CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Số phận bi thảm của hai hoàng hậu nhà Hậu Lê (I)

Trong lịch sử, các đế vương nước Việt khi lên ngôi thường sắc lập hoàng hậu của mình, đó là những người không chỉ có sắc đẹp diễm lệ mà phải có đức hạnh, công bằng, giữ gìn lễ phép cẩn thận. Riêng các vị vua đầu triều Hậu Lê lại không lập Hoàng hậu bởi một phép tắc bất thành văn từ thời Lê Thái Tổ, vì thế người phụ nữ đầu tiên trở thành hoàng hậu của vương triều này là ai, số phận thế nào thì ít có sử liệu biết.

Đôi nét về Hoàng hậu đầu tiên của nhà Hậu Lê
Đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng “bất lập hoàng hậu”, một trong “tứ bất” là thông lệ được điển chế hoá xuất hiện từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tuy nhiên không hề có văn bản nào về điều này được ban hành.
Về quy định “bất lập hoàng hậu” thực ra đó là quy chế đầu thời Hậu Lê, tuy nhiên đây cũng chỉ là một thông lệ “bất thành văn” bởi nó được thực hiện theo “thói quen”.
Trong sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, ở phần Liệt truyện đệ nhất có bài tựa Hậu phi truyện cho biết nguyên do của việc không sắc lập Hoàng hậu như sau:
“Triều Lê ta gia pháp rất đúng, giáo dục luân thường rất rõ ràng, kén chọn phi tần, tất lấy trong con em các dòng họ công thần lớn và con nhà tử tế; mà lễ trật phân biệt, tôn ti rạch ròi, không có cái tệ bất chính trong chốn buồng the của đời trước.
Nhưng từ vua Thái Tổ (tức Lê Lợi) không lập vương hậu, lại trải 5 đời vua, quen lấy đó làm phép thường. Các bà Cung Từ, Tuyên Từ, Quang Thục, Huy Gia đều do các vị tự quân lên nối ngôi rồi mới dâng tôn hiệu (hoàng thái hậu), chứ chưa có ngôi vị (hoàng hậu) trong cung từ trước”.
Theo ghi chép nói trên và dựa vào các sử liệu chính thống có thể biết Cung Từ tên thật là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Thái Tổ và là mẹ Lê Thái Tông), Tuyên Từ tên thật là Nguyễn Thị Anh (vợ Lê Thái Tông, mẹ Lê Nhân Tông), Quang Thục tên thật là Ngô Thị Ngọc Dao (vợ Lê Thái Tông, mẹ Lê Thánh Tông) và Huy Gia tên thật là Nguyễn Thị Hằng, có tên khác là Huyên (vợ Lê Thánh Tông, mẹ Lê Hiến Tông).
Tất cả 7 vị vua thời Lê sơ không lập hoàng hậu, phải đến khi Lê Uy Mục lên ngôi thì lúc đó mới lập Hoàng hậu và người vợ của ông chính là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Hậu Lê - Trần Thị Tùng.
Tất cả 7 vị vua thời Lê sơ không lập hoàng hậu, phải đến khi Lê Uy Mục lên ngôi thì lúc đó mới lập Hoàng hậu và người vợ của ông chính là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Hậu Lê - Trần Thị Tùng.
Ngoài ra còn một số người là vợ vua cũng được phong hiệu như trên, đó là bà Trang Thuận Nguyễn Thị Ngọc Hoàn (vợ Lê Hiến Tông, mẹ Lê Túc Tông) và Chiêu Nhân Nguyễn Thị Cẩn (vợ Lê Hiến Tông, mẹ Lê Uy Mục), chưa kể tới những bà đã mất, sau đó mới được truy phong danh hiệu.
Nhà Hậu Lê chia làm hai thời kỳ Lê sơ và Lê Trung Hưng (Lê mạt), thời Lê sơ có tất cả 11 vị vua, ngoài 5 đời vua, kể từ Lê Thái Tổ mà trong Đại Việt thông sử Lê Qúy Đôn cho biết không sắc lập hoàng hậu, còn có Lê Nghi Dân, Lê Túc Tông là hai vua ở ngôi trong thời gian ngắn, chưa đầy một năm thì người bị lật đổ, người lâm bệnh mất sớm nên việc nội cung chưa sắp xếp rõ ràng.
Như vậy có tất cả 7 vị vua thời Lê sơ không lập hoàng hậu, phải đến khi anh trai của Lê Túc Tông là Lê Tuấn lên ngôi, trở thành hoàng đế thứ 8 của vương triều, mà sử sách thường gọi là Lê Uy Mục hay Đoan Khánh đế thì lúc đó mới lập Hoàng hậu và người vợ của ông chính là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Hậu Lê.
Bộ chính sử lớn là Đại Việt sử ký toàn thư cho hay lễ sắc phong hoàng hậu được thực hiện vào đầu năm Bính Dần (1506): “Mùa xuân, trước đây, viên quản lĩnh họ Trần người làng Nhân Mục vốn là cháu ngoại của triều Trần sinh được 2 người con gái, con trưởng tên là Tùng, con thứ tên là Trúc.
Vua nghe nói Tùng có sắc đẹp, chọn vào hậu cung, sinh được hoàng tử nhưng mất sớm. Sau Trúc cũng được vào hầu”. Sách Đại Việt thông sử cũng có ghi chép ngắn gọn về bà như sau:
“Hoàng hậu họ Trần, húy là Tùng, người xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, là con gái quan quản lĩnh họ Trần, là cháu ngoại triều nhà Trần. Vua Uy Mục nghe nói bà có sắc đẹp, tuyển vào hậu cung, sinh ra hoàng tử (mất sớm).
Mùa xuân năm Đoan Khánh thứ 2 (1506) lập làm hoàng hậu. Về sau vua lại gọi em gái bà tên là Trúc vào hầu. Khi quân vua Tương Dực đánh chiếm kinh thành, bà trốn ra ngoài, náu ở nhà dân trong xã Hồng Mai, rồi treo cổ tự tử ở miếu chùa”.
Dã sử và truyền tụng trong dân gian cũng không cho biết nhiều về Trần hoàng hậu của vua Lê Uy Mục nhưng ít nhiều bổ sung thêm thông tin về bà, theo đó Hoàng hậu còn có tên là Trần Thị Xuân Tùng tuy chỉ là con gái viên quản lĩnh cấp bậc nhỏ nhưng nhờ có sắc đẹp mà vượt qua không biết bao nhiêu thiếu nữ, trở thành Hoàng hậu tôn quý.
Trong tiểu thuyết lịch sử “Mạc Đăng Dung” của nhà văn Lưu Văn Khuê thì hư cấu chuyện về Trần hoàng hậu trước khi vào cung đã có người yêu là tướng Trần Tuân, họ đều là con cháu nhà Trần, sinh sống lâu đời ở xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì.
Theo tiểu thuyết này thì Trần Tuân hơn Trần Thị Xuân Tùng 3 tuổi và trong họ tộc cũng là anh, cùng chung ông tổ đời thứ tư là Trần Văn Huy, đỗ tiến sĩ năm Đại Bảo thứ ba (1442), làm quan đến Tả thị lang. Trần Văn Huy sinh ra Trần Cẩn (ông nội Trần Tuân) và Trần Trọng (ông nội Trần Thị Xuân Tùng).
Sau này Trần Cẩn đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Thượng thư bộ Lại; nhưng người cha của Trần Tuân thì không đỗ đạt gì, đến Tuân lại chỉ ham mê cung kiếm. Còn Trần Trọng mấy đời đều thiên hướng về võ, Trần Trọng làm đến Chánh đội trưởng Tuỳ quân; cha của Trần Thị Xuân Tùng thì làm quản lĩnh.
Đó là theo tiểu thuyết hư cấu, còn thực tế theo sách Đại Việt thông sử, Trần Tuân là người xã Quang Bị, huyện Bất Bạt (thuộc Sơn Tây cũ, nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) còn Trần hoàng hậu người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay là làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Tuy nhiên nhiều tư liệu không thống nhất về quê hương, gia thế của hoàng hậu Trần Thị Tùng, theo tư tịch về lịch sử về vùng đất Trung Hòa (nay là phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì xưa kia là xã Trung Kính gồm nhiều làng hợp lại, trong đó có làng Nhân Mục, tên nôm là Kẻ Đáy nhưng đây không phải là quê của Trần hoàng hậu mà là quê bà là làng Nhân Mục Môn, nằm cạnh làng cạnh Nhân Mục.
Chính vì tên gọi đó giống nhau dẫn đến một lầm lẫn tai hại; chuyện kể rằng sau khi Lê Uy Mục bị giết, Lê Tương Dực lên ngôi đã sai người trả thù, đốt phá những nơi có quan hệ với triều vua cũ, vì thế một toán lính được lệnh kéo về triệt hạ quê của hoàng hậu Trần Thị Tùng.
Biết trước việc đó, dân Nhân Mục Môn đón đường dâng rượu thịt khoản đãi toán quan binh rồi chỉ đường về phía làng Nhân Mục bởi vậy làng này bị đốt phá tan hoang.
Dân làng đồng lòng dâng sớ kêu oan, triều đình xét lại, biết là nhầm lẫn nên bắt dân làng Nhân Mục Môn phải cắt 300 mẫu ruộng công đền trả dân làng Nhân Mục được hưởng hoa lợi, cũng từ sự kiện làng đó nên Nhân Mục còn có tên là Tàn Xứ hay Nhân Mục Tàn, mãi sau này mới gọi là Hòa Mục.
Về sự kiện tàn khốc trên, không thấy ghi trong chính sử nhưng có lẽ có việc việc trả thù, truy sát họ hàng bà Hoàng hậu Trần Thị Tùng ở Nhân Mục là có thật vì những người này từng dựa thế làm càn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:
“Bấy giờ, uy quyền thuộc về họ ngoại, phía đông thì làng Hoa Lăng (quê của mẹ nuôi vua), phía tây thì làng Nhân Mục (quê của vợ vua), phía bắc thì làng Phù Chẩn (quê của mẹ vua) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các quan.
 Chùa Nga My
Chùa Nga My
Kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách tiền của, mọi thứ súc vật, hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả, nhà nào có đồ lạ, vật quý, chúng đánh dấu chữ vào và đòi lấy. Muôn dân ta oán mà vua vẫn không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ”.
Một số tư liệu thì cho biết cha của Trần hoàng hậu không phải là một người giữ chức quan quản lĩnh nhỏ bé mà ông có nguồn gốc danh giá, giữ quyền cao chức trọng.
Theo gia phả dòng họ Đặng gốc Trần (Đặng gia phả hệ toàn chỉnh thực lục) và thần tích ở xã Thượng Nông (huyện Tam Nông, Phú Thọ), nơi có đền thờ quan Thượng Bợ thì thần tên thật là Trần Văn Huy (1410 - 1485), người ở làng Bợ, xã Quảng Bị (nay là xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vốn là con cháu nhà Trần, thân phụ ông là Trần Quốc Kiệt, hậu duệ đời thứ 5 dòng dõi Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, còn thân mẫu là Trần Thị Hướng.
Có chí lập nghiệp, Trần Văn Huy đã gắng công học tập và đỗ Nhị giáp Tiến sĩ, đứng thứ 4 trong số 33 người đỗ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Lê Thái Tông, tên tuổi được khăc trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình, tước Dương Khê hầu.
Về sau Trần Văn Huy đổi tên là Đặng Hiên (còn gọi là Đặng Trần Hiên); ông có 8 người con (6 trai, 2 gái) là Đặng Trần Cận, Đặng Trần Du, Đặng Trần Lâm, Đặng Trần Thiếp, Đặng Trần Bình và Đặng Trần Nguyên đều đỗ đạt làm quan, có tước phong.
Hai người con đều trở thành vợ vua Lê Uy Mục, con gái lớn là Trần Thị Tùng được lập làm Hoàng hậu, con gái út là Trần Thị Trúc được phong làm Thái phi.
Số phận bà hoàng hậu đầu tiên của nhà Hậu Lê thăng trầm theo ngai vàng của chồng, ở ngôi vị cao nhất chốn hậu cung được 4 năm (1506 -1509) thì bà phải tự vẫn.
Nguyên do là chồng bà, vua Lê Uy Mục là người hung bạo, tàn ác, lạm sát người vô tội vạ, nhẫn tâm bức hại ngay chính tổ mẫu (tức bà nội là hoàng thái hậu Trường Lạc), giết chết các hoàng thân tôn thất, các đại thần quan lại nên có biệt danh là “Qủy vương”.
Sự tàn bạo quá đáng của đó đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê.
Bấy giờ một số đại thần đã phò giúp Giản Tu công Lê Oánh lên làm vua (tức Lê Tương Dực) rồi đem quân tấn công kinh đô Thăng Long, bắt được Lê Uy Mục ép phải uống thuốc độc mà chết sau đó dùng súng lớn bắn cho nổ tan nát hết thi thể.
Trước đó, khi quân khởi nghĩa tiến sát Thăng Long, dân chúng kinh thành hoảng sợ chạy trốn, Hoàng hậu Trần Thị Tùng cũng lánh đến xã Hồng Mai (tên Nôm là Kẻ Mơ), huyện Thanh Trì (nay là thôn Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ẩn náu ở nhà một người dân nhưng rồi biết khó thể thoát được cảnh truy bắt, không muốn chịu nhục bèn thắt cổ tự tử chết ở miếu chùa, khi đó hoàng hậu chưa tròn 20 tuổi.
Ngôi chùa mà bà tự vẫn có thể là chùa Nga My (còn gọi là chùa Hoàng Mai) vốn là cổ tự của vùng nam kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào đầu triều Lý (nay nằm trên đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Kỳ II: Số phận bi thảm của hai hoàng hậu nhà Hậu Lê
  • Lê Thái Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét