CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Chúa Trịnh ăn chơi bị sét đánh gần chết

 Đắm chìm trong việc chơi bời, hưởng lạc, tin dùng hoạn quan, Trịnh Giang đã khiến cho triều chính bị suy yếu nghiêm trọng.

Bị “quả báo” khi bị sét đánh gần chết khiến tâm thần hoảng loạn, lo sợ nhưng Trịnh Giang vẫn sống thêm 20 năm nữa ở cung Thưởng Trì được xây dựng dưới lòng đất…

Uy Nam Vương Trịnh Giang là vị Chúa Trịnh thứ 7 thời Lê Trung Hưng. Trịnh Giang là con trưởng của An Đô Vương Trịnh Cương. Việc Trịnh Giang lên ngôi chúa được xem là “may mắn”.

Bởi ngay trong thời gian Trịnh Giang làm thế tử, bảo phó của Trịnh Giang là Nguyễn Công Hãng đã dâng mật sớ gửi lên chúa Trịnh Cương với những nhận xét không tốt về ông.
Một buổi chầu của Chúa Trịnh
Một buổi chầu của Chúa Trịnh

Theo bảo phó Nguyễn Công Hãng thì Trịnh Giang là người ươn hèn, ham vui, mải chơi nên sẽ không thể gánh vác được ngôi chúa.

 Chính bởi những nhận xét này của bảo phó Nguyễn Công Hãng mà chúa Trịnh Cương đã có ý định thay đổi ngôi thế tử của Trịnh Giang. Tuy nhiên, khi chưa quyết định thay đổi ngôi thế tử một cách dứt khoát thì chúa Trịnh Cương lại đột ngột mất.

Do đó, Trịnh Giang vẫn trong thân phận thế tử, nối nghiệp lên ngôi chúa. Vậy là, tháng 10 năm 1729, Trịnh Giang lên ngôi, trở thành vị chúa thứ 7 của thời Lê Trung Hưng.

Đến tháng 4 nǎm 1730, chúa Trịnh Giang tự tiến phong mình là Nguyên soái, Thống Quốc Chính Uy Nam Vương.

Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang tôn bà nội là thái phi Trương Thị - vợ Trịnh Bính, người xã Như Kinh, huyện Gia Lâm, mẹ Trịnh Cương làm Thái tôn Thái phi. Trịnh Giang ra lệnh mỗi khi truyền đạt lời của Thái tôn Thái phi thì gọi theo húy chỉ.

 Ông cũng tôn mẹ đẻ làm Thái phi, truy tôn ông ngoại là Tuấn quận công Vũ Tất Tố lên Tuấn Trạch công và đích mẫu Trịnh Thị - vợ cả của Trịnh Cương nhưng không có con, đã mất, làm Thái phu nhân, lập đền thờ ở kinh đô.

Sau khi lên nắm ngôi chúa, Trịnh Giang muốn chứng tỏ mình nên đã thực hiện một loạt các chính sách cũng như ra lệnh giết chết các đại thần không vừa mắt ông.

Năm 1731, có hiện tượng nhật thực - được xem là điềm tai dị - diễn ra, Trịnh Giang hạ lệnh cho bày tôi trình bày ý kiến về chính sự.

Nhân đó, quan Bùi Sĩ Tiêm đưa ra 10 điều, lời lẽ rất thống thiết, tâm huyết, chỉ trích những mục nát trong bộ máy cai trị lúc bấy giờ. Vì thế bọn quyền thần, hoạn quan rất ghét Sĩ Tiêm.

Sớ đến tay Trịnh Giang, quyền thần lại nói gièm pha thêm, Trịnh Giang giận lắm, tước bỏ hết quan, đuổi Sĩ Tiêm về quê. Sau một thời gian ngắn, Tiêm mất.

Cũng trong năm 1731, thượng hoàng Lê Dụ Tông mất, vua Lê Duy Phường lên ngôi. Tuy nhiên, ngay trong năm sau, 1732, để tỏ rõ uy quyền, chúa Trịnh Giang đã vu cho vua Lê Duy Phường tội tư thông với vợ của Trịnh Cương.

Với lí do này, Trịnh Giang đã phế truất Lê Duy Phường làm Hôn Đức Công, đồng thời lập anh Duy Phường là Duy Tường - con trai cả Dụ Tông lên ngôi. Duy Tường lên ngôi, lấy hiệu Lê Thuần Tông. Không những thế, không lâu sau đó, Trịnh Giang còn ra lệnh thắt cổ giết chết Lê Duy Phường.

Cũng trong cuối 1732, Trịnh Giang lại ra lệnh giết chết đại thần Nguyễn Công Hãng vì trước Công Hãng đã bàn với chúa Trịnh Cương bỏ ngôi thế tử của mình. Ngoài ra, Trịnh Giang còn bỏ hết các chính sách về thuế khoá tài chính do Trịnh Cương đặt ra trước đây.

Trịnh Giang vốn là người yêu thích âm nhạc, thơ ca và chơi bời. Chính bởi thế, Trịnh Giang cho chế lễ nhạc trong phủ chúa.

Mỗi khi Trịnh Giang đi tuần thường có phường nhạc đi trước dẫn đường. Những buổi không có triều hội, Trịnh Giang thường mời các quan đến cùng ngâm tụng thơ ca, bình luận văn sách và các lối viết chữ. Ông cũng ra đề tại chỗ cho mọi người cùng làm thi và có thưởng.

Trịnh Giang còn khuyến khích các nho thần sưu tầm thơ văn. Trịnh Giang có người em thứ 3 là Trịnh Doanh, tuổi còn trẻ nhưng có tài kiêm văn võ.

Trịnh Doanh được Trịnh Giang hết sức tin tưởng nên thường giao cho đảm trách các công việc triều chính. Đến năm 1736, do không tha thiết việc chính sự, nên Chúa Trịnh Giang đã phong cho Trịnh Doanh chức vụ Tiết chế thủy bộ chủ quân, chức Thái úy, tước Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc.

 Lúc này, Trịnh Doanh mới có 17 tuổi. Từ đó, mỗi tháng 3 lần, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang triều kiến trǎm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc.

Và cũng từ đây, chúa Trịnh Giang khi không phải bận tâm về việc triều chính càng tập trung vào việc ăn chơi, trác tác. Đặc biệt, chúa Trịnh Giang cũng rất tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ.

 Để phục vụ cho việc ăn chơi, hưởng lạc của mình, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng rất nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém.

Có thể kể đến các công trình mà chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng như Chùa Hồ Thiên, hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng họ ngoại như làng Tứ Dương, làng My Thử.

 Việc xây cất các chùa chiền, hành cung xa hoa, tốn kém cũng như những thú vui chơi bời của Trịnh Giang đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của thuế má của nhân dân.

Cũng chính bởi đó mà Trịnh Giang liên tiếp ra lệnh tăng các thứ thuế khoá để bổ sung vào nguồn ngân quỹ thiếu hụt.

Đồng thời, Trịnh Giang cũng liên tiếp ra lệnh bắt người dân đi lao dịch cho các công trình ăn chơi của mình. Thuế má cao, lao dịch nặng nề khiến nhân dân rất bất bình.

Cũng bởi việc Trịnh Giang chỉ mải mê lao vào ǎn chơi, ham mê tửu sắc mà không lo bồi dưỡng cơ thể, đảm đương triều chính nên sức khỏe của Trịnh Giang ngày càng kém sút.

 Sự sa đọa, mải mê với các thú vui ngông cuồng của Trịnh Giang còn được thể hiện qua cả việc ông quan hệ với người cũng nữ của cha mình. Người cũng nữ đó là Đặng Kỳ Viên.

Đây được xem là một trong những điều cấm kỵ thời phong kiến. Sau Vũ thái phi biết chuyện Trịnh Giang quan hệ với Kỳ Viên đã bắt ép Đặng thị phải tự tử. Mải mê ăn chơi, không lo triều chính nhưng rồi bất ngờ một tai họa lớn ập xuống Trịnh Giang.

 Đó là vào một hôm, Trịnh Giang bất ngờ bị sét đánh gần chết. Rất may là nhờ chữa chạy mà Trịnh Giang có thể sống sót. Tuy nhiên, cũng từ đó, Trịnh Giang tâm thần bất định, thường xuyên hoảng hốt và hay sợ hãi.

Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nhân việc này mới nói dối rằng: “Đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất”.

 Rồi bọn hoạn quan hạ lệnh đào đất, làm hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài.

Cũng từ khi Trịnh Giang sống hẳn dưới cung Thưởng Trì, bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ tha hồ lũng đoạn triều chính.

Các quan đại thần kế tiếp nhau bị giết hại, thuế khóa nặng nề, lòng dân ly tán. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi như khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở vùng Hải Dương. Những cuộc khởi nghĩa nông dân này rất được sự ủng hộ của người dân.

Dân quê đeo bừa vác cuốc đi theo rất đông, có nơi đến hàng vạn người, triều đình bất lực, không trị nổi. Rồi hoàng thân Lê Duy Mật định làm binh biến lật đổ Trịnh Giang nhưng việc bại lộ, bèn trốn ra ngoài phát động khởi nghĩa.

 Khắp các vùng, dân chúng đã nổi lên khởi nghĩa dưới cờ các thủ lĩnh Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương,… với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”.

Trước tình hình đó, Thái phi Vũ thị đã cùng triều thần bàn cách lập Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trấn an lòng người.

Đến tháng giêng nǎm 1740, Trịnh Doanh thay quyền ngôi chúa, tức là Minh Đô vương, tiến tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương.

 Ít lâu sau Trịnh Doanh đưa vua Ý Tông lên làm thượng hoàng và lập cháu vua là Duy Diêu lên ngôi, tức là Lê Hiển Tông. Thế là trong triều lần đầu tiên vừa có vua vừa có thượng hoàng, lại vừa có chúa vừa có thượng vương.

Như vậy, có thể thấy, Trịnh Giang chính  là người làm hỏng chính sự Đàng Ngoài, khiến thế nước của Bắc Hà suy yếu.

Trịnh Giang vu cho vua Lê Duy Phường tư thông với vợ của cha mình để phế truất nhưng rồi chính mình lại phạm vào điều cấm đó với Kỳ Viên họ Đặng.

 Không những thế, việc ham chơi bời, háo sắc, bỏ bê chính sự, sợ sấm sét và tin dùng hoạn quan đã khiến cho triều đình của Trịnh Giang ngày càng bị suy sụp hơn.

Rất may là Thái phi Vũ Thị đã tỉnh táo đưa Trịnh Doanh lên ngôi, nên có thể nhanh chóng ổn định lại tình hình.

Và bản thân Trịnh Giang cũng có thể sống 20 năm dưới cung Thưởng Trì rồi mới mất vào đầu năm 1762, thọ 51 tuổi, được tôn là Dụ Tổ Thuận Vương.

Về sau, khi cháu nội Trịnh Doanh là Trịnh Tông bị Tây Sơn tiêu diệt vào năm 1786, con Trịnh Giang là Trịnh Bồng được lập lên ngôi chúa, tức là Án Đô Vương, Chúa Trịnh cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Hùng Hoàng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét