CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Chuyện tình của Trần Hưng Đạo và công chúa Thiên Thành

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến là vị anh hùng của dân tộc, một người đại nhân, đại nghĩa, đại dũng và tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, sống mãi với muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang và công trạng, vị anh hùng này cũng đã trải qua một đời sống riêng tư rất ngang trái, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.

Mối tình đầu của ông với công chúa Thiên Thành, người con gái không chỉ là người em họ của ông mà lúc này, công chúa đã được chỉ định gả cho người khác.
Thế nhưng, là một người tình chung thuỷ, quyết bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, bảo vệ quyền tự do yêu đương, bất chấp cái chết có thể đến với bản thân mình, Trần Quốc Tuấn đã bất chấp tất cả để được sống thật với con tim mình.
Vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc
Trần Quốc Tuấn (còn gọi là Trần Hưng Đạo), sinh năm 1232 và mất năm 1300, là danh tướng thời nhà Trần, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời, ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp bí truyền”.
Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Sinh thời, Trần Quốc Tuấn được đánh giá là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ”.
Nhờ đó, Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần và đến tháng 9 năm Đinh Tỵ 1257, ông được giữ quyền “Tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu  vào năm 1258, đến tháng 10/1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai ông được vua Trần Nhân Tông phong làm “Quốc công Tiết chế” thống lĩnh các lực lượng quân sự.
Tháng 8/1284, ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía Bắc và vùng Thanh Hóa - Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế vườn không nhà trống, Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân.
Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Nam Định đuổi theo vua Trần Thánh Tông khiến nhà vua lo ngại, hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng".
Lần ấy, chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận đánh gắn với các địa danh Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp... quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
Nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba, một lần nữa ông lại lập công khi đánh cho giặc tan nát ở cửa sông Bạch Đằng. Ghi nhận công lao, Trần Hưng Đạo được phong tước “Hưng Đạo đại vương”.
Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ở ẩn cho đến năm Canh Tý 1300, ông lâm bệnh rồi qua đời, thọ 70 tuổi.
Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi.
Ngoài nổi tiếng trên chiến tuyến, Hưng Đạo Vương còn được biết đến là một nhà văn với những tác phẩm để đời như: “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (Hịch tướng sĩ); Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược); Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) và nhiều tác phẩm văn chương khác.
Ngoài ra, ông còn được đánh giá là nhà cầm quân tài ba, “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.
Tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân.
Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước. Dã Tượng, Yết Kiêu đều là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.
Vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào.
Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm tướng giả chứ không cho họ chức sắc thực. Sinh thời, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.
Liều chết để bảo vệ tình yêu
Chuyện tình cảm của vị anh hùng này bắt đầu vào năm 1251, lúc này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông yêu công chúa Thiên Thành, con gái của vua Trần Thái Tông. Công chúa Thiên Thành là em con chú của Trần Quốc Tuấn.
Nhưng nhà Trần thời đó có quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài, nên việc Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu thương công chúa Thiên Thành cũng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, oái ăm ở chỗ, lúc bấy giờ, công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành Vương, là con trai của Nhân Đạo Vương, một vị vương gia trong họ Trần.
Dẫu biết như thế nhưng Quốc Tuấn vẫn đem lòng yêu say đắm Thiên Thành và công chúa cũng đã dành tình cảm riêng tư sâu nặng cho con trai An Sinh Vương Trần Liễu. Đến ngày 15/2 năm ấy, nhà vua cho tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong vòng 7 ngày, với nhiều trò chơi.
Người trong triều, ngoài nội nườm nượp rủ nhau đến xem. Trước đó, vua đã nhận lễ vật gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương và dù chưa chính thức cưới hỏi, nhà vua cũng đã cho phép công chúa đến ở nhà Nhân Đạo Vương, chờ ngày làm lễ hợp cẩn.
Đêm ấy, khi biết tin người mình yêu thương sắp ván đã đóng thuyền, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi, buồn nghĩ:  “Chỉ ngày mai thôi, người mình trộm nhớ thầm yêu sẽ chính thức thành vợ người khác”.
Thế là, giữa đêm mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm để đến với công chúa Thiên Thành. Ông đến phủ của Nhân Đạo Vương để quan sát nơi người yêu đang ở. Đó là một biệt phủ với tường cao, cổng kín, lính canh cẩn thận.
Không thể vào được bằng đường cổng chính, ông liều lĩnh leo tường phía sau để đột nhập vào trong phủ. Đêm tối nhưng nhờ ánh sáng hắt ra từ các gian phòng nên ông đã tìm ra phòng công chúa rồi lẻn vào. Trông thấy giai nhân, Thiên Thành mặc dù rất vui nhưng cô cũng tỏ ra vô cùng lo lắng.
Hơn ai hết, Hưng Đạo Vương và công chúa biết rất rõ nội quy chốn cung cấm, nếu chuyện đột nhập bị bại lộ thì nhất định Nhân Đạo Vương sẽ không tha tội chết cho ông. Vậy nên, ngay khi vừa tới phòng thì hai người đã ngay lập tức bày mưu tính kế để thoát tội.
Theo đó, hai người đã sai thị nữ nhanh chân chạy báo cho vua cha Trần Thái Tông và cả cô ruột Thụy Bà, là chị của vua đồng thời cũng là mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn.
Nghe tin con mình lâm vào hoàn cảnh oái oăm như thế, bà vội vàng chạy vào cung để tạ lỗi với nhà vua, đồng thời bịa ra câu chuyện Nhân Đạo Vương đã bắt giữ Trần Quốc Tuấn, lo sợ sẽ bị giết.
Nghe tin dữ, nhà vua lập tức liền sai nội nhân đi ngay trong đêm và khi toán quân này đến phủ Nhân Đại Vương thì gia chủ mới biết chuyện gì đang xảy ra trong dinh mình. Nhờ thế nên không những thoát tội mà Trần Quốc Tuấn còn được nội nhân của nhà vua đưa về cung an toàn.
Trở về tư dinh của mình, Trần Quốc Tuấn trình hết mọi chuyện cho cô ruột Thụy Bà biết về tình cảm của mình. Vốn thương con nuôi, nên Thụy Bà tìm cách cho Trần Quốc Tuấn kết duyên cùng Thiên Thành.
Sáng hôm sau, bà vào cung dâng lên nhà vua 10 mâm vàng sống và xin cho đôi trẻ yêu thương nhau được kết tóc xe duyên. Trước tình cảm của đôi trẻ, vua Trần Thái Tông không biết làm cách nào, đành phải gả công chúa Thiên Thành cho Trần Quốc Tuấn.
Để hoàn lại sính vật và tạ lỗi cho Trung Thành Vương, nhà vua đã cắt 2.000 khoản ruộng ở phủ Ứng Thiên, thuộc huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Thanh Oai – Hà Nội ngày nay). Cùng ngày hôm đó, công chúa Thiên Thành trở thành vợ Trấn Quốc Tuấn.
Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được 1 người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và đều được phong đến tước vương.
Người gái đầu lòng tên là Trinh, thường gọi là Trinh công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này.
Bốn trai, đều là võ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương. Ông cưới công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4/1289, ông được phong làm Khai Quốc công.
Người con kế tiếp là Trần Quốc Hiện, tước Hưng Trí vương, ông cũng là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. Trần Quốc Tảng, tước Hưng Nhượng vương, khi xét công, ông được phong làm Tiết độ sứ.
Ông có con gái gả cho vua Trần Anh Tông, tức Thuận Thánh Hoàng hậu và Trần Quốc Uất, tước Minh Hiến vương. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn có một người con gái nuôi, đó là Nguyên Công chúa, sau là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Trong khi ông xông pha nơi trận mạc, bày binh lập kế đánh thắng quân thù thì công chúa Thiên Thành là người lo toan công việc hậu cần ở hậu phương, góp phần cùng chồng đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
Bà được triều đình phong là “Nguyên Từ Quốc mẫu”. Cùng với Linh Từ Quốc mẫu vợ Thái sư Trần Thủ Độ, đây là hai người phụ nữ có đức độ, có uy tín, có công lao lớn đối với triều đình nhà Trần và được phong đến bậc Quốc mẫu.
Nguyên Từ Quốc mẫu mất vào năm 1288 sau 37 năm sống hạnh phúc bên chồng, vị tướng lĩnh tài ba của quân dân Đại Việt.
  • Thiên Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét