CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Giai thoại về khả năng phòng the của vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người.
Đời sống phòng the của nhà vua hết sức đều đặn nhưng hằng ngày nhà vua vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt.

Không chỉ có thế, có giai thoại kể lại rằng, vua Minh Mạng có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể “chiều” 5 đến 6 cung tần.

 Và lời đồn đoán rằng để vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên”, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng.

Vị vua anh minh với những chiếu chỉ không kém phần kì lạ

Vua Minh Mạng sinh ngày 25/5/1791. Ông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn.

Vua Minh Mạng được xem là một ông vua năng động và quyết đoán nhất trong các vị vua triều Nguyễn. Ông đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao.

Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.
Lăng vua Minh Mạng
Lăng vua Minh Mạng

 Dưới thời vua Minh Mạng, quân đội nhà Nguyễn cũng được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Vua Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Vốn là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử. Năm 1822, vua Minh Mạng mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.

Trong thời gian cai trị của mình, vua Minh Mạng còn chủ trương mở mang bờ cõi dân tộc.

 Vua Minh Mạng đổi tên Việt Nam thành Đại Nam. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao, kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang, chính là thủ đô Phnôm Pênh của Lào ngày nay, thành Trấn Tây thành.

Chính bởi những nỗ lực và chính sách mở rộng lãnh thổ như vậy mà vào thời gian vua Minh Mạng trị vị, nước Đại Nam ta có lãnh thổ rộng hơn cả.
Ngoài ra, do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

 Vua Minh Mạng cũng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây nên đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.

Trong thời gian vua Minh Mạng trị vị, ông cũng có rất nhiều những chiếu chỉ, lệnh cấm kì lạ.

 Vào năm 1822, nhân dịp ra Hà thành nhận lễ thọ phong của nhà Mãn Thanh, Trung Quốc, vua Minh Mạng lấy làm khó chịu khi thấy phụ nữ miền Bắc mặc “quần một ống”, trông chướng mắt.

Thế là nhà vua ra lệnh cấm các cô, các bà Bắc Hà không được mặc váy nữa. Để thực hiện nghiêm chỉ dụ của vua, quan quân địa phương đã đốc thúc lính tráng bắt ép phụ nữ bỏ “quần một ống”. Các ngả đường, chợ búa đều có lính canh phòng quan sát kỹ.

Ai đi chợ còn mặc váy thì bị đuổi về. Người dân Hà thành đã không chịu nổi lệnh cấm kì lạ này nên đã hài hước châm điếm lệnh cấm của vua Minh Mạng bằng bài ca dao:

“Tháng Sáu có chiếu vua ra,
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
Có quần ra đứng bán hàng,
Không quần ra đứng đầu làng trông quan”

Không những thế, vua Minh Mạng còn đã san phẳng mộ Lê Văn Duyệt vì một câu thơ. Chuyện là sau khi vua Gia Long mất, Nguyễn Văn Thành bị Lê Văn Duyệt vu oan phải tử tự thì Lê Văn Duyệt là người oai quyền nhất nước.

Vua Minh Mạng cũng phải kiêng nể Lê Văn Duyệt đôi phần. Lúc bấy giờ, người ta đồn rằng Lê Văn Duyệt hay khoe chuyện với người chung quanh là ông ta có xin được một quẻ thánh bốn câu:

“Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng.
Phù Chu ninh hậu tập chu thần
Tha niên tái ngộ trần Kiều sự
Nhất đán hoàng bào bức thử thân”

Tạm dịch:

“Giúp Hán há thua gì tướng Hán
Phò Chu nào kém bọn tôi Chu
Trần Kiều ví gặp cơn nguy biến
Ép mặc hoàng bào dễ chối ru”

Bài thơ ý nói rằng, giả sử nay mai lại xảy ra một vụ binh biến như vụ Trần Kiều, quân lính ép ta (Lê Văn Duyệt) lên làm vua như đời xưa họ đã từng ép Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn thì có lẽ ta (Lê Văn Duyệt) cũng đành lòng nghe theo họ, chứ không thể nào khác hơn.

 Chính bởi đó, trong lần xử tội Lê Văn Duyệt, triều đình nhà Nguyễn đã khép nó vào tội danh đáng bị xử thắt cổ.

Vậy nên, vào năm 1835, mộ Lê Văn Duyệt lại bị Minh Mạng cho san phẳng và sai dựng tại đó một hòn đá lớn khắc mấy chữ thật to: “Chổ này là nơi tên hoạn Lê Văn Duyệt phục pháp”.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến cho vua Minh Mạng ra lệnh này cũng được xuất phát từ việc Lê Văn Duyệt là bố nuôi của Lê Văn Khôi, người cầm đầu cuộc khởi nghỉa thành Phiên An, chiếm giữ các tỉnh của vùng Nam Bộ trong khoảng thời gian từ 1833 đến 1835.

Sung mãn kì lạ chốn hậu cung và đồn đoán về Minh Mạng thang

Vua Minh Mạng được xem là người có sức khỏe mạnh mẽ, cường tráng: “Thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung; rất siêng năng, thức khuya, dậy sớm xem xét công việc, có khi thắp đèn đọc sớ chương các nơi gửi về đến canh ba mới nghỉ”.

Và đặc biệt, sự cường tráng, khỏe mạnh này cũng được ông duy trì trong đời sống hậu cung chốn phòng the.

 Trong cuốn “Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn” do Nguyễn Viết Kế sưu soạn có viết rằng: “Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ: Một bà vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt.

Mỗi đêm, vua cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau này”.

Minh Mạng có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. Với số lượng phi phần và con cái này, vua Minh Mạng cũng là vị vua có nhiều phi tần và đông con nhất trong số 13 vua triều Nguyễn.

Ông không đặt hoàng hậu mà chỉ đặt cao nhất là hoàng phi. Tá Thiên Nhân hoàng hậu là tước vị được phong sau khi mất của hoàng phi Hồ Thị Hoa.

Giai thoại kể lại rằng, để vua Minh Mạng có sức khỏe phi thường như vậy, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho nhà vua dùng, gọi là “Minh Mạng thang”.

Trong đó, “Nhất dạ ngũ giao” (Một đêm năm lần) có thành phần: Nhục thung dung 12g, Táo nhân 8g , Xuyên Qui 20g, Cốt toái bổ 8g, Cam cúc hoa 12g, Xuyên ngưu tất 8g, Nhị Hồng sâm 20g, Chích kỳ 8g, Sanh địa 12g, Thạch hộc 12g, Xuyên khung 12g, Xuyên tục đoạn 8g, Xuyên Đỗ trọng 8g, Quảng bì 8g, Cam Kỷ tử 20, Đảng sâm 10g, Thục địa 20g, Đan sâm 12g, Đại táo 10 quả, Đường phèn 300g. Cách ngâm của “Nhất dạ ngũ giao” là: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm.

Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.

 Thang “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có thành phần: Thục địa 40g, Đào nhân 20g, Sa sâm 20g, Bạch truật 12g, Vân qui 12g, Phòng phong 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 12g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Thục linh 12g, Nhục thung dung 12g, Tần giao 8g, Tục đoạn 8g, Mộc qua 8g, Kỷ tử 20g, Thường truật 8g, Độc hoạt 8g, Đỗ trọng 8g, Đại hồi 4g, Nhục quế 4g, Cát tâm sâm 20g, Cúc hoa 12g, Đại táo 10 quả.

Cách ngâm của thang “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (Một đêm 6 lần sinh 5 quý tử) là: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày.

Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn.

Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon. Một tháng sau dùng tiếp.

Và theo tương truyền của dân gian thì chính nhờ dùng “Minh Mạng thang” với hai toa thuốc là “Nhất dạ ngũ giao” và “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” mà vua Minh Mạng có được sức khỏe bền bỉ trong chốn phòng the.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì với thành phần của “Minh Mạng thang” bao gồm rất nhiều bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại táo, đỗ trọng, đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳ... và vô số thảo dược khác, thang thuốc sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường tinh khí, phục hồi khí huyết và tăng tuổi thọ.
Vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng

Chứ “Minh Mạng thang” không phải là một phép thần thông trong chốn phòng the. Trong một số tài liệu ghi chép thì thấy rằng vua Minh Mạng là người có thực lực tính dục bẩm sinh, hứng thú ân ái.

Những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò chủ trì quyết định.

 Bởi nếu bài thuốc này mà hữu hiệu đến vậy thì vua Tự Đức, cháu nội của vua Minh Mạng đã sử dụng để không bị bất lực và không có con.

Mặc dù vậy, hiện nay, huyền thoại bài thuốc “tăng cường sinh lý, như ý phòng the” của “Minh Mạng thang” luôn có sức hút lớn đối với những người đàn ông muốn tăng cường thể lực trong đời sống vợ chồng mình.

 Tuy nhiên, để không bị những ảnh hưởng xấu, lời khuyên cho các đấng mày râu là nên tìm hiểu kĩ và hiểu rằng đó chỉ là thang thuốc bổ trợ sức khỏe, tăng cường khí huyết chứ không phải thần dược chốn phòng the.
  • Đinh Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét