CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Những thú vui tàn bạo của ông vua 16 tuổi

Tiểu Bảo Quyển


Tháng 7 năm Vĩnh Thái thứ nhất, tức năm 498, sau khi vua Minh Đế nhà Nam Tề là Tiêu Loan bị bệnh mà chết, con trai thứ hai của ông ta là Tiêu Bảo Quyển, khi đó mới chỉ 16 tuổi tức vị, trở thành Hoàng đế. Tiểu Bảo Quyển bị nói lắp bẩm sinh, cũng chẳng thích thú gì việc học hành, đọc sách mà cả ngày chỉ biết bày trò chơi đùa.






Tiểu Bảo Quyển



Tuy nhiên, do con cả của Tiêu Loan là Tiêu Bảo Nghĩa tàn tật, không thể đảm đương trọng trách được nên khi lựa chọn người kế vị, Tiêu Loan buộc phải nhắm mắt đưa chân, phong cho Tiêu Bảo Quyển làm thái tử.

Tuy nhiên, Tiêu Bảo Quyển cũng chẳng vì ngôi Đông cung thái tử mà bớt ham chơi, thậm chí còn nhân cơ hội mình trở thành người kế vị tương lai để tha hồ bày trò nghịch ngợm mà không sợ bị ai trách tội. Tiêu Loan chẳng biết làm cách nào bảo ban được đứa con trai kế nghiệp của mình, chỉ biết thở dài ngao ngán.

Trong giây phút cuối đời, lo rằng Tiêu Bảo Quyển không đủ cơ mưu và bản lĩnh để đối phó với những anh em con chú con bác đang rất có thế lực trong triều, Tiêu Loan đã dặn con một câu rằng: “Hành sự nhất thiết không thể để người ra tay trước”, ý muốn nói Tiêu Bảo Quyển hãy ra tay trước để bảo vệ ngôi báu.

Đó là lời dạy bảo duy nhất mà Tiêu Bảo Quyển ghi nhớ được từ người cha quá cố, và sau đó, vị Hoàng đế họ Tiêu đã thực hiện lời căn dặn của cha mình một cách cực kỳ triệt để.

Trước khi thực thi lời căn dặn của cha, việc đầu tiên Tiêu Bảo Quyển cần làm vẫn là lo tang lễ cho cha của mình. Tuy nhiên, ông vua trẻ tuổi nhìn thấy chiếc quan tài đen sì đặt lù lù ngay giữa Điện Thái Cực thì cảm thấy khó chịu vô cùng, lập tức hạ lệnh đem quan tài đi chôn ngay cho xong chuyện. Tuy nhiên, tang lễ phải đủ trình tự và thủ tục, huống chi đây là tang lễ của một Hoàng đế.

Và một trong những thủ tục không thể bãi bỏ đó là quan tài của Hoàng đế phải đặt tại Điện Thái Cực trong nhiều ngày rồi mới được đem đi chôn. Thế mà ông vua mới lên ngôi chưa ấm chỗ này lại bỏ quy tắc thiêng liêng đó của cha ông.

Chính vì thế, các đại thần nhất định không chịu tuân theo mệnh lệnh của Tiêu Bảo Quyển. Sau khi Thượng thư lệnh Từ Hiếu Tự liều chết can ngăn, nói điều hay lẽ thiệt, Tiêu Bảo Quyển mới đồng ý để quan tài trong Điện Thái Cực thêm một tháng nữa.

Theo lễ chế thời bấy giờ, khi Hoàng đế cũ qua đời thì Hoàng đế mới lên ngôi phải khóc lóc một chút để biểu hiện sự thương xót. Thế nhưng Tiêu Bảo Quyển thì lại ngại khóc nên đã tìm cớ nói rằng mình bị đau họng, không thể khóc được.
Hoàng cung
Hoàng cung

Lúc đó, Thái Trung đại phu Dương Thiền vào cung khóc thương Hoàng đế. Vị đại thần tuổi đã cao nhưng vì quá thương xót Hoàng đế nên khóc lóc vật vã khiến chiếc mũ đội đầu rơi cả ra ngoài, để lộ chiếc đầu nhẵn trụi đã rụng hết tóc.

Tiêu Bảo Quyển khi đó đang phải đứng hầu cạnh quan tài của người cha quá cố, vừa nhìn thấy cảnh tượng ấy đã bò lăn ra cười không thể nào kìm lại được, thậm chí còn vỗ vai một tên thái giám đang đứng cạnh mình, vừa cười vừa nói: “Cái con kền kền khổng lồ này cũng tới đây kêu loạn cả lên”.

Các quan đại thần có mặt ngày hôm đó nghe cách ví von của vị tân Hoàng đế đều lắc đầu ngán ngẩm, ai cũng nghĩ rằng để đất nước rơi vào tay tên Hoàng đế này chắc chắn chẳng thể có kết cục tốt đẹp được.

Tới khi đám tang cha kết thúc thì tiểu Hoàng đế coi như được tự do. Vì vậy, Tiêu Bảo Quyển bắt đầu những cuộc ăn chơi thác loạn của mình. Ngay cả với vị phụ chính đại thần mà vua cha đã giao phó, Tiêu Bảo Quyển cũng chẳng thèm để ý, cả ngày chỉ cùng bọn cung nhân thái giám bày trò chơi đùa.

Giang Hựu, Giang Tự, hai người chú họ, cũng là những đại thần mà khi Tề Minh Đế Tiêu Loan còn sống hết sức tin tưởng thường xuyên tới khuyên nhủ, mong Tiêu Bảo Quyển bớt ham chơi và để ý tới chuyện triều chính khiến y cảm thấy khó chịu vô cùng.

Lại thêm, hai “sủng thần” của Tiêu Bảo Quyển là Như Pháp Trân và Hải Trùng Nhi bị hai anh em Giang Hựu, Giang Tự trách mắng nên đem lòng thù hận, thường xuyên nói xấu hai anh em họ trước mặt Tiêu Bảo Quyển, khiến Hoàng đế họ Tiêu càng thêm chán ghét. Giang Hựu và Giang Tự thấy Tiêu Bảo Quyển đã “hết thuốc chữa” nên có ý định phế bỏ y để lập người khác.

Tuy nhiên, hai anh em họ Giang đã không quyết đoán nên sau đó âm mưu đã bị Tiêu Bảo Quyển phát hiện. Nhớ tới lời cha dặn dò khi trước: “Hành sự nhất thiết không thể để người ra tay trước”, Tiêu Bảo Quyển ngay lập tức đã hạ lệnh giết chết cả hai người chú của mình.

Giết được hai kẻ cản trở sự nghiệp hưởng lạc của mình, Tiêu Bảo Quyển rất lấy làm đắc ý, cùng những kẻ hầu cận trong cung đánh trống khua chiêng, ăn mừng rầm rĩ rồi cưỡi ngựa phi nước đại trong hậu cung.

Trên mình ngựa, Tiêu Bảo Quyển khoái chí nói với tên hầu cận của mình rằng: “Trước đây, Giang Hựu còn sống, thường không cho ta cưỡi ngựa trong cung. Nếu như hắn còn sống thì giờ này, ta đâu có được sống vui vẻ như thế này”.

Liền đó, như chợt nhớ ra điều gì, Tiêu Bảo Quyển lại hỏi: “Giang Hựu có còn kẻ thân thích nào không?”. Có người nhanh nhảu trả lời: “Em trai của Giang Hựu là Giang Tường vẫn còn nhốt trong đại lao”. Tiêu Bảo Quyển nghe xong, vừa cưỡi ngựa vừa ra chiếu hạ lệnh ban cho Giang Tường tội chết.

Sau khi Tiêu Bảo Quyển giết chết sạch những người anh em họ ngoại của mình, cả triều đình đều hoảng loạn. Bởi lẽ, tới ngay cả họ hàng thân thích của y, y còn không nương tay, huống gì người ngoài. Nhân cơ hội triều đình hỗn loạn, Thủy An Vương Tiêu Dao Quang đã khởi binh tạo phản, dẫn quân đánh chiếm thành Kiến Khang.

Tuy nhiên, do cuộc tạo phản không được chuẩn bị kỹ nên nhanh chóng bị quân triều đình đánh bại, Tiêu Dao Quang cũng bị giết. Thực ra thì mối quan hệ giữa Tiêu Dao Quang và tiểu Hoàng đế Tiêu Bảo Quyển không đến nỗi nào. Từ nhỏ, hai người đã chơi cùng nhau, Tiêu Bảo Quyển còn thường xuyên gọi Tiêu Dao Quang là “anh An”.

Thế mà giờ đây, người anh em thân thiết lại vì chống lại mình mà bị giết chết. Nghĩ tới điều đó, vị tiểu Hoàng đế họ Tiêu có phần cảm thấy thương tâm. Tuy nhiên, thứ tình cảm ấy không đủ để họ Tiêu tỉnh ngộ. Không lâu sau đó, Tiêu Bảo Quyển lại nghe lời xúi giục của những kẻ cận thần, giết chết vị công thần có công dẹp loạn cuộc nổi dậy của Tiêu Dao Quang.

Tiếp đó, Tiêu Bảo Quyển cho gọi những vị lão thần từ thời cha mình còn trị vì vào cung rồi nhất loạt ban cho họ thuốc độc để tự vẫn. Những hành động tàn bạo và vô lối của Tiêu Bảo Quyển đã khiến triều thần sống trong sợ hãi, không còn bất cứ ai dám đứng ra nói một tiếng “không” với Tiêu Bảo Quyển nữa.

Không có người quản, Tiêu Bảo Quyển càng thoải mái ăn chơi, hưởng lạc. Việc triều chính không phải là thứ Tiêu Bảo Quyển có hứng thú. Đêm nào cũng vậy, Tiêu Bảo Quyển tiệc tùng, hưởng lạc tới tận canh năm mới đi ngủ và chỉ tỉnh dậy vào lúc quá trưa ngày hôm sau.

 Vào ngày quần thần bách quan triều kiến thì mãi tới khi mặt trời đứng bóng, người ta mới thấy Tiêu Bảo Quyển ngáp ngắn ngáp dài lên điện, thậm chí còn không biết phương hướng để bước đi.

Trong khi đó, các đại thần buộc phải vào chầu từ khi sáng sớm, đợi đến khi tối mịt, bụng đói cồn cào nhưng Hoàng đế chưa tới, không ai dám bỏ về, chỉ đành ôm bụng đứng đợi.
Những tấu sớ các quan đại thần gửi lên không có bất cứ tấu sớ nào có hồi âm, tất cả được Tiêu Bảo Quyển chất đống trong kho.

Sau đó, do lượng tấu sớ “tồn kho” quá nhiều, các thái giám trong hậu cung của Tiêu Bảo Quyển đã phải lấy ra để bọc thịt, rau và các loại thực phẩm.

2. Tiêu Bảo Quyển cho rằng, làm Hoàng đế mà suốt ngày phải ở trong cung đọc duyệt tấu sớ thì chẳng có gì vô vị bằng, vì vậy, y thường xuyên tổ chức những cuộc xuất cung du ngoạn.

Tiêu Bảo Quyển dường như ra khỏi cung du hý mỗi ngày. Cả thành Kiến Khang rộng lớn là vậy nhưng không có ngóc ngách nào mà vị tiểu Hoàng đế chưa đặt chân tới. Với Tiêu Bảo Quyển, đó chỉ là những cuộc du ngoạn để thỏa mãn trí tò mò.

Thế nhưng, Hoàng đế xuất cung là việc lớn, hai bên đường phải dùng gấm lụa dựng thành một tấm màn trướng cao, có người trông giữ. Bên trong tấm màn này là quân đội đứng bảo vệ Hoàng đế.

Đến ban đêm thì hàng ngàn cây đuốc được đốt dọc hai bên đường để khu vực Hoàng đế xuất hiện bao giờ cũng sáng như ban ngày. Ngoài ra, theo yêu cầu đặc biệt từ phía Hoàng đế, bên trong bức màn này còn có hẳn một đội nhạc diễn tấu mỗi khi Hoàng đế đi qua.

Hoàng đế đi tới đâu là dân cư sống ở hai bên đường bị đuổi đi. Bất cứ ai vi phạm những điều cấm kỵ của triều đình đều bị giết sạch, không cần luận tội.

Vì vậy, mỗi lần nơi nào vinh dự được đón Hoàng đế họ Tiêu xuất hành đi ngang qua thì nơi ấy giống như vừa bị bọn sơn tặc đánh úp, làng xóm tiêu điều, dân cư ly tán. Điều mỉa mai là ở chỗ, Tiêu Bảo Quyển tính tình rất thất thường, không có ai biết chắc rằng lúc nào y có hứng đi và khi có hứng thì y sẽ đi đâu.

Thế nhưng, theo quy định của Tiêu Bảo Quyển thì sáng sớm hôm sau nếu y xuất hành thì đêm hôm trước phải đuổi dân khỏi nơi đó. Vì vậy, đội cảnh vệ của Tiêu Bảo Quyển luôn trong tình trạng căng thẳng tột độ, chỉ cần y nảy ra ý định xuất hành là sẵn sàng đang đêm tới gõ cửa, đuổi tất cả dân chúng nơi Hoàng đế sẽ qua ra ngoài.

Người dân cũng bị những lần xuất hành đột ngột của Tiêu Bảo Quyển làm cho không còn thần trí nào để làm ăn sinh sống, cả ngày chỉ ngóng tiếng trống báo hiệu phải rời xa khỏi khu vực của Hoàng đế, tới mức có nhiều người do quá hoảng loạn, đến quần áo giầy dép cũng không kịp mặc.

Oái oăm là Tiêu Bảo Quyển đặt ra quy định buộc toàn bộ dân cư phải rời khỏi nhà, tránh xa khu vực y du hành qua. Ngay cả việc trốn ở trong nhà cũng không được phép.

Những người giàu có nhiều nhà, Hoàng đế đuổi nơi này thì đến ở nơi khác. Tuy nhiên, những người nghèo thì không được may mắn như vậy. Mỗi lần Hoàng đế xuất hành là một lần họ trở thành kẻ không nhà không cửa, phải sống cuộc sống màn trời chiếu đất.

Nếu chẳng may không kịp tránh đi thì ngay lập tức ăn đòn roi của bọn cảnh vệ. Nhiều người dân nghèo chỉ đành lang thang trên đường, đợi cho tới khi Hoàng đế kết thúc hành trình vui chơi của mình mới dám quay về nhà. Tuy nhiên, Hoàng đế thì lúc nào cũng quá nửa đêm mới trở về cung, thành ra rất nhiều người dân đã chết vì lạnh và đói khi lang thang trên đường.

Sử chép, một lần, mấy người nông dân đang khiêng một người bệnh đi trên đường thì gặp đúng lúc Hoàng đế Tiêu Bảo Quyển tuần du. Thấy Hoàng đế, những người nông dân chẳng còn nghĩ được gì nữa, vội vàng vứt người bị ốm ở lại, bỏ chạy tán loạn.

Tên quan phụ trách dẹp đường cho Tiêu Bảo Quyển thấy có một người bệnh nằm chắn ngang đường, sợ rằng Hoàng đế nhìn thấy sẽ trách mắng vì vậy đã đem người bị bệnh nọ dìm xuống nước cho chết ngạt rồi vứt xác sang vệ đường. Lại có câu chuyện khác kể rằng, quan thái thú Ngụy Hưng tên là Vương Kính Tân vừa mới qua đời, người nhà chưa kịp liệm thì gặp đúng lúc Hoàng đế tuần du ngang qua.

Theo luật định, tất cả nhưng người trong gia đình họ Vương không chừa một ai phải rời khỏi nhà, chỉ để lại mỗi thi thể của Vương Kính Tân.

Đợi đến vài ngày sau, khi Hoàng đế đã trở về cung, nhà họ Vương trở lại thì thấy mắt của Vương Kính Tân đã bị chuột gặm sạch. Không chỉ sách nhiễu nhân dân, bọn cận vệ của Tiêu Bảo Quyển còn nhân cơ hội dẹp đường cho Tiêu Bảo Quyển để vơ vét không ít tài sản quý giá của dân.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó dường như không mấy can hệ tới Tiêu Bảo Quyển. Điều quan trọng với y là phải là sao để được vui vẻ, còn lại thì “sống chết mặc bay”. Một lần, Tiêu Bảo Quyển lại ra khỏi cung du hý, trên đường gặp một phụ nữ mang thai sắp tới ngày sinh. Do mang thai ở tháng cuối, người phụ nữ không kịp tránh đường.

Thấy vậy, Tiêu Bảo Quyển ra lệnh cho lính bắt người phụ nữ mang thai lại rồi quát lớn: “Vì sao người dám trái lệnh, không tránh đường?”. Người phụ nữ kia đành nói rằng cô ta đã mang thai ở tháng thứ 8, sắp sinh, thực sự là không thể tránh đi kịp chứ không phải muốn chống đối.

Tiêu Bảo Quyển nghe nói vậy, nhìn vào cái bụng rất to của người phụ nữ nọ rồi hỏi bọn cận thần của mình đứa bé trong bụng của người phụ nữ là con gái hay con trai.

Những người theo hầu Tiêu Bảo Quyển đều nhất loạt cho rằng, muốn biết là gái hay trai chỉ có một cách là đợi đứa bé được sinh ra. Tuy nhiên, vị tiểu Hoàng đế họ Tiêu đâu có đủ thời gian và lòng kiên nhẫn nhiều tới như vậy, y muốn xem ngay lúc đó.

Nói xong, Tiêu Bảo Quyển rút thanh kiếm đeo bên hông rồi rạch bụng người phụ nữ nọ ra để xem đứa trẻ trong bụng là trai hay gái. Lại một lần khác, Tiêu Bảo Quyển tới núi Tưởng Sơn ở ngoại thành để săn bắn.

Khi tới Định Lâm Tự, một vị hòa thượng không kịp tránh đi, đành phải trốn trong một bụi cây nhưng vẫn bị bọn lính cảnh vệ phát hiện.

Tiêu Bảo Quyển biết chuyện có người chống lệnh, không chịu tránh khỏi con đường mà y đi qua, lập tức nổi giận, ra lệnh xử tử vị hòa thượng đáng thương nọ. Những người đi theo thấy vậy vội khuyên can, nói: “Ông ta chỉ là một hòa thượng già, thật đáng thương, hay là tha cho ông ta vậy?”.

 Tiêu Bảo Quyển càng nổi giận hơn, quát: “Ai bảo y trốn trong đám cỏ. Nếu như ngươi thấy trong đám cỏ có động, ngươi lại không bắn hay sao?”.

Nói vậy rồi Tiêu Bảo Quyển ra lệnh cho tất cả những người đi theo nhất loạt bắn tên vào lão hòa thượng. Khi trên mình vị hòa thượng đã đầy những mũi tên, Tiêu Bảo Quyển  vẫn chưa vừa lòng, còn phi ngựa tới gần bắn một mũi tên thẳng vào đầu vị hòa thượng để giết ông ta. Tàn bạo và vô lối đến mức như vậy, có lẽ trên đời này chỉ có một mình vị Tề Thiếu Đế này mà thôi.

Tiêu Bảo Quyển thích bắn cung tên, vì vậy bắn một vị hòa thượng già là chưa đủ. Tiêu Bảo Quyển ra lệnh cho xây dựng rất nhiều khu băn chim. Sử chép, những khu vực được xây dựng dành riêng cho thú vui săn bắn của Tề Thiếu Đế lên tới 296 khu. Tuy nhiên, sự khủng khiếp không chỉ ở con số. Mỗi một khu vực săn bắn đều được trang trí vô cùng xa hoa, tốn kém.

 Tiêu Bảo Quyển còn ra lệnh dùng lụa đỏ để bao xung quanh khu vực săn bắn và trải xuống đất để lót chân cho cả người lẫn ngựa. Những cung tên sử dụng trong các cuộc săn bắn cũng rất quý giá, tất cả đều được khảm nạm những loại ngọc giá trị nhất.

 Hoàng đế Tiêu Bảo Quyển còn phân công rất rõ công việc cho bọn thái giám và hầu cận, người chuyên lo việc màn trướng, người chuyên quản bọn chó săn, tất cả mọi việc đều được phải được sắp xếp một cách rầm rộ và rất quy củ.

 Hoàng đế say mê tập luyện kỹ nghệ bắn tên nên chẳng bao lâu sau thành tích đã hơn hẳn người thường, có thể kéo được một cây cung rất nặng, vui mừng lắm, đi đâu cũng vác cung tên theo, gặp bất cứ thứ gì cũng nhắm bắn. Ít lâu sau, khi đã chán việc săn bắn, Tiêu Bảo Quyển lại thích thú với món tạp kỹ giữ thăng bằng bằng gậy.

Vào thời đó, những người biểu diễn kỹ nghệ này không đứng trên dây mà đứng trên cánh tay hoặc trán của một người đỡ ở dưới. Ban đầu, mới tập luyện, Tiêu Bảo Quyển chưa giữ được thăng bằng nên cáu bẳn, lại đổ tội cho những người đỡ ở dưới. Rất nhiều thái giám, hoạn quan hầu cận đã bị chết oan vì những cơn tức giận vô cớ của Tiêu Bảo Quyển.

Hoàng đế thích vui chơi hưởng lạc, đương nhiên phải tìm được người chơi cùng. Chính vì thế, trong hậu cung của Tiêu Bảo Quyển có tới hàng ngàn thái giám và hoạn quan.

Biết tính Tiêu Bảo Quyển chỉ thích ăn chơi nên bọn thái giám tìm mọi cách bày cho y những trò chơi mới lạ, coi đó như một cách thăng quan tiến chức. Mà quả thực, Tiêu Bảo Quyển cũng dựa vào năng lực cống hiến những trò vui của bọn thái giám để cất nhắc chúng.

Trong số hàng ngàn thái giám suốt ngày phục dịch cho Tiêu Bảo Quyển thì Như Pháp Trân và Mai Trùng Nhi là hai tên thái giám được Tiêu Bảo Quyển sủng ái nhất vì tài năng đặc biệt này của chúng.

Tuy nhiên, đối với một tiểu Hoàng đế như Tiêu Bảo Quyển thì dù suốt ngày cùng bọn thái giám bày đủ trò chơi đùa vẫn cảm thấy thiếu thứ gì đó. Nghĩ tới nghĩ lui, Tiêu Bảo Quyển mới nghĩ ra rằng hóa ra mình đang thiếu một mỹ nhân, một người tri âm, tri kỷ.

Trong cuộc sống tự do tự tại lúc đó, nếu như có một người đẹp luôn ở bên, cùng nhau hưởng lạc thì cuộc sống nào khác gì tiên cảnh! Nghĩ vậy, Tiêu Bảo Quyển quyết định tìm kiếm cho mình một mỹ nhân tuyệt sắc làm bạn.

Hoàng đế muốn tìm mỹ nhân làm bạn, đương nhiên sẽ phải tổ chức những cuộc tuyển chọn người đẹp rầm rộ trong cả nước để lựa chọn được những người xứng đáng nhất. Công việc chọn người đẹp được Như Pháp Trân và Mai Trùng Nhi tổ chức thực hiện một cách hoành tráng và khắt khe nhất. Hàng ngàn mỹ nữ đã được đưa vào cung để phục vụ cho vị tiểu Hoàng đế.

Tuy nhiên, vốn tính ham chơi, những mỹ nữ dù xinh đẹp đến thế nào cũng không làm Tiêu Bảo Quyển thích thú được quá ba ngày. Khi đã bị Hoàng đế chán ghét, tất cả họ đều chịu chung một số phận, hoặc là bị nhốt vào lãnh cung hoặc là bị xử tử hình.

 Ông vua tàn bạo họ Tiêu chỉ coi họ như một món đồ chơi, chán rồi thì bất cứ lúc nào cũng có thể vứt đi. Thế nhưng, lại có một mỹ nhân trói được trái tim của Tiêu Bảo Quyển, buộc ông ta hầu hạ mình như một nô tài, thậm chí khiến ông ta đánh mất cả ngôi báu của cha ông. Người đẹp đó chính là Phan Ngọc Nhi.

(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét