CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Những điềm báo mệnh đế của vua Lý Thái Tổ

Lý Công Uẩn (974 - 1028) là người khai mở 9 đời vua Hậu Lý. Cũng là vị vua có nhiều công trạng với nước, với dân khi xác lập nên một triều đại thịnh trị trong lịch sử nước nhà, tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển, lại dựng nên “đất đế đô muôn đời” Thăng Long cho hậu thế theo về. Quanh mệnh đế vương của vị vua đầu triều Lý, sử sách, nhân gian cho chúng ta biết trước khi lên ngôi vua, đã có rất nhiều điềm báo, nhiều dự đoán về hậu vận sáng rõ cho ngôi đế vương của ông..


Lý Công Uẩn là một người có xuất thân mờ ảo, không rõ ràng (có thuyết cho rằng ông không có cha, nhưng trong Đại Việt sử ký tiền biên có chép tháng 2 năm Mậu Ngọ (1018) vua “phong bà nội là hậu và đặt thụy hiệu”), lúc nhỏ làm chú tiểu trong chùa rồi theo thời thế mà được lòng người, lên ngôi cao trị nước, giúp đời.
Theo Đại Việt sử ký tiền biên, Lý Công Uẩn được bà Phạm Thị sinh ra. Khi Công Uẩn được 3 tuổi, mẹ ông mới giao cho sư Lý Khánh Văn nuôi. Đến năm lên 7, Khánh Văn gửi Công Uẩn cho anh mình là sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ (tức chùa Trường Liêu, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh) dạy dỗ.
Lần đầu tiên thấy chú tiểu nhỏ đầu không chỏm tóc, sư Vạn Hạnh vốn là nhà tiên tri đã phán rằng: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Quả thật lời Vạn Hạnh không sai chút nào. Càng lớn lên, chân mệnh đế vương và cốt khí của một vị vua sáng cứ dần hiển hiện rõ qua cách đối nhân xử thế của Lý Công Uẩn.
Trong tác phẩm Nôm Việt sử diễn âm ra đời khoảng giữa thế kỷ XVI có chép lại rằng, khi mẹ Lý Công Uẩn mang ông tới gặp sư Lý Khánh Văn năm 3 tuổi thì:
Chó đồng trong cửa cắn ra,
Khánh Văn mới hỏi này là sự duyên.
Lão nhân ngày xưa đã truyền,
Chó đồng hễ cắn thánh nhân đến nhà…
Dân gian đều biết chó là con vật trung thành, có chức năng giữ nhà. Ở nơi thiền môn hoặc hoặc cổng nhà, cổng làng thường đặt chó đá để giữ gìn gia trạch, cũng là mang điềm may đến nhà. Ở bài thơ trên, Lý Khánh Văn được ông cha để lại cho một vật quý gia truyền, đó là con chó bằng đồng, một linh vật, và dặn rằng khi nào chó đồng sủa ắt là có thánh nhân đến nhà (trong Thiên Nam ngữ lục cũng ghi lại việc có nét tương đồng so với Việt sử diễn âm nói ở trên:
Bấy giờ Khánh Văn thấy ứng nghiệm, nên đã “ba bảy chạy ra” ẵm chú bé Lý Công Uẩn vào nhà. Sau này, chú bé đó trở thành con của nghĩa phụ Lý Khánh Văn như chúng ta đã biết. Cũng trong Việt sử diễn âm, có hai câu thơ:
Nơi nằm thấy hiện Hoàng long
Khánh Văn xem thấy trong lòng mừng thay.
Đó là lúc chú bé Lý Công Uẩn nằm ngủ, được rồng bao phủ quanh như bảo vệ cho vị thiên tử tương lai và được Lý Khánh Văn quan sát thấy. Điều này có chút nào đó cũng giống như trường hợp của Lê Hoàn trước đó làm con nuôi của vị quan nhà Lê, khi ngủ cũng được rồng ấp.
Vua Lý Công Uẩn trên phim
Vua Lý Công Uẩn trên phim
Điềm báo này cũng cho thấy tương lai một mai của chú bé Lý Công Uẩn là người ở ngôi cao thiên hạ, có mệnh đế vương. Bởi thế nên sau này, sư Lý Khánh Văn quyết định đem Lý Công Uẩn cho anh mình là sư Vạn Hạnh nuôi nấng, dạy dỗ để đào tạo thành người có đủ tài sức gánh vác việc quốc gia.
Lại nói, sau khi trao Lý Công Uẩn cho sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp làm con nuôi rồi từ biệt ra đi. Bà Phạm Thị quanh quẩn ở khoảnh rừng rậm vùng Cổ Pháp (tương truyền là khu rừng Báng) rồi bị ốm đột ngột mà chết, xác bà được kiến vùi thành mộ cao bảy tám thước.
Theo quan niệm của đời xưa, nếu mộ của thân quyến nhà ai mà được mối, kiến đùn tạo thành thì thường đó là ngôi mộ phát vương, phát đế. Trường hợp này về sau còn thấy ở mộ vợ của vua Lê Thái Tổ trong khởi nghĩa Lam Sơn, rồi mộ mẹ của chúa Trịnh Kiểm… điều đó cũng báo trước phần nào chân mệnh đế vương của chàng trai Lý Công Uẩn về sau.
Năm Ất Tỵ (1005), Lý Công Uẩn đang làm ở cấm quân của nhà Tiền Lê. Lúc ấy, đương là mùa đông, tháng 10, Thái tử Long Việt sau 8 tháng chống lại cuộc chiến giành ngôi báu với các em thì lên ngôi, tức vua Lê Trung Tông.
Nhưng nghiệt thay, vua Lê Trung Tông Long Việt chỉ ngồi ngai vàng được ba ngày, Lê Long Đĩnh em vua đã sai bọn kẻ cướp trèo tường vào trong cung hạ sát anh để cướp ngai vàng.
Các bề tôi mất vua thì chạy trốn như ong vỡ tổ. Nhưng Lý Công Uẩn lúc ấy là quan dưới trướng vua yểu mệnh Trung Tông, chẳng màng xung quanh là bọn tay chân của Long Đĩnh, cứ ôm xác vua Trung Tông mà khóc than thương xót mãi không thôi.
Long Đĩnh dù là kẻ bạc ác, nhưng thấy thế cũng cảm động khen ông là người trung thành, đến khi lên làm vua thì thăng Lý Công Uẩn lên cho làm Tứ sương quân phó Chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.
Xét việc ôm xác vua Lê Trung Tông của ông trong khi bè lũ kẻ cướp ngôi đang vây quanh mà không hề run sợ, việc làm đó thể hiện phần nào cái chí của kẻ làm trai, dù nguy biến vẫn vững như bàn thạch, chẳng màng sống chết. Chỉ có người kiệt hiệt khác đời mới thế.
Vốn Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974) niên hiệu Thái Bình thứ năm thời vua Đinh Tiên Hoàng (924 - 979). Trước đó, ở viện Cảm Tuyển (hoặc Hàm Toại) chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp quê của ông có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ “Thiên tử”.
Kẻ thức giả khi nhìn thấy thì gieo quẻ mà bói, rồi nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Quả nhiên sau này Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, ứng với lời tiên liệu trước kia.
Vạn Hạnh bèn nói với vua rằng: “Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Nguyễn (tức nhà Lý, sau khi nhà Lý mất Trần Thủ Độ lấy cớ kỵ húy tổ họ Trần tên Lý, bắt tôn thất nhà Lý dời sang họ Nguyễn) đương lên.
Họ Nguyễn lại không có ai khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận”. Vua sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn (núi Ba Sơn ở Tiên Sơn, trên núi có chùa Cảm Ứng là nơi Vạn Hạnh trụ trì)”.
Sư Vạn Hạnh tán riêng rằng: “Hòa đao mộc” là chữ Lê. “Thập bát tử” là chữ Lý. “Đông A” là họTrần. “Nhập địa” là giặc Bắc phương vào lấn cướp. “Dị mộc tái sinh” là họ Lê lại nổi lên. Ý nói họ Lê đổ, họ Lý lên, trong khoảng sáu bảy năm, thiên hạ thái bình”. Rồi Vạn Hạnh bảo Công Uẩn:
“Gần đây suy đoán lời sấm, thì họ Lý chắc khởi nghiệp lớn”. Sợ lời đó lộ liễu, Công Uẩn sai người giấu sư Vạn Hạnh đi; nhưng cũng lấy thế làm tự phụ. Ngoạ Triều thường ăn quả khế, thấy có hạt mận (chữ Lý cũng có nghĩa là cây mận), lại ngẫm nghĩ đến lời sấm nên ngầm tìm dòng dõi họ Lý mà giết đi: nhưng Công Uẩn ở ngay bên mình, thế mà không biết”.
Cho dù việc sét đánh cây gạo để lộ chữ điềm báo chắc chắn chẳng phải do quỷ thần làm nên, chỉ bởi người đời cảm cái đức lớn của ông mà báo mệnh theo về. Nhưng cũng cho thấy rằng, phải như thế nào ở con người Lý Công Uẩn, mới được lòng người, mệnh trời cảm biến như thế.
Bởi vậy, sau khi Ngọa Triều vắn số lúc mới 24 tuổi vào năm Kỷ Dậu (1009), con cái lại còn nhỏ, thì người đầu tiên được triều thần muốn tôn lên làm vua, đổi mới đất nước khỏi ách trướng mà Ngọa Triều để lại chính là quan Điện tiền Lý Công Uẩn chứ không ai khác.
Thế nên, không phải chỉ lời của Đào Cam Mộc khi kêu gọi tôn Công Uẩn lên làm vua là lời tâng bốc suông, mà thực sự đó là lòng muôn dân muốn theo về một vị vua mới đủ đức, đầy tài trị nước yên dân. Xét việc ghi lại trong sử cũ còn rõ như ban ngày:
“Kịp khi Ngoại Triều mất, vua kế tự còn thơ ấu; Công Uẩn vào túc trực ở trong cung, chi hậu Đào Cam Mộc nhân dịp, nói:
- Mới đây, chúa thượng là người mờ tối, tàn bạo, lòng trời ghét bỏ. Con kế tự hãy còn trẻ thơ, không cáng đáng nổi lúc nước nhà lắm nỗi hoạn nạn. Dân tình đâu đấy nhao nhao, cũng muốn kiếm được một vị chân chúa.
Quan thân vệ sao không nhân lúc này, nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, trông gương Thang, Vũ ngày xưa, theo lối Đinh, Lê gần đó, trên thuận lòng trời, dưới theo nguyện vọng của dân, còn khư khư giữ tiểu tiết làm chi nữa?.
Công Uẩn thấy nói, trong bụng bằng lòng, nhưng bề ngoài vẫn cứ giả vờ trách móc Cam Mộc. Hôm sau, Cam Mộc lại nói:
- Người trong nước bây giờ đều biết họ Lý chắc khởi nghiệp, lời sấm đã rõ rệt rồi, không còn che giấu được nữa. Đổi vạ ra phúc, chỉ ở chốc lát bây giờ. Quan thân vệ lại còn ngờ gì nữa?.
Công Uẩn nói:
- Tôi biết ý ông không khác ý thầy Vạn Hạnh. Nếu quả như lời, thì mưu tính sao?.
Cam Mộc nói:
- Quan thân vệ là người công bằng, rộng lượng và nhân đức, được lòng mọi người. Hiện nay trăm họ kiệt quệ, mệt mỏi không chịu đựng nổi chính lệnh triều đình. Quan thân vệ nhân dịp này, đem ân đức vỗ về họ, chắc họ sẽ đổ xô theo về như nước chảy chỗ trũng, còn ai ngăn cản được?.
Cam Mộc sợ việc chậm lại, sẽ sinh biến chăng, mới đem việc đó nói với khanh sĩ và các quan, thì không ai dám có ý gì khác cả. Ngay hôm ấy, mọi người hội họp ở nhà triều đường, cùng nhau bàn rằng:
Ngày nay, đối với nhà Lê, ức triệu người đều khác lòng, quan và dân đều lìa bỏ. Nếu không nhân dịp này, tôn quan thân vệ lên làm thiên tử, lỡ có biến cố gì xảy ra, thì bọn ta liệu có giữ được khỏi mất đầu không?
Bấy giờ các quan mới cùng nhau phò Công Uẩn đến nhà chính điện lên ngôi hoàng đế. Trăm quan thụp lạy, đâu đấy tung hô “vạn tuế”. Công Uẩn đại xá cho cả nước, lấy sang năm làm năm đầu một niên hiệu mới.
Đốt hết lò lưới (Ý nói ơn đức vua mới nhuần thấm đến cả chim muông), xóa bỏ việc tù ngục và kiện tụng; xuống chiếu cho phép từ nay hễ ai có việc tranh giành thưa kiện, được đến tận triều đình mà tâu bày, nhà vua sẽ thân ra phân xử” (Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục).


Trong cuốn Thiền uyển tập anh (Anh tú vườn thiền), một tác phẩm về Phật giáo được khắc in thời nhà Trần năm Đinh Sửu (1337), bao gồm 68 truyện tiểu sử thiền sư và tàng trữ nhiều giá trị thi ca từ khoảng thế kỷ VI đến hết đời Lý, cũng cung cấp cho chúng ta thêm một cứ liệu về dự đoán cho ngôi thiên tử của Lý Thái Tổ, và người dự đoán ấy là đệ tử của Thiền sư Khuông Việt (933 - 1011) nổi tiếng một thời. Ông chính là Thiền sư Đa Bảo.
Thiền sư Đa Bảo vì nghe tiếng Khuông Việt mà tìm về chùa Khai Quốc theo học. Bản tính thông minh, cẩn thận nên được Thiền sư Khuông Việt nhận làm đệ tử.
Học với thầy đến khi thông tinh Phật pháp, Đa Bảo không ở lại chùa Khai Quốc, mà một mình tiêu du khắp nơi, khi đến chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, thuộc Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay thì dừng lại ở đó. Vốn đây là đất bản quán của Lý Công Uẩn nên duyên kỳ ngộ của hai người cũng vì đó mà nên.
Trước khi Đa Bảo đến chùa Kiến Sơ, thì xưa Thiền sư Chí Thành ở chùa Kiến Sơ lập nhà thờ thần thổ địa ở mé bên phải của chùa làm chỗ thanh tịnh để niệm Phật tụng kinh.
Ngày tháng qua đi, phần lớn đã làm mất dấu cũ của nó, nên Sa môn thiền sư không đâu mà biết được. Dân ở đó ưa thờ quỷ, đốt hương cầu đảo, gọi bậy nơi này là dâm từ. Đến khi Thiền sư Đa Bảo trùng tu chùa, cho chỗ thờ là dâm từ, muốn phá hủy đi.
Cũng theo tương truyền, cái duyên kỳ ngộ của Lý Công Uẩn và Thiền sư Đa Bảo không phải đến câu chuyện trên mới có mà bắt nguồn từ thời Tiền Lê, có câu sấm nói rằng một người họ Lý dưới chân có chữ Vương sau này sẽ thay thế họ Lê, vua Lê Đại Hành bèn truy tìm người như vậy để giết đi.
Bởi dưới chân Lý Công Uẩn có chữ Vương, nên ông phải tìm về chùa Kiến Sơ lẩn trốn để khỏi bị phát hiện. Bấy giờ truyền thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông là Đa Bảo đã giấu kín Lý Công Uẩn trong một cái hang bí mật dưới điện Phật.
Lấy lý do người tu hành theo thiền phái này là phải học hạnh im lặng (vô ngôn) nên quan quân đến hỏi câu gì sư cũng không nói. Cũng gần tương tự như thuyết này, ở Đại Nam nhất thống chí lại có một câu chuyện có đôi chút dị biệt so với lời vừa dẫn.
Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, cảm cái ơn đoán mệnh tương lai của Đa Bảo nên nhiều lần cho triệu sư vào cung, hỏi bàn yếu chỉ của Thiền. Cả đến công việc chính trị của triều đình, sư Đa Bảo đều dự phần giải quyết.
Lý Thái Tổ còn cho người trùng tu chùa Kiến Sơ, lại đắp cả tượng thờ thần cùng tướng hầu. Nhiều người còn ngờ rằng, cũng chính Đa Bảo đã dự đoán hậu vận của nhà Lý về sau.
Ngoài những điềm báo cho mệnh đế vương của Lý Công Uẩn được chép ở trên, khi đọc trong Đại Nam nhất thống chí, quyển XIX, phần tỉnh Bắc Ninh, ở mục Đền miếu, tác giả cũng lượm lặt thêm đươc một tích nói về điềm báo đế vương của vị vua khai mở nhà Hậu Lý, và việc này liên quan đến vua khai mở triều Lê: Lê Đại Hành.
Theo như ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí thì trước khi làm quan nhà Tiền Lê, Lý Công Uẩn vốn là một chú tiểu, nhà sư, rồi sau đó nhân việc tạp dịch làm phu đắp đê cho nhà Tiền Lê, và cũng từ đó mới ra cái điềm được đề cập tới ở đây. Xin dẫn lại nguyên văn cho bạn đọc tỏ tường:
“Xưa Lê Đại Hành đắp thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn làm phu đắp, đến đêm Lê Đại Hành mộng thấy thần cho biết là có bậc quý nhân đương làm việc đắp thành ở đây. Thức dậy, sai người đi tìm, thì Công Uẩn đã đi rồi.
Khi Công Uẩn đi đến xã Tam Tảo, thấy hai vợ chồng ông già đương cày ruộng, bèn đem duyên do chuyện mình nói cho biết. Ông già liền bảo Công Uẩn lấy bùn trát khắp mình và cùng cày ruộng; sau đó, ông già mang Công Uẩn về nhà, đào đất làm hầm cho ở và chứa nước ở trên hầm.
Lê Đại Hành xem bói, thấy quẻ bói nói: “Nước ở trên người”. Vì thế, Lê Đại Hành tưởng Công Uẩn đã chết ở sông rồi. Đến lúc Lý Công Uẩn được nhà Lê truyền ngôi, bèn phong ông già làm Phụ quốc đại vương và phong vợ ông làm Vương phi, làm nhà cho ở phường Phượng Vũ. Sau khi ông già chết, người địa phương lập đền thờ ngay tại chỗ nhà ở”.
Đền ấy, cũng tại sách này cho biết, chính là đền thần Phụ quốc, thuộc xã Tam Tảo huyện Yên Phong thuộc Bắc Ninh.
Xét những tích chuyện trên, có hư ảo, có sự thật, nhưng suy sâu xa thì đó cũng là quy luật huyền biến của vũ trụ, sự vật thịnh rồi lại suy, cái mới tiến bộ, hợp thời ra đời thay thế cái cũ lạc hậu, nhân nào quả ấy mà thôi.
Việc lên ngôi hoàng đế của Lý Công Uẩn là một quy luật tất yếu của dòng chảy lịch sử nước Nam ta bấy giờ bởi nhà Tiền Lê của Lê Ngọa Triều đã bị dân tình xa lánh do bạc ác với bách tính, muôn dân. Trong khi ấy, Lý Công Uẩn với tài năng, thao lược và uy tín của mình trở thành vì sao Bắc Đẩu sáng nhất có thể soi rọi khắp nhân gian, đưa nước Nam đi lên trên con đường phong kiến tập quyền.
Đúng như sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư nhận định: “Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai!
Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương”.
Bởi vậy mà những thực thực, hư hư của nhân gian về điềm báo ngôi báu cho ông chỉ làm cho sự tiếp nối triều đại mới của họ Lý thêm sức mạnh của cả trời – người hợp nhất mà thôi:
Bắc Giang trời mở thánh minh,
Lý Công tên Uẩn nhân tình đới suy.
Lê triều làm chức chỉ huy,
Lũ Đào Cam Mộc ứng kỳ phù lên.
Đầu năm cải hiệu Thuận Thiên,
Thăng Long mới đổi đặt tên kinh thành.
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
  • Trần Đình Ba

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét