng như Minh Mạng, việc cùng một lúc giảm bớt 100 cung nữ không phải là nhiều, nhưng coi đó là cách để cầu mưa thì quả xưa nay hiếm.
Khi nói đến Minh Mạng, vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, về mặt đời tư người ta thường nghĩ đến một vị vua lắm vợ nhiều con; về mặt chính trị thì đây là một vị quân chủ tài ba, là một nhà cải cách lớn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai hay xung quanh bậc đế vương này còn có nhiều giai thoại thú vị, một trong số đó là chuyện ông cầu mưa.
Thời xưa, mỗi khi thiên tai hạn hán xảy ra, các vị vua với vai trò là người đứng đầu đất nước đã thực hiện các chính sách cứu tế, chẩn cấp cho dân, mặt lại sai các đại thần có đức hạnh hoặc có khi trực tiếp vị vua ấy làm lễ cầu khấn, mong trời rủ lòng thương mà ban mưa xuống cứu hạn, giải cơn khát, cứu đất đai đồng ruộng, mùa màng cho dân…

Bí ẩn hậu vận của Trạng Cầu Đinh Lưu

Người ta truyền tụng rằng mộ tổ nhà Trạng Cầu Đinh Lưu nằm ở một quả núi tròn trông giống như quả cầu nên ông mới có biệt tài như vậy.
Đinh Lưu (1479-?) còn có tên khác là Đinh Lưu Kim, người làng An Dật, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng, thừa tuyên Hải Dương (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương) đỗ Thám hoa khoa Bính Thìn (1496) đời Lê Thánh Tông, khi đó ông mới 17 tuổi, sau làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Ngay từ nhỏ Đinh Lưu đã nổi danh là thần đồng và đặc biệt không chỉ giỏi văn thơ mà ông ham hiểu bách công kỹ nghệ, thành thạo nhiều nghề và giỏi nhiều môn như tài cưỡi ngựa, bắn cung, đánh bóng, nhất là giỏi đá cầu, hễ đã đá cầu thì có thể đá mãi mà quả cầu vẫn không rơi xuống đất.
Đá cầu bằng đồng xu, tranh khắc gỗ của Henry Oger.  
Theo sách Dã sử và Tam khôi bị lục, sở dĩ Đinh Lưu ham thích các môn như vậy vì ông thường bảo với anh em, bè bạn:

Vua nhà Nguyễn thi hành án tử thế nào?

Lần ngược quá khứ tìm hiểu chuyện thi hành án tử thời Nguyễn, chúng tôi ghi nhận nhiều chuyện thâm cung liên quan đến tử tội mà hậu thế ít tường tận...
Để trừng trị tội ác, ngăn ngừa tội phạm cũng như giữ vững kỷ cương phép nước, Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định mức án cao nhất là tử hình. Nếu như trước đây, sau khi bị các cấp xét xử tuyên án và bị Chủ tịch nước bác đơn ân xá, tử tội sẽ bị thi hành án tử bằng loạt đạn công lý thì nay với quy định mới, việc thi hành án tử bằng biện pháp xử bắn được thay thế bằng biện pháp tiêm thuốc độc.
Chuyện thi hành án tử thời hiện đại là thế nhưng ở thời phong kiến, mà cụ thể là triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, việc kết liễu sinh mạng của kẻ phạm trọng tội không phải bằng súng đạn mà bằng các biện pháp hành hình thô sơ. Lần ngược quá khứ tìm hiểu về quá trình thi hành án tử thời kỳ này, chúng tôi ghi nhận nhiều chuyện thâm cung bí sử liên quan đến tử tội mà hậu thế ít ai tường tận.

Thực hư chuyện người “nặng vía” gieo rắc tai họa

Họ đi đến đâu là gieo rắc tai ương đến đó. Ngay cả bản thân họ cũng không hiểu vì sao mình lại có "biệt tài" vô hình quỷ quái đến vậy. 
Ở phương Tây, người ta gọi họ là những người mệnh ác, còn theo quan niệm phương Đông thì họ là những người nặng vía.
Đi đến đâu gây tai ương đến đó?
Cách đây mấy năm về trước cho tới tận bây giờ, người dân Mexico vẫn rỉ tai nhau về câu chuyện lạ của một góa phụ trẻ có tên là Chista. Chỉ sau đêm tân hôn 3 ngày, người chồng bỗng dưng ốm rồi chết. Các giám định pháp y không tìm ra nguyên nhân. Sau cái chết ấy, người vợ góa cũng liền trở thành nỗi kinh hoàng cho mọi người khi bị kết tội là người đàn bà có đôi mắt của quỷ vì những sự trùng hợp khó giải thích.
Trong một lần đi trên phố, Chista trông thấy một bé gái xinh xắn, cô tiến lại gần, xoa đầu cô bé và hồn nhiên khen: “Cô bé thật là dễ thương quá”. Sau đó một ngày, bé gái lên cơn sốt cao không rõ nguyên nhân, thuốc gì cũng không khỏi. Bé gái xấu số tử vong sau 3 ngày. Gia đình bé gái đổ lỗi cho Chista là đã gián tiếp gây ra cái chết. Họ xem Chista như “một mụ phù thủy”, chỉ có một cái xoa đầu và lời khen mà có đủ sức giết chết một đứa trẻ đáng thương.

Kỳ lạ giếng cổ chưa bao giờ cạn

Dù trải qua nhiều thế kỷ, giếng cổ Chăm Pa tuy có mực nước đáy giếng không sâu nhưng nguồn nước dưới đáy luôn giữ mức bình thường, chưa lúc nào cạn.
Chiều 25/7, ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, đoàn cán bộ khảo cổ của Bảo tàng này vừa phát hiện một cái giếng cổ Chăm Pa trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có mạch nước chưa lúc nào cạn.
Giếng cổ Chăm Pa vừa được phát hiện nằm ở phía sau di tích lịch sử văn hóa Đền làng Hữu Quyền (thuộc xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên).
Giếng cổ còn tương đối nguyên vẹn, cấu trúc hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 2m, sâu gần 3m. Thành giếng phía trên dài 2m, được ghép bằng các phiến đá hộc và đá cuội màu đen xám.
 Chiếc giếng cổ có niên đại lâu đời được tu sửa lại vào năm 1936.
Đặc biệt xung quanh thành và đáy giếng được kè lát bằng nhiều phiến đá dày, cà đẽo công phu, vuông vức, đẹp mắt và rất chắc chắn. Hiện nay phía trên thành giếng còn lưu giữ niên đại tu sửa, ghi bằng chữ Hán cổ “Bảo Đại Bính Tý 1936”.

Chuyện kỳ dị về những người bị sét đánh

Khi các thân nhân đến nhận tử thi thì mới rõ là những người bị sét đánh chết đều là những kẻ có tội và đáng bị trừng phạt.
Đôi khi sét đánh vào con người đã để lại những kết cục thật bí ẩn mà khoa học hiện vẫn chưa giải thích được. Sau đây là một số thí dụ điển hình:
Sét đánh vào những kẻ xấu xa
Theo nhà vật lý Nga Victor Glusakov, người chuyên nghiên cứu các hiện tượng khác thường: “Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian có câu nói “Rồi Thiên lôi sẽ xé xác mày ra!”.
Vài năm trước có một đoàn khách du lịch đi đến Altai (Nga) thì gặp phải một cơn bão. Cả đoàn người đã bám vào dây chão như người ta vẫn thường làm khi ở trên núi.
Đúng lúc đó một luồng sét đã giết chết 1/3 số người trong đoàn. Tất nhiên là chiếc dây chão bị ẩm ướt đã trở thành vật dẫn điện, thế nhưng vì sao mà không phải là tất cả mọi người đều bị chết? Các nhà vật lý không thể lý giải được điều này.
Khi các thân nhân đến nhận tử thi thì mới rõ là những người bị sét đánh chết đều là những kẻ có tội và đáng bị trừng phạt. Một người trong số họ đang là tội phạm bị truy nã trên toàn quốc, người thứ hai là kẻ đã lén lút lấy nhiều vợ, người thứ ba là một gái mại dâm, còn người thứ tư là một người mẹ đã nhẫn tâm vứt bỏ các con của mình tại các nhà trẻ.
Một cô gái người Nga tên là Ocsana Pablova kể lại: “Tôi đã yêu một chàng trai, còn anh ta chỉ đùa cợt với tôi thôi. Một lần anh ta đi nghỉ ở Sochi cùng với một cô gái. Khi đó tôi đã giận sôi lên và thầm nguyền rủa anh ta. Một tuần sau thì được tin là anh ta đã chết. Hai người đã gặp bão trên đường đi và nấp vào một gốc cây. Khi đó họ đứng sát vào nhau, thế nhưng sét chỉ đánh vào anh ta thôi. Phải chăng đó là sự trừng phạt của ông trời?”.
Sét không buông tha ngay cả sau khi chết
Một câu chuyện khác cũng trở thành sự kiện khó hiểu. Lần đầu tiên vào năm 1918 sét đã đánh vào ông thiếu tá Samarford tại Flandria, nơi ông đã tham gia một chiến dịch quân sự. Sau khi giải ngũ vì bị thương tật, Samarford đã trở về Vancouver, Canada.
Năm 1924, trong khi đang đánh cá ông đã gặp bão. Đây là lần thứ hai ông thiếu tá về hưu bị sét đánh và lần này không may là ông đã bị liệt nửa người. Đã lại sức ít nhiều sau cú sét đó thì đến năm 1930 trong khi dạo chơi ở công viên thành phố Samarford lại bị sét đánh tiếp. Lần này thì ông đã bị liệt cả người và vài ngày sau thì qua đời.
Khó mà tưởng tượng được rằng vì lẽ gì mà ông thiếu tá bất hạnh đó cứ luôn bị “trời đánh” như vậỵ? Song vẫn chưa phải đã hết. Đến năm 1934 ở Vancouver đã xảy ra một cơn giông rất lớn và một trong các cú sét đã đánh vào một nghĩa địa, làm vỡ tan tành một tấm bia mộ ở đó và tất nhiên đó vẫn là ngôi mộ của ông Sarmarford khốn khổ.

Hai tù nhân đáng sợ nhất trong đời Diệm-Nhu

 Những năm 1959, có hai chiến sĩ tình báo của ta bị bắt và họ đều làm nên những sự kiện "vô tiền khoáng hậu" trong nhà tù của Diệm.
Ngô Đình Nhu thua một người tù
Năm 1958, mật vụ của chính quyền Sài Gòn bắt được một cán bộ cấp cao của quân giải phóng. Người này có tên là Hai. Lần đầu hỏi cung, ông Hai nói thẳng với viên hỏi cung: Tôi bị bắt vào đây các ông có quyền hành hạ nhưng tôi sẽ không khai báo gì cả. Sau nhiều lần hỏi cung chẳng được gì, bọn mật vụ tức giận nên có lần chúng đánh ông luôn 3 ngày liền. Vào ngày thứ 2, chuẩn bị đánh thì ông ta xin phép cởi quần áo ra vì chỉ có một bộ sợ dính máu. Cởi xong đâu đấy đứng yên chịu đòn, không la hét hay rên rỉ. Hành động ấy khiến đám tra tấn cũng ngán nên đến ngày thứ 4 thì thôi.
Nhà đương cục lại đưa người tù này ra Huế cho Đoàn công tác đặc biệt của cậu Ngô Đình Cẩn tìm cách khai thác vì thời gian trước cách làm của Cẩn đã “thu phục” được một số phần tử kháng chiến cũ. Hàng ngày, Cẩn cho những người cách mạng đã chiêu hồi đến nói chuyện với người tù đó. Lợi dụng phong trào cách mạng miền Nam đang gặp khó khăn và khoét vào những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc để thuyết phục người tù này bỏ Cộng sản về với Quốc gia. Nhưng lần nào cũng vậy, người tù ấy chỉ nhẹ nhàng phân tích đập lại các lập luận thuyết phục mà không hề mắng mỏ những kẻ chiêu hồi là phản bội. Xem ra cách làm của Cẩn cũng không có tác dụng với người này.
 Cố vấn Ngô Đình Nhu - nhà lý luận của gia đình họ Ngô. Ảnh: Internet. 
Hết cách, Cẩn phải gọi cho ông anh Ngô Đình Nhu vốn có học thức và giỏi biện bác nhất nhà ra Huế để tranh luận chính trị với người tù kia, hy vọng có thể thành công. Cuộc gặp được tổ chức ở một tư dinh của Cẩn ở cửa Thuận An. Tham dự có Nhu, Cẩn cùng bộ hạ cùng ông Hai và một số tù chính trị.

Hoàng thành Thăng Long xưa được bảo vệ thế nào?

Theo quy định tại Quốc triều hình luật, chìa khóa tất cả các cửa trong Hoàng thành nói chung và các cung điện đều do vua giữ.
Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long tồn tại nguyên vẹn đến nay không còn nhiều, quy mô của nó phần nào chỉ được thấy qua ghi chép tản mạn của sử sách và một số bản đồ cổ. Còn những thông tin về đời sống, sinh hoạt…trong Hoàng thành hầu như không có, ngoại trừ bao phủ dưới lớp đất là những dấu tích ẩn chứa bề dày thời gian mới “phát lộ” cách đây không lâu.

16 chân dung bất tử của anh hùng liệt sĩ thiếu niên (2)

Đòn tra tấn rợn người của kẻ thù đã không thể nào khuất phục được trái tim son sắt của những người anh hùng nhỏ tuổi...
Anh hùng liệt sĩ Lý Văn Mưu
Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.
Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.
Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.
Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.

Độc đáo bệnh viện trong hang đá thời chiến ở VN

Trong lá thư gửi về cho vợ (bà Nguyễn Kỳ Minh Phượng) ngày 25/3/1970, một tháng sau khi tới triển khai xây dựng bệnh viện, PGS.BS, Đại tá Lê Sỹ Toàn, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tiết niệu, Trưởng khoa Tiết niệu, Viện Quân y 103 đã giới thiệu cho vợ về bệnh viện trong hang đá.
4 năm với bệnh viện trong hang đá
Quân Y viện 139 đóng tại khu vực Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào - một địa bàn quân sự quan trọng của chiến trường C - từ đầu năm 1970 đến cuối 1974. PGS Lê Sỹ Toàn kể:
"Ý tưởng xây dựng bệnh viện trong hang được xuất hiện vào những ngày đầu của chiến dịch 139 (cuối tháng 9/1969). Khi đó Quân Y viện 139 mới được thành lập trên cơ sở đội Điều trị 952 và phải triển khai bệnh viện trong hang Nậm The (Lào) vì cơ sở cũ của đội Điều trị 952 bị địch bao vây.

Độc giả đòi chuyển ngay “hòn đá lạ” ra khỏi Đền Hùng

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về "hòn đá lạ" có nhiều chữ viết cổ và họa tiết phức tạp khó hiểu xuất hiện tại đền Thượng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
Hòn đá này cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ, được đặt trên bệ hình bát quái tại góc trong cùng bên trái của đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu, trông như một lá bùa có hai mặt. Thông tin về hòn đá lạ còn khiến nhiều người lo lắng và đồn thổi, đây là một dạng bùa yểm không tốt.

Mặt ngoài hòn đá lạ. Ảnh: Tiền Phong. 

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (1)

Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức, sự thật về hòn đá lạ ở Đền Hùng đã được phơi bày. 
Bắt đầu từ ngày 19/3/2013, rất nhiều bài viết về hòn đá lạ ở Đền Hùng với nghi ngờ đó là vật trấn yểm của người Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức đã gửi đến tòa soạn những nghiên cứu của ông về vấn đề này.  
Không phải bùa của Việt Nam

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (2)

 "Việc chuyển lá bùa của Nguyên - Mông, vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào chủ nhà thấy kẻ cắp trên bàn thờ thì mời xuống ngồi phòng khách xơi nước".
Bùa giải tai ách cho cá nhân
Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". 

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (3)

Những nội dung trên lá bùa - hòn đá lạ ở Đền Hùng có vẻ vụng về nhưng che giấu bên trong là âm mưu bành trướng của nước lớn nhằm trấn áp nước ta.
Dốt Hán cổ nhưng thích chơi chữ

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4)

Lá bùa cực kỳ độc này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng, sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt.
Tiểu nhân và quân tử

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Nghi án “bẻ đầu” tượng Phật? (5)

Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta "bẻ đầu" để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó. 
Vết sẹo trên đỉnh hòn đá
Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết.

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Xử lý bùa độc thế nào? (6)

Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Phạm Thức, việc giải lá bùa độc ở đền Hùng là cần thiết và hoàn toàn có thể. 
Khái niệm về bùa chú

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Thủ tục giải trừ bùa chú (7)

Mọi lá bùa đều có hai phần là bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Giải bùa là phải phá hủy cả bản thể vật chất lẫn bản thể tâm linh.
Phải phá hủy cả phần thực thể lẫn tâm linh
Thực chất một lá bùa chú có hai bản thể, bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Cũng ví như các loài động vật có xác và có hồn vậy. Thể xác sau khi chết thì thối rữa, nhưng linh hồn thì tồn tại mãi về sau. Bản thể vật chất của lá bùa là những chất liệu để vẽ ra lá bùa, như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, sắt thép, tường nhà... Bản thể tâm linh của lá bùa là những hình vẽ, các họa tiết bí ẩn, các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn hoặc các ngôn ngữ khác vô cùng thâm thúy, khó hiểu, ẩn chứa những chỉ lệnh, những quyền phép của Linh giới. 

Bệnh viện trại giam lâu đời nhất Sài Gòn

Trong khuôn viên bệnh viện còn có một khu nhà tù thời Pháp dùng để nhốt những người bị tâm thần, sau này giam giữ những tù nhân chính trị.
Dọc theo Đại lộ Đông Tây từ Chợ Lớn đến Bến Bạch Đằng sẽ gặp một bệnh viện lớn có tên gọi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán - bệnh viện lâu đời nhất Sài Gòn. Trong khuôn viên bệnh viện còn có một khu nhà tù thời Pháp dùng để nhốt những người bị tâm thần, sau này giam giữ những tù nhân chính trị.

“Siêu năng lực” của phù thủy thực sự tồn tại?

Thời cổ đại, phù thủy Westcar Papyrus khiến người dân "phục sát đất" với màn chặt đầu rồi nối lại nguyên vẹn các bộ phận cơ thể cho nạn nhân.
Phù thủy được cho là người có khả năng thần bí như biết cải tử hoàn sinh, cải lão hoàn đồng...Đâu là sự thực? 
"Nội công" thâm hậu của giới phù thủy...

Những lá bùa trừ ma của “thầy phù thủy” (1)

"Thầy phù thủy" Quản yểm bùa chống trùng tang bằng cách cho con cóc ngậm lá bùa, sau đó bỏ vào ống tre, đóng xuống đỉnh mộ người mới mất.
Bùa chú! Ai đã từng nghe và ai đã từng thấy? Một lần tình cờ, tôi có được mấy quyển sách hướng dẫn làm bùa được viết bằng chữ Nho do một ông thầy phù thủy đã mất cách đây 20 năm để lại. Nói đến bùa, tôi có biết người Thái có bùa của người Thái, người Mường có bùa của người Mường,… với các loại như bùa yêu, bùa ghét, bùa chữa bệnh,… còn bùa của nhà nho thì tôi đã thấy làm nhưng hiểu thì còn rất mông lung, mơ hồ. Và tôi quyết “khăn gói quả mướp” đi tìm người giải mã đống sách chữ nho cùng nắm lá bùa mà tôi đang có trong tay.
“Khi thầy mất, con cháu đừng cất công đi tìm sách của thầy. Vì nó có sức mạnh vô biên, người có đức học được thì tốt bằng không thì họa hại. Một ngày nào đó thầy bắt gặp ai có căn số tốt hợp với thầy, thầy sẽ về báo mộng và truyền lại cho người đó và họ sẽ đến tìm”, – đó là lời cuối cùng trước khi nhắm mắt của thầy phù thủy Hà Kim Quản tự Kim Quản.

Chuyện có thật về phù thủy bí ẩn nhất nước Mỹ

Suốt 200 năm qua, chuyện về phù thủy Bell Witch vẫn luôn là chủ đề hấp dẫn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong suốt 200 năm qua, câu chuyện về phù thuỷ Bell (Bell Witch) là một trong những chủ đề hấp dẫn và nổi tiếng nhất được đồn đại trong lịch sử Mỹ. 

Sập cống Hiệp Hòa: Người yêu trong quan tài số 7

“Nhiều người bị vùi lấp chỉ bởi một lớp đất mỏng tang. Vì thế không ai dám dùng cào cuốc để đào xuống mà phải dùng tay để cứu hộ…”. 
Chuyện tình đẹp giữa nhà báo trẻ và cô gái 18 tuổi thẫm đấm nước mắt khi cô gái bị chôn vùi dưới cống Hiệp Hòa. Sau 35 năm trôi qua, nhà báo ấy vẫn nhớ những gì xảy ra như một thước phim quay chậm và dự định sẽ làm một bộ phim tài liệu về ngày bi hùng ấy...
Ông Trần Công Bình – Trưởng phòng Biên tập – Thông tin Điện tử - Đài phát thanh và Truyền hình Nghệ An ngày ấy hãy còn là một phóng viên trẻ của Đài phát thanh Nghệ Tĩnh được cử lên đặc trách viết bản tin cho công trường cống Hiệp Hòa. Bình phơi phới lên công trường, ngoài nhiệm vụ chung còn có niềm vui được gần người yêu.

16 chân dung bất tử của anh hùng liệt sĩ thiếu niên (1)

Trong 2 cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, có ít nhất 16 thiếu niên được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhờ những chiến công phi thường…
Anh hùng liệt sĩ Nông Văn Dền
Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sinh trưởng trong chiếc nôi cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ. 
Tháng 5/1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội thiếu niên cứu quốc Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội thiếu niên cứu quốc. Anh luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Mộ Kim Đồng.  
Rạng sáng ngày 15/2/1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hỏa lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu báo cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn.

Quặn lòng trước những di vật của liệt sĩ Trường Sa

Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, hy sinh tại đảo chìm Đá Lớn A, quần đảo Trường Sa
Đồng đội đã chuyển tất cả quân trang và đồ dùng sinh hoạt cá nhân của liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng (chiến sĩ Lữ đoàn 46, vùng 4 Hải quân) về cho gia đình.
Tất cả “gia tài” của Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, hy sinh tại đảo chìm Đá Lớn A, quần đảo Trường Sa được đồng đội trong đơn vị chuyển từ ngoài đảo về cho gia đình...
 Tất cả “gia tài” của liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, hy sinh tại đảo chìm Đá Lớn A, quần đảo Trường Sa được đồng đội trong đơn vị chuyển từ ngoài đảo về cho gia đình...

Chuyện về một nhà sư liệt sĩ

Trong danh sách các liệt sĩ của xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) có một liệt sĩ khoác áo cà sa, đó là sư thầy Thích Đàm Hiền.
Những ngày cuối tháng Tám lịch sử, chúng tôi về chùa Khánh Tân (Hương Khánh tự), một ngôi chùa nằm trong quần thể chùa Thầy, toạ lạc giữa làng Khánh Tân xã Sài Sơn, nơi sư thầy tu hành, để tìm hiểu về cuộc đời của bà. Đã 57 năm kể từ ngày bà dâng trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, người dân xã Sài Sơn vẫn kể về bà bằng một tấm lòng tự hào, tôn kính. Cụ Lê Xuân Chỉnh - Hội trưởng hội người cao tuổi làng Khánh Tân, từng gặp sư thầy nhiều lần cho biết: "Sư thầy Đàm Hiền là người rất xinh đẹp, hiền hậu, đoan trang".
 Sư thầy, nữ du kích, liệt sỹ Thích Đàm Hiền - Nguyễn Thị Vân. 
Khi được sư thầy Thích Đàm Thanh, trụ trì chùa Khánh Tân hiện nay, cho xem di ảnh sư thầy Thích Đàm Hiền trên nhà Tổ của chùa, chúng tôi thấy nhận xét của cụ Chỉnh quả không sai. Gương mặt thầy mang vẻ thanh tao, đôn hậu của người con gái Việt Nam, toát lên vẻ từ bi của một nhà tu hành chân chính.
Qua lời kể của nhiều người và tư liệu của xã, vào năm 1939, có một cô gái tìm đến chùa Khánh Tân gặp nhà sư trụ trì. Nhà sư gạn hỏi, cô cho biết tên cô là Nguyễn Thị Vân, quê ở xã Nghĩa Hưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Phú Thọ. Do gia cảnh riêng, gặp nhiều bất hạnh nên cô rời quê đến đây xin xuất gia tu hành. Xót thương cho hoàn cảnh của cô, trụ trì đã đồng ý cho cô ở lại chùa. Pháp danh Thích Đàm Hiền của cô là do trụ trì đặt. Năm ấy, cô vừa 20 tuổi. Vốn thông tuệ, chẳng bao lâu sư thầy Đàm Hiền đã làu thông kinh kệ.
Nhưng xuất gia mà không xuất thế. Đau lòng trước cảnh đất nước chìm đắm trong vòng nô lệ, người dân một cổ ba tròng nào phong kiến, nào đế quốc, nào phát xít, thấm nhuần lời dạy của Đức Phật: “Dục chủng bồ đề thụ/ Nghi trì cảnh ác đao” (Muốn vun trồng cây bồ đề cho tươi tốt, thì phải vung đao phạt hết loài cỏ dại), sư thầy Đàm Hiền tìm đến với những chiến sỹ Cộng sản đang hoạt động bí mật trong vùng và được giác ngộ. Cách mạng tháng Tám thành công rồi kháng chiến bùng nổ, sư thầy đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1947 thầy được kết nạp Đảng. Cuối năm 1948 thầy là chi uỷ viên chi bộ Cộng sản Sài Sơn, trực tiếp phụ trách thôn Khánh Tân, tham gia đội du kích xã. Đó là giai đoạn cực kỳ cam go của cuộc kháng chiến.
Giặc đã chiếm được gần hết tỉnh Sơn Tây (cũ). Vùng Quốc Oai - Sài Sơn trở thành một địa bàn nóng bỏng. Giặc đóng bốt dầy đặc, lập tề, tung quân càn quét, chà đi xát lại liên miên, có những trận càn chúng huy động tới hàng trung đoàn, có cả xe tăng. Lực lượng kháng chiến tại các địa phương của ta phải rút vào hoạt động bí mật.
Trụ trì chùa Khánh Tân lúc đó là sư Thích Đàm Thuận. Ngoài sư Thuận còn ba vị nữa là Thích Đàm Hiền, Thích Đàm Thìn, Thích Đàm Mùi. Được sư Đàm Hiền vận động, cả ba vị đều ủng hộ kháng chiến.
 Các sư đã đào hầm bí mật ngay dưới bàn thờ Tam Bảo của chùa Khánh Tân. 
Các sư đã đào hầm bí mật ngay dưới bàn thờ Tam Bảo của chùa để nuôi dấu cán bộ. Các đồng chí Nguyễn Văn Phiên (sau là chủ tịch huyện Quốc Oai), Nguyễn Văn Xuất (chủ tịch UBKC xã lúc đó)… đều được các sư nuôi dấu ở đây. Nhiều cuộc họp quan trọng được tổ chức tại chùa. Với cương vị Chi uỷ viên, sư thầy Thích Đàm Hiền đã chỉ đạo toàn bộ lực lượng kháng chiến thôn Khánh Tân. Bà đã vận động nhân dân đấu tranh, kiên quyết không để bọn tề nguỵ phản động cướp lại ruộng đất mà cách mạng đã chia cho dân sau cách mạng tháng Tám.