CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Lá thư thống thiết của một lái xe taxi gửi Bộ trưởng Thăng

Lá thư thống thiết của một lái xe taxi gửi Bộ trưởng Thăng 

 

Bộ trưởng cũng làm cha, chắc Bộ trưởng hiểu những lo lắng của tôi. Nhưng có lẽ, Bộ trưởng cũng chỉ hiểu được tí chút mà thôi...
Thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi là một lái xe taxi đã sống và làm việc tại Thủ đô 5 năm qua. Tôi hiểu rằng ông là người có tâm với công việc, có tâm với sự phát triển của đất nước, điều đó đã thể hiện qua một số hành động và phát ngôn được coi là “mạnh mẽ” của Bộ trưởng trong thời gian đầu nhậm chức. Phải thú thực là tôi và nhiều người dân khác ở Thu đô mừng lắm, vì đã lâu rồi mới có một Bộ trưởng “nói lớn” như ngài, nhất là cái khoản chống tắc đường.
Tôi đồ rằng, Bộ trưởng lúc nào cũng trăm công nghìn việc, vì thế mà không phải việc gì ngài cũng nghĩ hết, nắm hết, nên tôi mạo muội gửi tới ngài vài dòng suy nghĩ về vấn đề thu phí lưu hành ô tô, xe máy đang làm nóng dư luận suốt cả tuần qua.
Ngài đã trình phương án thu phí lưu hành xe ô tô từ 20 đến 50 triệu/năm và xe máy từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/năm, được gọi là “phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”, có cả lý do “chống ùn tắc”. Phải thú thực, tôi đọc được tin này mà giật mình. Tôi đã lấy vợ và có một con nhỏ gần 2 tuổi. Vợ tôi là nhân viên bán hàng, thu nhập cũng rất khiêm tốn, chỉ có 1,5 triệu đồng/tháng. Cuộc sống ở Thủ đô khá khó khăn, thưa Bộ trưởng, và chúng tôi cũng đang phải thuê nhà trọ giống như hàng trăm ngàn cặp vợ chồng trẻ khác đang "bám trụ" tại Thủ đô.

"Phí lưu hành" sẽ là gánh nặng với nhiều người lái taxi
Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu ngài và những người tư vấn chuyên môn cho ngài nghĩ gì, tính toán thế nào mà đưa ra một khung phí như vậy? Tôi thắc mắc là vì nếu cứ theo mức phí mà ngài đã trình thì mỗi tháng tôi sẽ phải đóng thêm khoảng 800 nghìn đồng (vì xe tôi chạy là xe cổ phần, phần còn lại do công ty đóng). Đây là số tiền khá lớn với một gia đình còn nghèo khó như chúng tôi, nhất là lại vào những lúc kinh tế khó khăn thế này. Tôi có mức thu nhập vào khoảng 8 triệu mỗi tháng, đó là nếu mọi thứ suôn sẻ, còn nếu không may gặp phải các sự cố trên đường thì cũng chẳng biết thế nào mà lần.
Tôi đoán rằng ngài cũng biết lái ô tô, vì thế chắc hẳn ngài sẽ hiểu dân lái xe chúng tôi thường gặp những khó khăn và rủi ro gì. Chưa hết thưa Bộ trưởng, số tiền tôi kiếm được còn phải chi rất nhiều khoản khác nhau liên quan tới công việc và phần còn lại chi tiền thuê nhà, nuôi con… cũng hết sạch. Chẳng may, trong một tháng nào đó mà cháu nhỏ nhà tôi bị ốm, mà trẻ con thì rất hay ốm thưa Bộ trưởng, nhất là vào mùa Đông, thì coi như tháng ấy thu nhập của tôi cũng bị "chia 5 xẻ 7" vì không thể dồn toàn bộ thời gian cho công việc được nữa; rồi tiền khám bác sĩ, tiền mua thuốc cũng khoản lớn khoản nhỏ đội nón ra đi, bí bách quá thì sẽ phải đi vay mượn, rồi những tháng sau cố… bóp mồm bóp miệng mà trả nợ.
Bộ trưởng cũng làm cha, chắc Bộ trưởng hiểu những lo lắng của tôi. Nhưng có lẽ, Bộ trưởng cũng chỉ hiểu được tí chút mà thôi (được như vậy cũng là mừng lắm rồi), vì chắc là hoàn cảnh sống của tôi và Bộ trưởng khác nhau nhiều lắm, chỉ có những ai ở hoàn cảnh tương tự thì mới thực sự hiểu hết những khó nhọc mà chúng tôi đang cố gắng vượt qua. Khó khăn về tiền bạc có sức cản ghê gớm với những người lao động như chúng tôi, thưa Bộ trưởng, nó không hề đơn giản như những cái dốc trên đường, chỉ cần một động tác cơ học: nhấn ga, xe sẽ vượt qua.
Tôi sẵn sàng ủng hộ ngài nếu mọi chuyện thuận lợi để có thể kiếm thêm một khoản tiền bù vào con số 800 nghìn kia. Tuy nhiên, tôi e rằng càng về sau thì kiếm sống càng khó khăn thưa Bộ trưởng, phần vì kinh tế còn nhiều khó khăn nên ai cũng muốn tiết kiệm, đâm ra taxi cũng ít khách hơn; ngài cũng đã đề xuất thu phí 30-50 nghìn mỗi lần xe ô tô vào trung tâm, và chỉ riêng mức phí này cũng khiến chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn rồi. Mỗi ngày, tôi chỉ vào khu trung tâm 1 lần thôi thì một tháng cũng đã phải chi ra 900 nghìn, nếu chia ra ba phần: công ty, lái xe và khách hàng, nghĩa là tôi cũng phải chi thêm 300 nghìn/tháng.

Như vậy, cộng với khoản tiền 800 nghìn như vừa trình bày với ngài thì mỗi tháng tôi mất đứt 1,1 triệu (chính xác là 1.150 nghìn, vì phải cộng thêm 50 nghìn phí lưu hành chiếc xe máy cà tàng mà vợ tôi đang sử dụng). Bởi vậy, tôi rất mong ngài hãy suy xét lại mọi chuyện một cách thấu đáo hơn, để những người dân nghèo như chúng tôi không phải nai lưng ra mà chi trả những khoản phí một cách ấm ức.
Cũng có thể, ngài sẽ nghĩ rằng, tôi chỉ là một trường hợp cá biệt, mà theo lý luận của ngài thì cần phải hy sinh một bộ phận nhỏ để đạt được việc lớn, giống như khi đưa ra biện pháp đổi giờ chống ùn tắc ngài cũng đã nói cần hy sinh quyền lợi của một nhóm (công chức, viên chức) để đạt được cái đích lớn. Nhưng tôi rất mong rằng, ngài hãy ngẫm lại xem, khi chúng tôi cố gắng mua được một phần chiếc xe thì cũng đã phải chịu vô vàn khoản phí ở đó rồi, và khi xe chạy trên đường cũng đã trả phí khi qua các trạm, mua xăng cũng chịu phí… vậy mà bây giờ lại phải nộp thêm “phí lưu hành” thì có khác nào “phí chồng lên phí”.
Cách đây ít lâu, tôi đọc một bài báo có nói rằng: “Đổi giờ làm rồi thì Bộ trưởng Thăng sẽ làm gì? Chắc chắn là phải phát triển hạ tầng và giao thông công cộng, nếu không thì chỉ vài ba năm nữa “tắc sẽ hoàn tắc” khi mà mỗi năm có thêm vài nghìn sinh viên ra trường ở lại Thủ đô tìm cơ hội, và mỗi năm cũng có cả trăm nghìn công dân nhí ra đời. Giao thông phải đi đầu trong quá trình đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và cần phải đầu tư khoảng 41 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng. Tuy nhiên, cho tới lúc này thì kinh phí đầu tư cho giao thông cũng chưa biết “bới” ở đâu ra?
Giờ thì tôi đã dần hiểu ra, có thể ngài vừa đi một nước cờ “độc” để thu được khoản phí lớn (chắc là nhằm đầu tư cho hạ tầng, tôi tạm hiểu như vậy), mà đúng là nếu không có cách “độc” như vậy thì hẳn ngài sẽ lo lắng lắm, vì kinh phí đầu tư cho giao thông không biết tới bao giờ mới “bới” đủ? Và tôi lại liên tưởng xa xôi, lỡ chẳng may vào một ngày đẹp trời, lãnh đạo một Bộ nào đó lại đề xuất thêm phương án thu phí của xe máy, ô tô, rồi họ cũng đưa ra “lý do thuyết phục" như trên vừa nói thì chẳng hiểu là chúng tôi sẽ xoay trở thế nào với cuộc sống?
Thưa Bộ trưởng, tôi đã lái xe chạy khắp các con đường ở Thủ đô suốt 5 năm qua nên tôi rất hiểu và dám khẳng định với ngài, việc thu phí mà ngài đề xuất không có tác dụng chống tắc đường, vì rằng hàng triệu người dân vẫn phải ra đường kiếm sống bằng chính phương tiện mình sở hữu chứ không thể chờ đợi vào xe bus và cũng không thể đi bộ. Hà Nội của chúng ta đã rất chật và dân số vẫn tăng lên đều đặn qua các năm, đường xá thì không thể mở rộng ra được nữa, vậy thì loanh quanh cũng vẫn sẽ tắc mà thôi. Ngài không thể lùa bớt xe cộ ra khỏi Hà Nội, mà cũng không thể mở rộng các con phố ra được. Vậy thì ngài sẽ chống tắc thế nào đây?
Mọi khó khăn đổ dồn lên vai người dân vào đúng lúc kinh tế đang khó khăn thế này thì có nên không, thưa Bộ trưởng? Các cụ ta còn có câu “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, với mức thu nhập GDP bình quân của Việt Nam hiện nay thì cách làm này của Bộ trưởng chẳng khác gì bắt đứa trẻ vừa sinh ra phải chạy ngay mà không cần biết lẫy. Điều đó chỉ có trong chuyện Thánh Gióng thôi, thưa ngài Bộ trưởng.

Bộ trưởng Đinh La Thăng có nhầm lẫn?


Cười ..Gì...?  ông Bộ trưởng  :Định Là Thắng



Bộ trưởng Đinh La Thăng

TP - Trả lời báo chí ngày 3-4, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói: “Nghị quyết trả lời chất vấn được QH thông qua với tỷ lệ 92,4% về chủ trương thu 2 loại phí (phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí lưu hành ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm”. Vậy, thực chất việc QH đồng ý chủ trương thu phí như thế nào?

Không có từ nào nói đến thu phí

Nghị quyết số 21/2011/QH13 về chất vấn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIII được QH thông qua ngày 26-11-2011. Đây là một nghị quyết chung đề cập đến 5 lĩnh vực (giao thông vận tải; giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài chính; ngân hàng), cũng là 5 lĩnh vực mà 5 thành viên Chính phủ đã trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Đường Trần Khát Chân (Hà Nội) buổi sáng thường bị ùn tắc Ảnh: Hồng Vĩnh
Đường Trần Khát Chân (Hà Nội) buổi sáng thường bị ùn tắc.             Ảnh: Hồng Vĩnh.
92,4% đại biểu QH đồng ý chủ trương thu phí giao thông” - Bộ trưởng Thăng nói
Về phần giao thông vận tải, Nghị quyết nêu: “…Xác định chỉ tiêu từ năm 2012 giảm số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5- 10% mỗi năm; giảm mức độ ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy năm 2012 là năm thiết lập lại kỷ cương trong quản lý trật tự, an toàn giao thông. Tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ GTVT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn giao thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông; tạo chuyển biến rõ nét trong việc quản lý người và phương tiện tham gia giao thông, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông; tăng mức xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn giao thông; xóa các “điểm đen” tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Giao HĐND, UBND thành phố Hà Nội và TP HCM, Bộ GTVT, Bộ công an, các bộ, ngành hữu quan, trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm chống ùn tắc giao thông đã báo cáo Quốc hội”.
Như vậy trong Nghị quyết này, không có từ nào nhắc đến chủ trương thu phí phương tiện giao thông.
Có lẽ Bộ GTVT dựa vào Báo cáo số 256/BC-CP gửi QH “Tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trong cả nước và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn”, để lý giải việc đề xuất thu phí đã được QH đồng ý về chủ trương.
Trong báo cáo này, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều nhóm giải pháp cả lâu dài và cấp bách. Về các giải pháp cấp bách, Chính phủ không đề cập đến việc thu phí giao thông mà ưu tiên giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm…
Nhóm giải pháp lâu dài có đề cập: “Thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân; phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm”.
Bộ GTVT cho rằng, trong nghị quyết về chất vấn, QH “tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ GTVT”, đồng nghĩa đồng ý chủ trương thu hai loại phí này.
Suy diễn
Theo Ủy ban Thường vụ QH (Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII), nghị quyết này ban hành nhằm: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn; xác định rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn đối với những vấn đề đại biểu QH thay mặt cử tri nêu lên”.
Như vậy, để thấy đây là một Nghị quyết để xác định chỉ tiêu (giảm số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5- 10% mỗi năm) và trách nhiệm của các bộ, ngành, chứ không phải nghị quyết phê chấp thuận một chủ trương cụ thể nào.
Do vậy, không thể và không nên liên hệ thành “92,4% đại biểu QH đồng ý chủ trương thu phí giao thông”.
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH TP HCM, cho rằng, QH không có nghị quyết riêng về giao thông vận tải với tỷ lệ 92,4%. Mà trong nghị quyết chung chất vấn, lĩnh vực giao thông nhấn mạnh mục tiêu năm 2012 phải giảm 5- 10% số vụ, số người chết vì tại nạn giao thông chứ QH không quyết các giải pháp thực hiện mục tiêu này.
“Tôi tham gia kỳ họp nên có thể khẳng định, QH không quyết chủ trương thu phí giao thông. Không thể suy diễn như thế được”- Ông Lịch nói.
Theo đại biểu này, phí được quy định trong Pháp lệnh Phí và Lệ phí thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH, còn Bộ GTVT không có quyền thu năm nay hay năm tới.
 
QH không có nghị quyết riêng về giao thông vận tải với tỷ lệ 92,4%. Tôi tham gia kỳ họp nên có thể khẳng định, QH không quyết chủ trương thu phí giao thông. Không thể suy diễn như thế được” - TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM
Trang chủ Hà Nhân

Bộ trưởng Đinh La Thăng được nhắn gì sáng 1-2?










Đó là ngày bắt đầu điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành. Thời điểm đó Bộ trưởng (BT) Đinh La Thăng ở đâu?
Sáng 1-2, Hà Nội diễn ra sự kiện quan trọng. Đó là điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành. Thời điểm đó Bộ trưởng (BT) Đinh La Thăng ở đâu?

Bộ trưởng Đinh La Thăng tại một cung đường Cao Bằng Ảnh: XB
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại một cung đường Cao Bằng.     Ảnh: XB.
… Tôi đang có mặt trên chuyến xe xuất phát từ Hà Nội lúc 5h 45 phút sáng trực chỉ hướng Hà Nội - Lạng Sơn. Theo kế hoạch, lộ trình chuyến công tác của Bộ trưởng Thăng nhằm khảo sát kiểm tra hạ tầng cùng tình hình an toàn giao thông của 3 tỉnh biên giới phía Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang.
Quá một chút địa phận Lạng Sơn khoảng hơn 8h sáng thì điện thoại di động của Bộ trưởng Thăng liên tục tít tít báo có tin nhắn. Chợt nhớ, vị BT này đã mấy lần công khai số điện thoại di động của mình trước bàn dân thiên hạ. Chắc chắn sự kiện sáng nay ở Hà Nội chả thể nào lại không dính đến những tin nhắn ấy?
Tò mò gạn thêm, thì đúng vậy!
Chẳng một chút ngần ngừ, BT Đinh La Thăng trao cho tôi chiếc máy di động.
Lúc này là 9 giờ kém 15 phút. Trong máy BT Thăng có 35 tin nhắn.
- Nhiều người ngạc nhiên sáng nay giờ cao điểm thấy đường thoáng hẳn đi ông BT ạ.
- Hôm nay Hà Nội thay đổi giờ học giờ làm. Tôi nói thẳng việc đó không thành công đâu ông BT ạ. Đề nghị ông nên dừng phương án của ông lại (Số thuê bao 8491491…).
- Sáng nay giờ cao điểm chưa thấy ùn tắc nào lớn, bước đầu xin chúc mừng ông. Nhưng ông BT nhớ cho, chớ mừng vội nhá. Phải đợi qua thời điểm Rằm tháng Giêng thì lúc ấy Hà Nội mới ăm ắp hơn 9 triệu người…
- Xin chúc mừng ông BT vì sáng nay giờ cao điểm tôi thấy đường Thủ đô hơi bị thoáng. Không biết có phải người dân Hà Nội chia sẻ ủng hộ quyết định của ông không? (Vũ).
Một người có tên là Minh Nguyen gửi liền hai tin nhắn:
Tin thứ nhất: Anh BT Thăng ơi, em đang chồn chân ở đoạn Thái Thịnh vì ùn tắc đây này. Có lẽ phương án đổi giờ làm của anh phá sản?
Tin thứ hai: Hihi. Té ra mỗi khúc đường em vừa qua là còn ùn ứ. Các quãng khác thoáng hơn nhiều so với dạo trước Tết. Sorry vì đã trách anh.
Có cả tin nhắn của nhà báo:
Anh Thăng ơi, Ban Biên tập báo em phân công nhiều phóng viên trong đó có em đi khảo sát tình trạng giao thông ngày đầu thay đổi giờ học giờ làm. Bản thân em ghi nhận có một số đoạn ùn chứ không tắc. Tình hình như vậy là khả quan. Báo để anh mừng.
Một cán bộ đi cùng, sau một hồi a lô quay sang BT Thăng báo cáo vừa nối máy với lãnh đạo VOV giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sơ bộ thế này: Những đoạn thường xảy ra ùn tắc nghiêm trọng trước đây có thưa thoáng hơn. Tuy vậy vẫn xảy ra hiện tượng ùn ứ.
Nhưng có sự can thiệp kịp thời của CSGT nên được giải tỏa nhanh. Một số phụ huynh nêu ý kiến là có vài trường 7 giờ mà vẫn chưa kịp mở cửa đón học sinh. Phụ huynh và các cháu phải đợi.
…Trên lộ trình ngược Bắc, âm thanh của những tin nhắn vẫn tít tít trong túi.
Trong bữa cơm trưa vội vàng, thấy tôi gạn thêm tình hình tin nhắn, BT Thăng đáp vội là chưa kịp xem hết nhưng đa phần là chia vui, động viên khuyến khích… Nhưng nếu có ý kiến phản biện góp ý thì buổi tối cố gắng trả lời hoặc cử cán bộ làm việc cụ thể.
Có lẽ khó mà có thể chia ở thì tương lai là hanh thông trước một quyết sách lớn vừa mới ban hành đã gây ngay bao sự tranh luận.
Xuân Ba/Tiền phong

 Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi bị ’chửi’ suốt

- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày |









Từ ngày 1/2/2012, việc thay đổi giờ học, giờ làm dựa trên đề xuất của Bộ GTVT bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, trước khi đi vào thực tế, trước đó dự thảo này đã gặp rất nhiều những ý kiến trái chiều và người gặp nhiều áp lực nhất có lẽ chính là vị Tư lệnh ngành GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Chia sẻ với chúng tôi, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, dẫu biết việc thay đổi giờ học, giờ làm lần này sẽ tạo ra sự xáo trộn trong đời sống thường ngày của người dân, nhưng trên tất cả ông kêu gọi mọi người hãy hy sinh một chút quyền lợi riêng tư của mình vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Mỗi gia đình, mỗi người dân tự mình nâng cao ý thức sẽ góp một phần trong việc giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, hoặc nhận thức mình cũng là nguyên cớ gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông thì chắc chắn ùn tắc sẽ giảm.
 - Để tạo được sự đồng thuận trong dân, lần này cá nhân Bộ trưởng sẽ làm gì để hưởng ứng tinh thần nâng cao tự giác chấp hành nghiêm chỉnh lịch đổi giờ học, giờ làm?
 - Cá nhân tôi vẫn thực hiện một cách bình thường. Tôi vẫn sẽ đi làm từ 6h30 và về nhà sau 10h30 nên cũng chẳng gây ùn tắc giao thông. Nếu đi vào thời điểm 6h30, đi từ nhà đến Bộ ăn sáng xong cũng chỉ mất 40 phút, nhưng nếu đi vào khoảng 7h thì phải mất 1 tiếng, hơn một tiếng mới tới cơ quan. Bây giờ mình phải tự điều chỉnh mình thì sẽ không gây ảnh hưởng tới ai cả. Mọi người cần phải tự điều chỉnh cho phù hợp.
Vừa rồi trong số các vụ tai nạn giao thông trong 9 ngày Tết có hơn 300 người chết chủ yếu là say rượu. Thế thì đấy đâu phải là tại hạ tầng, đâu phải tại đổi giờ mà tại ý thức của người dân là chính.
Cũng như vậy, khi đi vào trong thành phố, người ta có những biển cấm còi hơi trong thành phố vậy mà họ cứ bấm còi um lên. Đấy rõ ràng là ý thức của người dân mà thôi. Đèn đỏ dừng lại cũng chả chịu dừng!
Hôm trước, tôi có đọc trên báo về một cậu sinh viên Hàn Quốc đến Việt Nam học chia sẻ câu chuyện khi tham gia giao thông. Cậu ta đi xe máy và thực hiện đúng luật mà lại bị ăn chửi.
Khi tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị dừng xe (đèn vàng) cậu bèn dừng lại tại vạch sơn quy định thì bị chiếc xe máy đằng sau đâm vào và kèm theo đó là câu chửi  "Đồ ngu, tại sao đèn vàng lại dừng?". Đấy là do nhận thức đấy.
Rồi người dân mình động một bước là nhảy lên xe máy đi, đặc biệt là những người nội trợ. Cứ cách 300m từ nhà ra chợ cũng nhảy lên xe máy nhưng buổi tối lại dành mấy tiếng đồng hồ đi bộ hàng bao nhiêu cây số gọi là thể dục. Chả hợp lý gì cả! Cả khi xe bus đầy rồi mà người dân không chịu lên thì ai bắt họ lên được?
Rõ ràng đây là do ý thức của người dân. Còn tất nhiên, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là phải kiểm tra, xe bus quá tải như vậy là phải dừng không cho chạy. Thế nhưng, đối với bản thân người dân, nếu như họ thấy đi như thế là quá nguy hiểm mà không trèo lên thì làm sao người ta bắt lên được. Toàn tự mình nhồi xe chứ có ai bắt nhồi đâu?
Bộ trưởng Đinh La Thăng
 - Có ý kiến cho rằng vấn đề thay đổi giờ học, giờ làm cũng được "điểm tên" trong chương trình "Gặp nhau cuối năm 2012" với kịch bản Táo quân lên chầu trời thể hiện Táo Giao thông với ý nghĩa bôi bác. Thậm chí, người ta cho rằng Chí Trung năm nay vào vai Bộ trưởng Đinh La Thăng quá đạt. Ông nghĩ sao?
 - Ừ, không sao cả. Chuyện Táo quân đấy là hài kịch thì sao mọi người cứ vận vào mình làm cái gì? Theo tôi, không nên vận vào mình làm gì.
Thậm chí họ còn hỏi có cần điều chỉnh gì không tôi nói không phải điều chỉnh làm gì cả. Nếu họ đưa lên mà họ không bôi bác, không hài hước thì làm sao người ta cười được, hài kịch mà! Đấy là chuyện hết sức bình thường.
Còn nhớ, năm ngoái Táo quân có chi tiết Táo Ngân Hàng có mấy cô chân dài ra diễn, Ngọc Hoàng mới nói rằng dám đưa chân dài vào chầu sao, quát cho một hồi xong rồi bảo nhớ ghi số điện thoại nhé. Họ bôi bác đến cả những bậc cao nhất thì chuyện này cũng là bình thường thôi.
Mà đây lại là hài kịch, tức là chuyện không có thật, là hư cấu, kể cả họ bảo giống ông nọ, giống ông kia thì đấy là mình tự ngộ nhận đấy thôi, chứ còn đã là hài, là tếu táo mà không bôi bác thì làm sao mà cười được? Kệ thôi. Mình không thể cấm người ta được.
Nếu mà mình có can thiệp đi chăng nữa thì người khác lại bị, rồi cũng sẽ có một ông Táo nào đó bị bôi bác. Chẳng nhẽ lại đưa lên một chương trình người ta chờ đợi cả một năm là "Gặp nhau cuối năm" để người ta vui vẻ cho cả đất nước này sau một năm lăn lộn vất vả, mệt nhọc, tối đến cả nhà sum họp với nhau bên nồi bánh chưng, bên mâm cỗ tối giao thừa, cười với nhau một cách vui vẻ, hể hả mà mình lại từ chối, yêu cầu bỏ chỗ này, chỗ kia thì dân không cười nữa.
Buộc nó không được bôi bác anh thì nó phải bôi bác đến em. Vậy chẳng nhẽ mình lại đùn cho người khác? Vậy cho nên tôi thấy chuyện đó là bình thường, mình phải chấp nhận mọi sự đi theo.
Cũng như những đề xuất, những gì dân bức xúc thì người ta đưa ra bôi bác nọ kia, chửi bới. Thậm chí có người còn nhắn tin cho tôi để "chửi bậy" vì số điện thoại của tôi để công khai. Tất nhiên mình rất chia sẻ với người ta.
Nói thế thôi, đổi giờ học, giờ làm cũng ảnh hưởng lắm chứ, người ta đang bình thường, con cái đang bình thường, bây giờ đổi đi cũng gây sự xáo trộn với gia đình họ thì mình cũng phải có sự thông cảm và chia sẻ với họ. Nhưng, mình phải thấy cái được là được số đông và trong số đông có cả cả họ nữa.
 - Cái sự bức xúc, thậm chí là "chửi" như ông nói, cụ thể là như thế nào?
 - Tôi bị 'chửi' suốt. Không những thế họ còn đưa lên mạng rằng: "Đã xuất hiện một loại đinh tặc mới là Đinh La Thăng".
 - Cảm giác lúc đó của ông như thế nào?
 - Tôi quen rồi. Thậm chí về nhà vợ tôi rất đau khổ. Tôi bảo đừng có xem, xem làm gì!
 - Với cương vị của mình, lại ngồi trên "chiếc ghế nóng", chắc chắn Bộ trưởng gặp rất nhiều áp lực?
 - Họ nhắn tin "chửi" kinh khủng lắm. Kệ thôi.
 - Khi Hà Nội chính thức áp dụng lịch thay đổi giờ học, giờ làm xuất phát từ đề xuất của Bộ GTVT, liệu Bộ trưởng có dự định đi thị sát tình hình thực tiễn?
 - Từ ngày 1/2 tôi đi công tác dài ngày ở Cao Bằng nên không thể đi thị sát được.
 - Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời hàng ngàn câu hỏi “nóng“ của người dân

- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày |








Cuộc đối thoại tập trung vào các vấn đề lớn như tiến độ và chất lượng của các công trình giao thông; giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh; việc đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; phí lưu hành phương tiện giao thông...
Gần 2 giờ đồng hồ, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi của bạn đọc và nhân dân cả nước qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Số lượng câu hỏi được chuyển đến Bộ trưởng qua 1g45 phút lên tới hàng ngàn câu, điều này thể hiện độ “nóng” của vấn đề và sự quan tâm rất lớn của người dân đối với Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Bộ trưởng giải thích như thế nào về khoản phí lưu hành phương tiện mà Bộ GTVT đã đề xuất?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đây không phải là đề án mới của Bộ GTVT. Tất cả những việc này đã được Chính phủ, Quốc hội đề ra. Bộ GTVT chỉ triển khai để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Một vấn đề mà nhân dân cả nước đều bức xúc, trăn trở.

Tại sao lại thu phí theo cùng một mức mà không phân biệt các xe đã sử dụng với xe mới?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng tôi đã tính toán kỹ khi xây dựng. Chúng tôi không cào bằng mà có tham khảo kinh nghiệm các nước và tình hình thực tiễn của người dân. Đối với xe máy mức bình thường là 500 nghìn đồng 1 năm, mức như vậy là có thể chấp nhận được. Đối với ô tô dưới 2000 phân khối dự kiến là 20 triệu/ năm như vậy cũng không phải là cao.

Một độc giả hỏi nếu Bộ thu phí lưu hành và phí giải quyết ùn tắc mà tình trạng UTGT tại các đô thị lớn ko giảm thì bộ trưởng có tính đến chuyện trả lại cho người dân các khoản phí đã đóng không?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Mục tiêu của khoán phí này không chỉ là giảm UTGT mà còn tạo ra một nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Khoản phí này mang tính tượng trưng chỉ 500 nghìn/ năm nó thể hiện trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Với những người ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những đóng góp của họ là không tính hết được, khi họ sử dụng hà tầng họ bị thiệt thòi. Vì thế, không có khoản phí này thì chúng ta không có kinh phí để đầu tư cho giao thông nông thôn, biên giới hải đảo vậy thì ai sẽ bảo vệ đất nước. Mục tiêu của chúng ta là giảm UTGT còn giảm như thế nào còn phụ thuộc vào chính chúng ta.
Nụ cười tươi của Bộ trưởng Đinh La Thăng dù phải trả lời trực tuyến hàng ngàn câu hỏi
Nụ cười tươi của Bộ trưởng Đinh La Thăng dù phải trả lời trực tuyến hàng ngàn câu hỏi
Kết quả thực hiện 3 vấn đề Bộ trưởng đã nêu khi nhậm chức?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đó là những vấn đề lớn đồi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Sau 5 tháng nhậm chức hàng ngày tôi nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ nhân dân (cũng có ý kiến phản đối). Thách thức rất lớn, nhiệm vụ nặng nề. Đây cũng là thời cơ để Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ.

Có ý kiến cho rằng việc Bộ trưởng trảm tướng. Bộ trưởng đã bất đắc dĩ phải làm thay nhiệm vụ của các vụ trưởng. Phải chăng bộ máy lãnh đạo đang có vấn đề?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Bộ trưởng là người đứng đầu một Bộ. Có trách nhiệm xử lý các vấn đề đột biến, vấn đề phát sinh. Bộ trưởng không chỉ làm việc lớn, chính khách, Bộ trưởng còn phải làm được cả những việc nhỏ nhất.

Đầu tư kết câu hạ tầng giao thông đang thiếu hụt rất lớn nguồn vốn. Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết tình trạng này?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Nhiệm vụ số một của Bộ GTVT là đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, vốn đầu tư bị thắt chặt vì vậy chúng ta phải huy động từ nhiều nguồn, vốn trái phiếu, vốn ODA, vốn huy động từ người dân...

Ngành GTVT cũng phải rà soát các thể chế chính sách để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có được. Nhiều người dân sẵn sàng đóng các khoản phí khác nhau nhưng họ luôn băn khoăn vốn đó được sử dụng như thế nào, chúng tôi hiểu được điều đó và cố gắng thực hiện có hiệu quả nhất.

Tôi đồng tình với các quan điểm của Bộ trưởng. Nhưng tại sao phí không thu theo số lần lưu thông mà lại thu theo đầu phương tiện gây bức xúc cho người dân. Tiền thu phí sẽ xử dụng như thế nào?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Có rất nhiều cách thu, chúng ta phải đề xuất cách thu phù hợp. Khi mà chúng ta hiện đại hóa công tác thu phí  thì sẽ đảm bảo được sự công bằng. Nhưng bây giờ chúng ta vẫn cần phải thu để có nguồn kinh phí. Về sử dụng nguồn thu, sẽ nộp hoàn toàn vào ngân sách nhà nước. Việc chi như thế nào không phải do Bộ GTVT quyết định.

Trong một tổng thể đầu tư và phát triển giao thông đô thị chúng ta dành bao nhiêu % phương tiện công cộng cho người khuyết tật và người già được tính đến?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Không chỉ VN mà ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới đều đã có quy định về giao thông cho người khuyết tật. Hiện nay chúng ta cũng đã đầu tư nhưng chưa thể khẳng định được là dành bao nhiêu %, điều đó phụ thuộc vào điều kiện và thời gian và điều kiện xã hội. Tuy nhiên chúng ta luôn dành ưu tiên cho người khuyết tật, người già.

Việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao đang được thực hiện như thế nào?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông ở HN và TP HCM đến năm 2020, trong đó có đường sắt đô thị. Đường sắt đó sẽ gắn với đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, suất đầu tư cho nó rất lớn nên chúng ta cần có thời gian và có thêm nguồn lực. Hà Nội hiện có 8 tuyến, TP HCM có 6 tuyến và chúng ta đang triển khai tuyến Hà Nội- Hà Đông, tuyến Bến Thành- Suối Tiên..

Trong giải quyết UTGT trách nhiệm thuộc về Bộ GTVT nhưng thẩm quyền xử lý lại thuộc về Bộ công an. Bộ GTVT sẽ giải quyết như thế nào?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Trách nhiệm xử lý UTGT thuộc về UBND các tỉnh thành phố, quyền xử lý vi phạm thuộc về Bộ Công an. Bộ GTVT và các địa phương có trách nhiệm phối hợp. Bộ GTVT không nhất thiết phải trực tiếp xử phạt  Bộ quản lý về thể chế, chính sách pháp luật, dùng công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động, những gì chưa phù hợp sẽ cập nhật đề xuất sửa đổi. Lâu nay chúng ta vẫn hiểu nhầm vai trò của Bộ GTVT trong giải quyết UTGT và TNGT.

Năm 2012 Bộ trưởng có kế hoạch như thế nào để giải quyết UTGT ở TP HCM?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Giải pháp đột phá là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Bộ đã làm việc với TP HCM về vấn đề này. Chúng ta đã bàn nhiều mà không thực hiện nên chúng ta phải hành động. Đất dành cho giao thông đô thị là 26%, vấn đề nhập cư, vấn đề phương tiện cá nhân... Đó là tổng thể các giải pháp.

Bộ GTVT sẽ chuyển địa điểm và địa điểm cũ ở Trần Hưng Đạo sẽ được sử dụng để xây dựng nhà cao tầng. Điều đó có mâu thuẫn với giải pháp Bộ trưởng đã đề xuất?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, các đơn vị hành chính sẽ chuyển ra ngoại thành. Sau khi chuyển, mặt bằng sẽ giao lại cho UBND thành phố xử lý. Tôi khẳng định không có chuyện tiền hậu bất nhất. UBND thành phố có trách nhiệm làm việc với đơn vị sử dụng đất sao cho hợp lý.

Một bạn đọc hỏi, Bộ trưởng lên nhận chức 5 tháng đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, Bộ trưởng có sợ bị cách chức không?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi mừng vì những giải pháp đưa ra được sự đồng thuận của nhân dân, xã hội. Đây không phải là những giải pháp mới, bản thân tôi cũng chưa có sáng kiến gì mới mà chỉ thực hiện quyết liệt các giải pháp đã được đưa ra trước đó. Còn bản thân tôi có sợ mất chức không thì tôi khẳng định là không. Có một độc giả đã gửi thư nói rằng, họ ủng hộ việc làm của tôi, nếu một ngày Bộ trưởng mất chức, chúng tôi xin mời Bộ trưởng về với chúng tôi ...

 Yêu cầu chọn nhân lực bổ sung vào Bộ GTVT vừa qua đòi hỏi 5 năm kinh nghiệm như vậy có bỏ sót người tài, bỏ sót những người đã được đào tạo ở nước ngoài nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Việc chọn lựa này dựa vào từng vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xem xét lại cho phù hợp để không bỏ sót người tài, nhát là các bạn trẻ khi mới ra trường cũng có cơ hội được thử sức. Tôi sẽ điều chỉnh ngay tiêu chí này và sẵn sàng mời các bạn có năng lực, kiến thức về công tác tại Bộ GTVT.

Được biết Bộ trưởng vừa có chuyến công tác dài ngày tại một số nước, Bộ trưởng có học được kinh nghiệm gì để phát triển ngành GTVT hay không?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi đã sang Bỉ, Anh đã đi Lào, Cammpuchia...đã học được cách quy hoạch đô thị, quy hoạch GTVT, cách tổ chức quản lý phương tiện, hệ thống giao thông công cộng. Ngay như sang Lào chúng tôi học hỏi được ý thức tham gia giao thông của người Lào. Đơn cử như họ rất ít sử dụng còi, điều này ở Hà Nội và TP HCM chưa làm được. Hay việc quản lý giao thông bằng hình ảnh, nộp tiền qua hệ thống, sẽ hạn chế tiêu cực...

Sân bay Đà Nãng vừa hoàn thành đã dột, một số công trình đã tăng tốc, nhưng còn nhiều công trình nhỏ, Bộ trưởng không thể đi kiểm tra hết, vậy Bộ trưởng có gì để khắc phục?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Sân bay Đà Nẵng chậm tiến độ 2 năm chứ không phải đảm bảo tiến độ mà vẫn dột. Thiết kế cảng hàng không Đà Nẵng là của nước ngoài, chưa phù hợp với tập quán của người Việt Nam ( đưa đón người thân nhiều) vì vậy, chủ đầu tư đã phải điều chỉnh và lắp mái che. Phần mái che dột không phải là hạng mục chính của nhà ga. Bộ GTVT đã chỉ đạo khắc phục xong trước 15-1-2012.

Vấn đề tiến độ và chất lượng công trình đang là vấn đề nhức nhối. Chúng tôi đang hoàn thiện hệ thể chế, chính sách quản lý, tăng cường phân cấp quản lý giám sát. Ngoài ra nhân dân và báo chí cũng là một kênh giám sát hiệu quả.

Ông có cảm thấy bị làm phiền khi các phóng viên săn đón để lấy thông tin?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Với phóng viên tôi luôn cởi mở, sẵn sàng cung cấp thông tin. Tuy nhiên, cũng có trưởng hợp tôi cảm thấy bức xúc. Như câu chuyện "Bộ trưởng  không thể đi xe buýt", phóng viên phản ánh không đầy đủ, sai sự thật. Tôi thừa nhận chất lượng xe buýt chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng không phải "tôi không thể đi được xe buýt ", mà do đặc thù công việc phải đi họp, đi công tác nước ngoài nên không thể đi xe buýt thường xuyên. Việc nhà báo thông tin không đúng nội dung cuộc nói chuyện và cách đưa tin một chiều dấn đến việc công chúng hiểu nhầm. Chính vì thế, tôi đề nghị các phóng viên, nhà báo cần phải cân nhắc khi đăng tải thông tin.

Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình khắc phục tình trạng ô tô, xe máy cháy nổ chưa rõ nguyên nhân?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hiện nay, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công an đang tiến hành điều tra tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng cháy xe. Khi tìm được nguyên nhân cụ thể chúng ta sẽ xác định được đơn vị nào phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, về lâu dài ngành GTVT với trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT, đăng kiểm phương tiện cơ giới, chúng tôi đã giao cho Cục đăng kiểm nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, sẽ quy được trách nhiệm cụ thể từ việc sản xuất. lắp ráp, bảo dưỡng...

Việc thay đổi giờ làm, hạn chế phương tiện cá nhân, thu phí lưu hành phương tiện... là những giải pháp góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, nhưng bao giờ hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu của người dân?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Những giải pháp nêu ra đều là những giải pháp mà Chính phủ đang thực hiện để góp phần giảm thiểu UTGT và TNGT. Tuy nhiên, không phải các giải pháp đã được đưa ra có thể làm giảm ngay lập tức tình trạng UTGT và TNGT, cần có những giải pháp đồng bộ và có lộ trình. Trong bối cảnh nhu cầu của người dân ngày một cao, khả năng đáp ứng có hạn, tôi cũng không thể trả lời đến bao giờ.

Quan điểm và chỉ đạo của Bộ trưởng thế nào về một số con đường ở địa phương đang xuống cấp, lâu ngày không được sửa chữa?

Bộ trưởng ĐInh La Thăng: Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng đường giao thông nông thôn có nhiều. Một trong số đó là tiền dành cho duy tu bảo dưỡng hạn chế. Vì thế, Bộ GTVT đề xuất thu phí bảo trì đường bộ, để duy tu bảo dưỡng định kỳ.  Cùng với đó là việc nâng cao công tác quản lý, phân cấp  bảo dưỡng, sửa chữa và cần cả sự giám sát của nhân dân và báo chí.

Bộ trưởng đang chỉ đạo rất quyết liệt, nhưng cấp dưới của Bộ trưởng lại cho phép các phương tiện vận tải " trá hình" hoạt động, đơn cử như xe đưa đón CBCNV nhưng lại đi chở khách,  Bộ trưởng có thể
kiểm chứng điều này ở đường Nguyễn Khoái?

Về việc này đến bây giờ tôi mới biết. Tôi xin tiếp thu và sẽ chỉ đạo kiểm tra, đồng thời sẽ kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý nghiêm và công khai trên báo chí.

Trước đây khi ở Tập đoàn Dầu Khí Bộ trưởng thường ăn tết tại công trường, năm nay Bộ trưởng có ý định sẽ đón tết tại công trường nào?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Không chỉ riêng ở Tập đoàn Dầu khí, mà tước đây khi còn ở Tập đoàn Sông Đà, tôi và các đồng chí lãnh đạo khác đều phân công nhau đón giao thừa cùng với anh em công nhân. Ngành GTVT đang triển khai nhiều dự án, chúng tôi đã phân công lãnh đạo tham dự lễ ra quân đầu năm, đi chúc tết công nhân. Cá nhân tôi, dự kiến sẽ đi chúc tết CSGT, VOV giao thông, Cảng hàng không Phú Quốc... Tuy nhiên, đó mới là dự định, kế hoạch có thể thay đổi.

Bộ trưởng nghĩ sao về tình trạng cầu đường đang bị phả hỏng do xe quá tải quá khổ ?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đây là một câu hỏi hoàn toàn đúng thực tế. Bản thân tôi cũng thấy bức xúc và xót ruột trước vấn đề này. Vừa rồi chúng tôi đã chỉ đạo phân luồng, phân làn, thiết lập hệ thống cân tải trọng. Xe nào quá tải trọng kiên quyết phải sang tải hoặc phải vận chuyển bằng phương tiện khác như đường sắt, đường thủy.

Tình trạng giao thông ở xã Trà Mi, Quảng Nam sửa chữa chậm làm cho lương thực, hàng tết đến người dân khó khăn, Bộ trưởng sẽ giải quyết thế nào?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hiện nay tuyến đường này đang bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện. Chúng tôi đã họp, yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu nhanh chóng hoàn trả lại đường phục vụ nhân dân đi lại thuận lợi trong dịp tết.

Việc phân làn trên một số tuyến phố ở Hà Nội sẽ  được thực hiện đến khi nào và tại sao không phân làn bằng các dải phân cách mềm để giản thiểu tai nạn giao thông?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng tuyến đường sẽ có cách tổ chức giao thông, cách phân làn, đặt biển báo, biển chỉ dẫn hợp lý. Điều này theo tôi phải được thực hiện lâu dài.

Liệu còn tình trạng quá tải do thiếu tầm nhìn trong quy hoạch cảng biển, cảng hàng không thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Để đảm bảo nhu cầu giao thông trong cả nước chúng ta phải phát triển đồng bộ các loại hình giao thông. Cả nước có 39 cảng biển, 22 cảng hàng không. 100% cảng biển và cảng hàng không đang sử dụng hết công suất. Điều này chứng tỏ việc dự báo, quy hoạch chưa tốt. Nhiều cảng hàng không đang được mở rộng như T2 Nội Bài, Phú Bài, Cam Ranh; Cảng Cái Mép, Thị Vải, Vân Phong...

Xin Bộ trưởng cho biết quy trình quản lý đấu thầu công trình giao thông? Làm thế nào để đảm bảo chất lượng nhà thầu? chống thất thoát vốn?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Quy trình được quy định trong luật đấu thầu nhưng đã có nhiều bất cập cần sửa đổi. Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã hạn chế các doanh nghiệp giao thông tham gia, vì thế, các nhà thầu nước ngoài trúng thầu. Chúng tôi đang tìm những giải pháp để các nhà thầu trong nước có thể tham gia thắng thầu và nâng cao chất lượng công trình.

Tình trạng xe khách chèn ép khách, tùy tiện tăng giá vé trong dịp tết, Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng tôi đã cho thanh kiểm tra việc bán vé máy bay, tàu hỏa, việc xe khách chở quá số người quy định và đã có văn bản chấn chính. Đặc biệt đã đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đề nghị nhân dân phải đấu tranh với lái phụ xe, không đi xe quá tải, quá số người quy định. Không tiếp tay cho hành vi vi phạm.

Ông cảm thấy thế nào về cuộc đối thoại hôm nay? Ông có lường trước được những vấn đề mà độc giả đặt ra không?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Những băn khoăn lo lắng, bức xúc của người dân là chính đáng. Tình hình giao thông hiện nay gây cho người dân nhiều bức xúc. Nhiều câu hỏi hôm nay tôi chưa thể trả lời hết được, nhưng  tôi hy vọng nhân dân sẽ chia sẻ và ủng hộ ngành GTVT. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, những giải pháp mà Bộ GTVT đang thực hiện lẽ ra phải được thực hiện từ 10 năm trước.

Nhân dịp năm mới Nhâm Thin - 2012, tôi gửi lời chúc khán thính giả và nhân dân cả nước mạnh khỏe, đón năm mới hạnh phúc và an toàn. Đảm bảo TTATGT là trách nhiệm của mỗi người dân.
Trang chủ