CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

EU ngày càng khó chịu với Ukraine

Kể từ sau cuộc đảo chính Euromaidan (tháng 2/2014) đến nay, Ukraine đã liên tục hối thúc EU chu cấp tài chính nhưng lại không thể thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của châu Âu.
Tổng thống Ukraine Poroshenko
Có thể nói một cách ngắn gọn là châu Âu đã quá ảo tưởng và cả tin vào Ukraine và giờ đây họ đang lâm vào một tình thế khó xử: Bỏ thì thương mà vương thì tội.
Tháng 2/2014, khi cuộc “cách mạng Euromaidan” nổ ra và lật đổ chính phủ của Tổng thống Yanikovich, nhiều người châu Âu đã coi đó là một sự khởi đầu của một nhà nước “dân chủ thực sự”.
Các chính trị gia phương Tây đến Kiev không chỉ bày tỏ sự đồng tình mà còn đưa ra những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng. Nhưng giờ đây, chỉ sau đúng một năm họ đã nhận ra rằng đó là một lựa chọn sai lầm.
Ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách quốc phòng của Nga cho biết: “Châu Âu đã không hình dung được họ đang có quan hệ với ai. Những người tạo ra cuộc cách mạng ở Ukraine tưởng rằng chỉ cần thúc đẩy quá trình Đổi mới ở đó là sẽ có được một nhà nước dân chủ, mà không biết rằng trong suốt 20 năm qua, ở một số khu vực của Ukraine, tinh thần và cách suy nghĩ Nga đã cắm rễ quá sâu. Đó chính là những yếu tố mà người châu Âu không thể hiểu được”.
Tại Brussels, người ta đang bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm với những gì đang diễn ra ở Ukraine, trong khi Kiev chưa lúc nào ngừng kêu gọi “bơm tiền”. Tình trạng hiện nay giống như việc EU đã vô tình mắc bẫy và trở thành “con tin” của Ukraine khi liên tục bị đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện và “nộp tiền chuộc”.
Trong khi đó, chính bản thân EU cũng đang phải chật vật để giải quyết vấn đề nội bộ của mình. Ông Alexander Mikhailov nói: “Từ nhiều năm nay, châu Âu đã phải rất khó khăn trong việc giải quyết tình trạng một số quốc gia thành viên chỉ quen được bao cấp. Họ không biết phải làm gì với Hy Lạp trong khi Ukraine còn là trường hợp nguy hiểm hơn. Hiện nay châu Âu chỉ còn 2 lựa chọn: Tiếp tục mở hầu bao để chu cấp thêm tài chính cho Ukraine, hoặc là bỏ rơi, buộc Kiev phải tự giải quyết lấy vấn đề của mình”.
Theo bà Tatiana Isachenko, giáo sư Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại của Học viện MGIMO, tiền đổ vào nền kinh tế Ukraine đã không dẫn đến sự thay đổi cơ bản nào ở nước này.
Tổng thống Ukraine Poroshenko (trái) và Chủ tịch Liên minh châu Âu
“Trong thực tế, ở Ukraine đã không có gì thay đổi. Chính phủ mới không có gì khác so với chính phủ trước đây. Tất cả những đặc điểm tiêu cực cố hữu của chính phủ đã bị lật đổ vẫn được duy trì ở chính phủ hiện tại. Thậm chí, chính quyền mới còn có thêm hai nhược điểm bổ sung: đó là quá chú trọng vào Mỹ và quá nhiều phần tử cực đoan xung quanh chính phủ mới. Vì vậy mà châu Âu đang ở trong thế khó xử. Một mặt, họ không có nhiều khả năng để hỗ trợ Ukraine về tài chính, nhưng mặt khác, họ thực sự không hiểu tại sao họ cần phải duy trì một chính phủ không sẵn sàng nhượng bộ”.
Tình hình càng trầm trọng hơn với thực tế rằng Kiev thường có những động thái không thể nào đoán trước. Cuối năm 2014, chính quyền Ukraine tuyên bố ý định áp đặt thuế đối với gần như tất cả các hàng nhập khẩu, bao gồm cả hàng nhập từ châu Âu. Doanh nhân châu Âu đã ngay lập tức phản đối sự vi phạm một cách trắng trợn các quy định WTO và nguyên tắc của EU. Kiev đã giải thích tất cả điều đó rằng họ phải bù đắp “lỗ hổng” trong ngân sách. Nhưng, rất có thể, đó chỉ là gợi ý về phần viện trợ tài chính tiếp theo.
Trần Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét