CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

16 chân dung bất tử của anh hùng liệt sĩ thiếu niên (2)

Đòn tra tấn rợn người của kẻ thù đã không thể nào khuất phục được trái tim son sắt của những người anh hùng nhỏ tuổi...
Anh hùng liệt sĩ Lý Văn Mưu
Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.
Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.
Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.
Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Đăng Lành
Anh hùng Nguyễn Đăng Lành (1935 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 13 tuổi, Anh đã tham gia hoạt động, được ủy ban kháng chiến và đội du kích xã giao làm nhiệm vụ cảnh giới, rải truyền đơn, chuyển công văn, đưa đón cán bộ và trinh sát nắm tình hình của địch.
Ngày 30/8/1949, 2 đại đội lính Lê dương và lính ngụy bao vây thôn Trần Xá, nhằm tiêu diệt ủy ban kháng chiến xã. Khi phát hiện có địch, anh đã phát tín hiệu báo cho cán bộ rút xuống hầm bí mật an toàn.
Địch tràn vào thôn lùng sục và bắt được Nguyễn Đăng Lành. Chúng thay nhau đánh đập tra tấn anh trước hàng trăm người dân nhằm buộc anh chỉ vị trí hầm bí mật. Nguyễn Đăng Lành bất tỉnh nhiều lần, nhưng một mực không khai báo. Địch đã tra tấn anh đến chết khi anh mới 14 tuổi.
Anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Đa
Anh hùng Phạm Ngọc Đa (1938 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo mà mồ côi cha mẹ từ sớm, anh đã gia nhập đội thiếu niên, tham gia các phong trào hoạt động của tổ chức, làm liên lạc, trinh sát, nắm tình hình địch và đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ.
 Tượng đài anh hùng Phạm Ngọc Đa ở Hải Phòng.
Tháng 8/1953, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân Pháp và ngụy càn quét vào các xã của Tiên Lãng, trong đó có xã Bạch Đằng. Do chênh lệch lực lượng, nên sau khi đụng độ, đội du kích xã phải rút vào hầm bí mật để bảo toàn lực lượng. Phạm Ngọc Đa và các đội viên thiếu niên đã giúp dân sơ tán, ngụy trang các hầm bí mật và rút xuống sau cùng.
Nhưng thật không may, khẩu súng cối của địch đặt ngay trên nóc hầm của Phạm Ngọc Đa, làm đất nóc hầm bị lún khi chúng khai hỏa. Địch phát hiện ra căn hầm, bắt được Đa và ép anh chỉ chỗ các căn hầm bí mật khác.
Phạm Ngọc Đa quyết không khai báo dù bị đánh đập rất dã man. Không thể khai thác được, kẻ thù đã chặt tay, cắt từng khoanh đùi của Đa cho đến khi anh hi sinh.
Anh hùng liệt sĩ Lưu Quý An
Anh hùng Lưu Quý An (1940 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông con, được tổ chức giáo dục, giác ngộ, năm 10 tuổi Lưu Quý An gia nhập đội du kích xã, làm liên lạc.
Ngày 19/11/1953, trên đường làm nhiệm vụ, anh gặp 1 tiểu đoàn bộ binh có xe tăng hộ tống tiến về xã Tiền Phong mở một trận càn lớn và bị chúng bắn gãy 1 cánh tay. Dù bị thương, anh vẫn dùng lựu đạn kìm chân địch để du kích ở các hướng kịp rút ra ngoài tổ chức chiến đấu.
Do bị vây chặt, biết không thể thoát, Lưu Quý An đợi địch đến gần rồi dùng quả lựu đạn cuối cùng diệt 3 tên. Anh ngã xuống ở tuổi 13, sau khi hứng trọn một loạt đạn tiểu liên vào người.
Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Chẩm
Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn. Anh tham gia hoạt động du kích tại địa phương từ độ tuổi thiếu niên.
Năm 1961, lãnh đạo huyện Củ Chi chủ trương phải tiêu diệt tên Chủng - một tên ác ôn khét tiếng. Trần Văn Chẩm nhận nhiệm vụ điều tra và nắm được quy luật tên Chủng hay ra vào quán cà phê hủ tiếu gần đồn Cây Bài vào khoảng 15-16h hàng ngày.
Chiều 23/7/1962, khi thấy tên Chủng xuất hiện, Chẩm đi thẳng đến trước mặt hắn rút súng chĩa vào đầu và tuyên án: ''Chủng, mày có tội, tao giết mày''. Súng nổ, tên Chủng chết tại chỗ. Sự việc khiến nhân dân Phước Vĩnh An và cả Củ Chi rất phấn khởi. 
Địch đã treo giải thưởng bắt Trần Văn Chẩm. Tên Long, một tay cảnh sát thân cận của Chủng đã thực hiện một thủ đoạn đê hèn, đó là bắt chị của Chẩm làm con tin để buộc anh ra hàng. Nghe tin, Chẩm quyết định diệt tên Long. Nhưng khi về đến đầu xã Phước Vĩnh An, anh đã rơi vào ổ phục kích của địch và bị chúng bắn gãy chân.
Địch bắt được anh, nhưng chưa biết anh là Chẩm nên tra hỏi: ''Đi với ai, có tên Chẩm theo không?''. Chẩm dõng dạc trả lời: ''Tụi bay khỏi tìm, tao là Chẩm đây. Thằng Chủng ác ôn, bắt bớ đánh đập dân, hại đồng bào tao giết nó. Thằng nào như thằng Chủng tao cũng giết, chúng mày muốn giết tao cứ giết''.
Tên Long nghe tin đã tới lấy rựa chặt đầu Trần Văn Chẩm, cắm vào cọc đem bêu ở ngã tư Củ Chi. Khi đó anh mới 15 tuổi.
(Còn nữa...)
Hoàng Phương (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét