CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Ngôi miếu cổ rửa oan tình cho công chúa Huyền Trân

Nằm dưới chân núi Xuân Dương của làng chài Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), ngôi miếu cổ hàng trăm năm tuổi, rêu phong cổ kính được người đời truyền tụng là miếu thờ vọng Công chúa Huyền Trân. Nơi đây, gắn liền với câu chuyện của một vị võ tướng tài ba dưới quyền Nhập Nội Hành khiển Thượng thư Tả Bộc xạ Trần Khắc Chung một mình ngăn mấy vạn quân Chiêm để giải cứu công chúa Huyền Trân khỏi cái chết tuẫn táng nơi đất người.

Người đời đã thêu dệt nên những câu chuyện về mối tình oan nghiệt giữa Công chúa và vị võ tướng họ Trần. Ngay trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” của sử gia Ngô Sĩ Liên cũng lên án gay gắt đối với võ tướng Trần Khắc Chung tư thông với Công chúa Huyền Trân.
Nhưng theo các già làng ở Nam Ô kể lại thì từ thời các vị tổ đầu tiên rời đất Bắc vào mảnh đất dưới chân núi Xuân Dương này khai ấp, lập làng đã nghe truyền tụng chuyện về tấm gương trung liệt của vị tướng quân nhà Trần nọ, đã anh dũng hy sinh trong trận đánh chặn quân Chiêm truy đuổi Công chúa Huyền Trân trên bước đường hồi cố quốc.
Vì vậy, các chư phái tộc làng Nam Ô đã đồng lòng suy tôn vị tướng quân nhà Trần, mà họ không biết danh tính, quê quán là "Tiền hiền triệu cơ" (Tiền hiền mở cõi) của làng, bằng tất cả tấm lòng tri ân, ghi nhớ công đức tiền nhân mở cõi đất phương Nam.
Nghi án mối oan tình trăm năm chưa có lời giải
Tìm về làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) vào một buổi chiều cuối tháng ba, trước mặt chúng tôi không chỉ hiện ra bóng dáng Hải Vân quan kỳ vĩ chắn ngang dải sơn hà mà còn là nơi in dấu một thiên tình sử lắm vẻ vang mà cũng nhiều đau đớn từ tận 700 năm về trước.
Một cuộc chia tay đầy nước mắt, Huyền Trân đã thề hẹn kiếp sau sẽ báo đáp mối ân tình của vị võ tướng. Còn Khắc Chung được dân gian miêu tả như kẻ điên tình cứ quấn lấy công chúa, không chịu rời bước.
Một cuộc chia tay đầy nước mắt, Huyền Trân đã thề hẹn kiếp sau sẽ báo đáp mối ân tình của vị võ tướng. Còn Khắc Chung được dân gian miêu tả như kẻ điên tình cứ quấn lấy công chúa, không chịu rời bước.
Đó là mối oan tình trăm năm chưa được vén bức màn bí mật giữa công chúa Huyền Trân và vị võ tướng Trần Khắc Chung.
Chuyện kể rằng, năm 1293, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông trong trang phục của một lữ tăng đã đặt chân đến xứ sở Vijaya (kinh đô của vương quốc Chiêm Thành) để tận mắt chiêm ngưỡng những tháp vàng, tháp bạc nguy nga, tráng lệ.
Vua Chiêm lúc đó là Chế Mân biết được nên đích thân đến mời ngài vào cung điện của mình đón tiếp long trọng như một vị thượng khách. Chế Mân dẫn vua Trần Nhân Tông đi du ngoạn khắp các đền đài, lăng tẩm của vương quốc Chiêm Thành.
Say mê trước vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần kỳ vĩ của xứ đàng trong, Thái Thượng Hoàng nước Việt đã lưu lại nơi đây gần chín tháng. Đến ngày về, cảm động trước thịnh tình của Chế Mân, vua Trần Nhân Tông đã hứa gả cô công chúa xinh đẹp của mình là Huyền Trần cho vua xứ Vijaya.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” của sử gia Ngô Sĩ Liên chép lại thì khi nghe tin này, vua Chế Mân như mở cờ trong bụng bởi từ lâu ông đã nghe tiếng cô công chúa xinh đẹp nước Việt.
Dù đã có hoàng hậu nhưng Chế Mân vẫn sai sứ mang theo lễ vật đến kinh thành Thăng Lăng xin cưới công chúa Huyền Trân về làm vợ. Việc gả công chúa cho Chế Mân đã khiến quần thần trong triều xôn xao bàn tán.
Nhiều người đứng ra phản đối kịch liệt. Nhưng việc gã công chúa vốn đã được định liệu và sắp đặt từ trước trong một nước cờ chính trị dài lâu của hệ thống chính trị nhà Trần. Bởi lúc này, đất nước đang cần ổn định phía Nam để tập trung lo đối phó với bè lũ Nguyên – Mông đang dòm ngó từ phương Bắc.
Lúc này, công chúa Huyền Trân chỉ mới tròn 13 tuổi nên việc cưới hỏi được vua Trần Anh Tông trù trừ, chưa quyết định. Phải đến 5 năm sau, khi hoàng hậu vương quốc Chiêm Thành băng hà, Chế Mân lại tiếp tục sai người đưa lễ vật và dâng hai châu Ô – Lý cho triều đình Đại Việt.
Gạt nước mắt chia tay cố quốc, công chúa Huyền Trân quyết định sang làm hoàng hậu của đất nước mà dân gian bấy giờ vẫn gọi là “xứ man di”. Theo tích cũ truyền lại, trước khi lựa chọn về Nam làm dâu vì nghĩa nước non, Huyền Trân đã trãi qua những giờ phút ly biệt đầy nước mắt với “người tình cũ”, võ tướng Trần Khắc Chung.
Ngôi miếu cổ ở làng chài Nam Ô là nơi thờ vị võ tướng “Tiền quân oai”
Ngôi miếu cổ ở làng chài Nam Ô là nơi thờ vị võ tướng “Tiền quân oai”
Sử cũ chép lại, Trần Khắc Chung vốn là một trọng thần của triều đình nhà Trần trong hai lần chống quân Nguyên – Mông xâm lược, được nhà vua tín cẩn thường vời vào điện bàn việc quốc gia, đại sự. Trong khoảng thời gian vào chầu vua, Chung nhiều lần diện kiến công chúa Huyền Trân ngay trong nội điện.
Cặp “Trai tài – gái sắc”, mới nhìn nhau qua ánh mắt nhưng đã nảy sinh tình ý chỉ hiềm một nỗi là chưa có dịp để tỏ bày. Một lần, Khắc Chung được vua sai bảo vệ công chúa Huyền Trân lên am Ngọa Vân trên núi Yên Tử để thăm vua cha Trần Nhân Tông.
Trên đường đi, hai người có dịp chuyện trò và trao cho nhau những câu tâm tình thắm thiết. Nhưng tình yêu đôi lứa vừa mới chớm nở thì sớm đã lụy tàn bởi phận nhi nữ phải phục theo chiếu mệnh giang sơn.
Khi Huyền Trân Công chúa theo đoàn phu giá hướng về kinh đô Vijaya, nơi vua Chế Mân đang ngày đêm ngóng chờ thì Trần Khắc Chung lâm vào cảnh tuyệt vọng, suốt ngày tìm hình bóng người yêu trong những cơn say túy lúy.
Lúc ông tỉnh lại thì đoàn rước công chúa đã vào đến địa phận Thanh Hóa, Khắc Chung một mình một ngựa đuổi theo đưa tiễn người yêu một lần cuối. Cuối cùng Khắc Chung và Huyền Trân cũng gặp nhau ở dãy Hoành Sơn (đèo Ngang, đoạn giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh - PV).
Một cuộc chia tay đầy nước mắt, Huyền Trân đã thề hẹn kiếp sau sẽ báo đáp mối ân tình của vị võ tướng. Còn Khắc Chung được dân gian miêu tả như kẻ điên tình cứ quấn lấy công chúa, không chịu rời bước.
Đoàn xa giá phải dừng chân ở Hoành Sơn gần hai ngày mới khởi hành. Công chúa Huyền Trân phải hết lời khuyên can vị võ tướng sớm quay lại kinh đô lo việc chống giặc, bảo vệ cương thổ, đừng vì chuyện nữ nhi mà đánh mất công danh. Nếu còn duyên phận, ngày sau sẽ gặp lại.
Trước khi đôi lứa chia lìa đôi ngã, công chúa Huyền Trân khóc than như những lời ai oán trong “Nước non ngàn dặm” được cho là lời tâm tình của nàng công chúa nước Việt:
"Nước non ngàn dặm ra đi/ Mối tình chi! Mượn màu son phấn/ Đền nợ Ô, Ly/ Xót thay vì/ Đương độ xuân thì/ Số lao đao hay là nợ duyên gì?/ Má hồng da tuyết/ Cũng như liều hoa tàn trắng khuyết/ Vàng lộn theo chì/ Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì..."
Nhưng cũng có tích xưa truyền lại rằng, lúc hai người gặp mặt nhau trong triều, cảm mến tài năng của Khắc Chung nên công chúa Huyền Trân xin bái làm thầy. Vị võ tướng trẻ tuổi tài ba đã dốc hết tâm huyết để dạy dỗ cho cô học trò chỉ kém mình tám tuổi.
Tuy được mọi người khen tụng là “đôi chim câu của trời Nam”, nhưng giữa Khắc Chung và công chúa vẫn giữ đúng đạo làm thầy – trò.
Ngoài những buổi học ở thiền cung, tướng Chung thường dẫn công chúa đi cưỡi ngựa, ngao du sơn thủy, ngắm cảnh hùng vĩ của sông núi, nhưng tuyệt nhiên không hề nghĩ đến tư tình.
“Lúc này Khắc Chung đã yên bề gia thất và có hai con nhỏ. Vợ của Khắc Chung là con gái của một vị quan trong triều, được tiếng đẹp người, đẹp nết. Còn công chúa chỉ mới bước vào tuổi cập kê (16-18 tuổi) nên giữa hai người khó xảy ra tình cảm riêng.
Dù đã gần ngàn năm trôi qua, nhưng việc khẳng định liệu có hay không mối duyên tình giữa vị võ tướng này và Công chúa Huyền Trân vẫn là một bí ẩn. Người đời đã thêu dệt nên nhiều câu chuyện khác nhau” -  Thạc sĩ sử học Lưu Anh Rô cho biết.
Trận giải cứu đẫm máu ở Nam Ô của võ tướng nhà Trần
Câu chuyện tình của ngàn năm trước đã thôi thúc chúng tôi cùng nhà sử học Lưu Anh Rô tìm về những dấu tích xưa cũ, với hy vọng có được lời giải “hợp lý nhất”. Ngồi trên con thuyền nhỏ vượt đầm Nam Ô, phía trên là mây trời, núi cao trùng điệp, phía dưới là nước non ngàn dặm nhìn ra biển.
Cụ Lê Hào (93 tuổi), người giữ hồn trăm năm của làng chài Nam Ô cho biết “Ngày tôi mới lên năm tuổi thì đã nghe ông cụ cố (hơn 80 tuổi) ngồi kể chuyện với con cháu rằng:
Ở làng mình có một ngôi mộ ngoài mé biển (nay ở gần đồn biên phòng Nam Ô – PV), là ngôi mộ của vị tướng nhà Trần dưới trướng Nhập Nội Hành khiển Thượng thư Tả Bộc xạ Trần Khắc Chung. Ông hy sinh trong một trận chiến không cân sức với gần 5 vạn quân Chiêm để bảo vệ sự an toàn của Công chúa Huyền Trân trên đường hồi cố quốc.
Người đời sau vẫn lưu truyền lại những câu chuyện về sự anh dũng chiến đấu “một mình múa giáo địch vạn quân” của vị võ tướng tài ba”.
  
  • Dương Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét