CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Tống Từ - ông tổ nghề pháp y

Là vị pháp quan cả đời đi xử các vụ án oan, Tống Từ được người dân đương thời mệnh danh là vị quan “rửa oan”. Bất cứ ai có oan khuất, tới tìm Tống Từ đều được ông tận tâm giúp đỡ xét xử công bằng. Tuy nhiên, sự nổi tiếng mà Tống Từ lưu lại cho đời sau không chỉ có thể.

Tích lũy kinh nghiệm làm pháp quan cả đời của mình, Tống Từ đã viết nên cuốn “Tẩy oan tập lục” (ghi chép về những vụ rửa oan), trong đó ông ghi lại toàn bộ kinh nghiệm của mình về giải phẫu, kiểm nghiệm tử thi… Với kiến thức sâu rộng, chính xác, tỉ mỉ về khám nghiệm tử thi trong cuốn sách tâm huyết của mình, Tống Từ được mệnh danh là ông tổ của pháp y Trung Quốc…

1. Sử sách chép rằng, vào thời nhà Đường, tổ tiên của Tống Từ có 1 người tên là Văn Chân Công truyền được 4 đời thì chuyển từ Hình Đài Hà Bắc tới Kiến Đức của Chiết Giang.

Sau khi truyền thêm 3 đời nữa thì có 1 người là Tống Sĩ Đường tới Kiến Dương của Phúc Kiến nhậm chức huyện thừa (quan huyện). Tống Sĩ Đường chết ở Kiến Dương vì vậy, nhà họ Tống định cư luôn tại Kiến Dương, trở thành người Kiến Dương từ đó.

Con trai của Tống Sĩ Đường là Tống Tường là 1người rất nổi tiếng. Sử chép rằng, Tường khi mới 7 tuổi đã biết làm thơ, văn tài từng một thời kinh động cả kinh đô. Sau khi đỗ đạt thành tài, đã trở về quê hương xây dựng cầu Đồng Du.

Cháu đích tôn của Tống Tường chính là Tống Củng, làm quan tới chức Tiết Độ sứ Quảng Châu. Chức Tiết Độ Sứ dưới thời nhà Đường là 1 chức quan rất có quyền lực, giống như ông vua nhỏ ở địa phương. Ngay cả Hoàng đế cũng phải nể vì vài phần. Tống Từ chính là con trai của Tống Củng.

Tống Từ sinh vào năm Thuần Hy thứ 13 đời Tống Hiếu Tông, tức năm 1186 tại thôn Đồng Du, huyện Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Từ Củng đặt tên cho con là Từ, tự là Huệ Phụ. Tống Củng tự là Thế Khanh.

Tổ tiên của Từ Củng là Từ Sĩ Đường, người nhậm chức huyện thừa ở Kiến Dương cũng có tên tự là Trực Khanh. Từ danh và tự của những người họ Tống có thể thấy lý tưởng của gia tộc này.

Từ Huệ Phụ là sự kỳ vọng của Từ Củng vào con trai mình sau này sẽ trở thành 1 vị quan phụ mẫu ân đức với dân, có thể lưu danh sử sách (người ta thường ví quan là phụ mẫu chi dân (cha mẹ của dân), tên tự của Từ Tống là Huệ Phụ do vậy có thể hiểu là một ông quan tốt). Sinh ra trong 1 gia đình gia giáo và lý tưởng rõ ràng như vậy, phải nói gia đình là một lực lượng không thể xem nhẹ trong sự nghiệp của Tống Từ.

2. Tống Từ lớn lên vào lúc đất nước bị xâm chiếm, triều đình nhà Nam Tống thối nát cực độ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, tại Kiến Dương nhờ có Khảo Đình Thư Viện do Chu Hy thành lập từ trước đó nên học trò từ khắp nơi đều kéo về đây học tập.

Kiến Dương vì thế trở thành “trung tâm giáo dục” lớn nhất Nam Tống thời bấy giờ. Trong số học trò giỏi của Chu Hy có 1 người rất nổi tiếng tên là Ngô Trĩ.

Năm 1195, khi mới 9 tuổi, Tống Từ đã đến xin làm học trò của Ngô Trĩ. Tới năm Khai Hy thứ nhất, tức năm 1205, 19 tuổi, Tống Từ tới kinh đô Lâm An vào học tại trường Thái học (trường học cao cấp nhất thời phong kiến).

Lúc bấy giờ, trường Thái học có khoảng 700 học sinh, chủ trì là đại thần nhà Nam Tống, Hàn lâm học sĩ  Chân Đức Tú.

Sử sách đều nói rằng, Chân Đức Tú là người kế thừa xuất sắc học thuyết của Chu Hy. Chân Đức Tú sau khi đọc xong bài văn của Tống Từ khen rằng 1 bài văn được viết từ tận đáy lòng rất có thần thái. Có thể thấy, dù tuổi còn trẻ xong Tống Từ đã có suy nghĩ động lập và văn tài hơn hẳn người thường.

Thời nhà Tống, các học sinh ở Trường Thái học không cần phải tham gia các kỳ thi hương mà có thể trực tiếp tham gia kỳ thi tại kinh thành. Tuy nhiên, việc thi cử của Tống Từ lại không hề thuận lợi chút nào. Sử có chép lại rằng, Tống Từ từng tham gia kỳ thi tổ chức tại kinh đô nhưng không đỗ.

 Mãi cho tới năm Gia Định thứ 10, tức năm 1217, tức năm 31 tuổi, Tống Từ mới đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm làm quan huyện úy huyện Ngân ở Chiết Giang. Cũng trong năm này, cha của Tống Từ qua đời. Vì vậy, Tống Từ không cách nào đi Chiết Giang nhậm chức được mà phải quay về quê hương thọ tang cha.

Trong thời gian này, tình thế giữa Mông Cổ, nhà Kim và nhà Nam Tống nảy sinh những biến động lớn. Quân Kim do không ngăn được sự tấn công của kỵ binh Mông Cổ ở phương Bắc, đã quyết định sẽ tiêu diệt nhà Nam Tống để lấy đó làm bàn đạp để chống lại quân Mông Cổ.

Năm Ga Định thứ 11, quân Kim cất quân đánh Nam Tống. Đất nước đã tàn tạ nay lại gặp phải chiến loạn, đời sống nhân dân càng thêm cực khổ. Thế nhưng triều Nam Tống không màng tới chuyện đó. Để chống lại sự tấn công của quân Kim, triều đình Nam Tống thu thuế gấp đôi.

Quan lại hủ bại, lợi dụng thời loạn để vơ vét, các án oan nhiều không kể xiết. Sự đói khổ, oan khuất của những người dân dường như đối lập với lý tưởng về sự công bằng, về sự tôn nghiêm của quốc pháp mà Tống Từ đọc được trong sách vở.

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con đường trở thành một phán quan của Tống Từ sau này. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, dù đã hết 3 năm thọ tang cha, Tống Từ vẫn chưa được triều đình lục dụng.

Tới tận năm Gia Định thứ 17, tức năm 1224, Tống Từ đã 38 tuổi nhưng vẫn ở nhà trở thành 1 thanh niên thất nghiệp. May mắn là năm đó, Lưu Khắc Trang được bổ nhiệm làm tri huyện của Kiến Dương. Họ Lưu và Tống Từ tính cách trái ngược nhưng lại là bạn tốt của nhau.

Sau này, khi Tống Từ qua đời, Lưu Khắc Trang còn tự mình viết bài văn khắc trên bia mộ của họ Tống. Bài văn này còn được truyền cho tới nay và trở thành sử liệu chủ yếu để ngườ đời sau tìm hiểu về cuộc đời của Tống Từ. Hai năm sau đó, nhờ sự tiến cử của Lưu Khắc Trang, Tống Từ mới được triều đình bổ nhiệm làm quan chủ bạ (coi việc sổ sách) tại huyện Tín Phong tỉnh Giang Tây, bắt đầu cuộc đời làm quan của mình.

3. Năm Thiệu Định thứ nhất, tức năm 1228, nông dân ở Nam An, Giang Tây khởi nghĩa. Triều đình phái quân tới trấn áp, Tống Từ cũng phụng mệnh tham gia. Năm Thiệu Định thứ 3, nông dân các vùng Thiệu Vũ, Nam Kiếm, Thinh Châu của tỉnh Phúc Kiến lại nổi dậy.

Quân lính ở Thinh Châu cũng nổi dậy bắt giữ quan châu thú là Trần Hiếu Nghiêm. Lần đó, Tống Từ cũng tham gia vào đội quân dẹp loạn, là một trong những người chỉ huy. Tới năm Thiệu Định thứ 5, nhờ những thành tích dẹp loạn nông dân, Tống Từ được bổ nhiệm làm tri huyện Trường Thinh ở Phúc Kiến.

Năm 1234, nhà Kim bị Nam Tống và Mông Cổ liên thủ tiêu diệt. Chỉ 1 năm sau đó, năm 1235, Kha hãn của Mông Cổ là Oa Khoát Đài tập hợp quân đội dẫn quân đánh Nam Tống. Nhà Tống bị đẩy vào tình thế nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, vào năm 1237, Tống Từ được bổ nhiệm làm chức thông phán của Thiệu Vũ tỉnh Phúc Kiến. Chức thông phán là chức quan chuyên xử các vụ án, chỉ đứng dưới tri châu. Một năm sau, Tống Từ được bổ nhiệm làm thông phán của Nam Kiếm Châu của tỉnh Phúc Kiến. Lúc bấy giờ Nam Kiếm mất mùa, một đấu thóc giá tới cả vạn quan tiền.
Tống Từ - ông tổ nghề pháp y ở Trung Quốc
Tống Từ - ông tổ nghề pháp y ở Trung Quốc
Khi quan tể tướng là Lý Tông Dật tuần hành phía Nam, biết chuyện đã cho gọi Tống Từ tới hỏi. Tống Từ thẳng thắn nói rằng chính bọn quý tộc cường hào trong vùng tích trữ lương thực mới khiến cho hậu quả của việc mất mùa thêm nghiêm trọng.

Nếu như cứ tiếp tục như vậy rất dễ xảy ra các cuộc nổi loạn. Lúc bấy giờ, quân Tống đang phải chống trả sự tấn công của quân Mông Cổ, vì thế, lương thực trong quốc khố không thể sử dụng để tiếp tế cho dân vùng mất mùa được.

Tống Từ đã đề nghị Lý Tông Dật lấy lương thực mà bọn nhà giàu tích trữ để tiếp tế cho nạn dân. Nhờ vậy, nhân dân trong vùng được cứu đói. Từ đó, Tống Từ được nhân dân trong vùng rất mực ca ngợi.

4. Tới năm Gia Hy thú 3, tức năm 1239, Tống Từ được bổ nhiệm làm chức đề điểm hình ngục ở Quảng Đông. Đây là chức quan quản lý tư pháp, hình ngục rất có quyền lực thời bấy giờ. Đây cũng là lần đầu tiên Tống Từ đảm nhiệm chức quan đề điểm hình ngục.

Theo ghi chép của sử sách thì khi Tống Từ nhậm chức, những vụ nghi án ở Quảng Đông còn tích lại rất nhiều. Sau khi tới nhậm chức, Tống Từ đi xem xét các nhà tù, đọc lại toàn bộ hồ sơ các vụ án và phát hiện ra rất nhiều hồ sơ rất mơ hồ hoặc chỉ làm qua loa cho có.

Tống Từ cảm thấy rằng quan lại tại đây không chịu tuân thủ theo pháp luật. Những vụ nghi án còn tồn đọng chưa giải quyết, phần lớn là do thói vô trách nhiệm gây ra, phần còn lại là do cố tình bao che cho nhau.

Tuy nhiên, thời gian đã cách khá lâu, chỉ dựa vào nha môn Quảng Châu thì không thể nào giải quyết hết được. Vì thế, Tống Từ đã nghĩ ra cách giao các nghi án về địa phương và hạn thời gian phải giải quyết bằng được rồi báo cáo lại.

Tống Từ biết rằng làm như vậy vẫn chưa đủ, vì thế, tự mình cả trang thâm nhập khắp các nơi ở Quảng Đông, tìm hiểu tận gốc rễ từng vụ án, không màng nguy hiểm của bản thân. Mặc dù vậy, Tống Từ vẫn quyết làm bằng được.

Bởi Tống Từ hiểu rằng, xử án mà chỉ ngồi trên công đường thì chỉ cần sai một ly là đi một dặm, sẽ khiến nhiều người chịu hàm oan. Lĩnh hội được điều này chính là điều kiện để sau này Tống Từ viết bài văn nổi tiếng “Bài tựa tập ghi chép về các vụ rửa oan” của mình.

Thời bấy giờ, nhân viên kiểm nghiệm pháp y trong cơ quan hình pháp được gọi là “ngũ tác”. Việc kiểm tra xác chết được coi là một việc hạ đẳng, do vậy, các vị quan phá án thường không bao giờ động tay tới thi thể người bị hại. Công việc “dơ dáy” này được giao cho các “ngũ tác”.

Vì thế, dù ngũ tác là chức quan rất thấp kém không chỉ về địa vị mà cả danh tiếng song đây lại là một vị trí rất béo bở. Tống Từ phát hiện ra rằng, rất nhiều vị ngũ tác trong các cơ quan hình pháp địa phương đã bị mua chuộc, làm báo cáo giả khiến các vị phán quan mất đi một căn cứ quan trọng để xử án.

Nếu như pháp quan cũng bị mua chuộc nốt, thì chân tướng của vụ án sẽ mãi mãi bị chìm trong bóng tối. Vì thế, mỗi lần thụ lý vụ án nào, Tống Từ đều tự mình xem xét tử thi, bất chấp mùi hôi thối của xác chết. Nhờ thế,  Tống Từ tự mình nắm bắt được rất nhiều bằng chứng quan trọng.

Ngoài coi trọng việc kiểm tra các bằng chứng xác thực tại hiện trường vụ án, Tống Từ cũng rất coi trọng việc tìm kiếm, thu thập tình huống ở nhiều nơi, nhiều người khác nhau. Tống Từ từng nói rằng: “Càng gặp những nghi vấn lớn, càng phải trải tai mắt khắp nơi để có cái nhìn tổng thể”.

 Vì thế, dù đã 53 tuổi nhưng Tống Từ không quản ngại đường xá xa xôi, sức khỏe yếu kém đi khắp nơi để thu thập bằng chứng phá án.

Nhờ vậy, chỉ trong vòng 8 tháng, Tống Từ đã phá được hàng loạt các vụ án còn tồn đọng ở Quảng Đông. Minh oan không chỉ là trả lại sự trong sạch của người vô tội mà còn là bắt được hung thủ thực sự. Chính vì thế, việc phá hàng loạt những vụ án còn tồn đong trong vỏn vẹn 8 tháng đã giúp cho tên tuổi của Tống Từ lan truyền khắp nơi.
Tống Từ trên phim
Tống Từ trên phim
Nhờ tiếng tăm ấy, năm tiếp theo, Tống Từ được bổ nhiệm làm đề điểm hình ngục tại Giang Tây kiêm tri châu của Cán Châu. Trong thời gian này với cương vị là người có chức vị cao nhất tại Cán Châu, Tống Từ đã giải quyết cuộc chiến vũ trang của những lái buôn muốn tại Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây khiến việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn, giá muốn cũng ổn định.

Cũng bắt đầu từ đây, Tống Từ bắt đầu trở thành 1 vị quan tốt, xử án công minh, được nhân dân gọi là ông quan “rửa oan” cho người vô tội.

5. Tới năm Thuần Hựu thứ nhất, tức năm 1241, Tống Từ được bổ nhiệm làm quân châu sự của Thường Châu. Tống Từ giữ chức vụ này tới 5 năm liền. Lúc bấy giờ, Tống Từ biết rằng án oán ở các nơi vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, không hiểu vì sao triều đình nhà Tống lại không để ông tiếp tục làm pháp quan mà lại chuyển ông sang làm quân châu sự.

Cho tới năm Thuần Hựu thứ 7, tức năm 1247, khi đã bước sang tuổi 61, một lần nữa Tống Từ lại được bổ nhiệm làm quan đề hình. Tuy nhiên lần này ông được giao tới vùng Hồ Nam nhậm chức.

Ngoài chức đề hình, ông còn được giao chức Tham Nghị quan tại An Phủ Đại sứ hành phủ ở Hồ Nam, hỗ trợ An Phủ Đại sứ xử lý các sự vụ quân chính. Cuốn sách “Tập hợp ghi chép về các vụ rửa oan” (Tẩy oan tập lục) của Tống Từ được in tại đây.

Ngay cái tên sách cũng đủ khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ. Thông thường, người xưa viết sách về binh pháp Tôn tử thì thường đặt là “Tôn tử binh pháp”, viết về y học thì đặt là “Y tông kim giám”,… Tống Từ viết sách về việc kiểm nghiệm tử thi thì thông thường phải đặt là “Kiểm nghiệm tập lục” hoặc là “Kiểm nghiệm yếu lãm”… Tuy nhiên, Tống Từ lại đặt tên cho cuốn sách của mình là “Tẩy oan tập lục”.

 Như thế nào gọi là một vụ án oan? Đó là những vụ án bị các cơ quan tư pháp của chính quyền xử sai. Vì thế, một vị quan tư pháp lại viết cuốn sách về việc xét lại các vụ án oan, nhiều người đã thắc mắc hỏi Tống Từ có mục đích gì?

Chẳng lẽ ông cho rằng, thời nay các vụ án oan rất nhiều và các cơ quan tư pháp của triều đình làm ăn tắc trách hay sao? Quả thực, mục đích của Tống Từ khi đặt tên sách chính là như vậy. Vì thế, chỉ riêng tên sách của Tống Từ cũng đã khiến những kẻ quyền cao chức trọng trong triều đình lúc bấy giờ cảm thấy nghịch nhĩ.

Không chỉ là đặt tên sách, trước nội dung của cuốn sách, Tống Từ còn viết hẳn một bài nói rằng: Phàm những vụ án được một vị quan chuyển cho các vị quan khác xét xử lại thì các vị này sẽ không lấy dân làm trọng. Hoặc là vì sợ gây thù oán với đồng liêu hoặc vì sợ động chạm tới bọn giàu có sẽ biết sai mà vẫn bỏ qua, thậm chí bao che cho thủ phạm nên dù có xử lại thì kết quả vẫn như sơ thẩm.

Người thời Tống có câu nổi tiếng là “Lo cho nước không bằng lo cho thân, lo cho dân thì không được quên hoàng thượng”. Vì vậy, việc Tống Từu viết sách chỉ ra những sai phạm trong cách xử các vụ án, cũng như việc xem xét lại các vụ án sơ thẩm là một hành động cực kỳ dũng cảm.

Tống Từ cũng là một người không hề kiêu ngạo. Trong bài tựa giới thiệu cuốn sách, ở phần cuối, Tống Từ đã thẳng thắn viết rằng: Các bậc trí thức trong thiên hạ nếu như xem cuốn sách này rồi mà thấy có chỗ nào còn khuyết thiếu những tri thức mà minh biết thì xin viết lại và gửi cho tôi. Tôi sẽ bổ sung vào cuốn sách này đồng thời cảm tạ vô cùng.

Việc xuất bản cuốn sách của Tống Từ nhờ vậy trở thành một sự kiện gây được chú ý rất lớn. Năm 1247, sau khi cuốn sách xuất bản không lâu, đã được Hoàng đế ra lệnh cho in thành nhiều bản, phân phát khắp thiên hạ làm cuốn sách gối đầu giường cho các quan viên phụ trách việc xử án.

Đến thời nhà Nguyên sau đó, cuốn sách lại được chính quyền triều Nguyên coi là cuốn sách giáo khoa cho việc xử án.

Chính nhờ vậy, trước tác của Tống Từ vẫn còn được lưu truyền đến tận ngày nay. Tuy nhiên, hiện tại, bản in của cuốn “Tẩy oan tập lục” sớm nhất còn lưu lại được là bản in từ thời nhà Nguyên. Bản in thời nhà Tống đã hoàn toàn biến mất.

Năm Thuần Hựu thứ 8, tức năm 1248, Tống Từ được điều Trực Bảo Mạc Các, phụng chỉ xét xử lại các vụ án oan sai trong khắp thiên hạ. Theo sử sách chi chép, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, Tống Từ đã xử lại rất nhiều vụ án oan nổi tiếng, trả lại sự trong sạch cho không ít người vô tội.

Tới năm Thuần Hựu thứ 9, tức năm 1249, Tống Từ khi đó 63 tuổi được điều về làm Kinh lược An phủ sứ của Quảng Đông, chức quan đứng đầu tỉnh về mặt hành chính.

Năm đó, học cung của Quảng Đông tổ chức khai giảng. Theo tiề lệ, vị quan đứng đầu tỉnh phải tới để chủ trì buổi lễ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Tống Từ bị bệnh đau đầu. Cấp dưới thấy vậy khuyên ông nên cử người khác đi thay song Tống Từ nhất định không chịu, tự mình tới chủ trì buổi lễ. Sau lần đó, sức khỏe Tống Từ ngày càng kém đi. Tới ngày 7 tháng 3 năm đó, Tống Từ qua đời.

Sau khi Tống Từ qua đời, Hoàng đế nhà Tống khi đó là Tống Lý Tông còn tự mình tới viếng, bày tỏ sự thương tiếc. Tới năm 1250, linh cữu của Tống Từ được chuyển về quê cũ ở huyện Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến.

Sau khi an táng, quan Công bộ Thượng thư đồng thời là bạn tốt của Lưu Khắc Trang đã viết bài văn giới thiệu cuộc đời của Tống Từ khắc lên bia mộ ông.
  • Đại Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét