CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Trò chuyện với hai cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn (I)

Ở cái tuổi 'gần đất, xa trời', bà Lê Thị Tìm (phường Thủy Dương, TX.Hương Thủy, TP. Huế) và bà Lê Thị Dinh (91 tuổi, TP.Huế), hai người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn vẫn nhớ như in những ngày sống trong 'lầu son, gác tía', phục vụ hoàng gia. Có những câu chuyện 'thâm cung bí sử' về cuộc sống của những bà hoàng, ông chúa sau cổng Ngọ Môn đã được bà Tìm kể lại tỉ mỉ. 

Riêng bà Dinh là người đã hầu hạ và ở bên Từ Cung Hoàng Thái Hậu cho đến khi bà qua đời năm 1981. Cuộc sống trong chốn hoàng cung vốn bị 'che chắn' bởi bức màn lịch sử đã được hai vị cung nữ kể lại sinh động nhưng cũng không kém phần rùng rợn của chốn thâm cung.
Cuộc đời người cung nữ sau 'cấm thành'
Trong một lần về xứ Huế, lang thang khắp chốn đền đài, cung điện xưa, chúng tôi tình cờ gặp một người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi đứng thẫn thờ bên cánh cửa Ngọ Môn. Trong ánh mắt của bà chan chứa kỷ niệm với nhiều cung bậc cảm xúc dạt dào.
Bà hướng ánh mắt xa xăm vào phía trong đại điện như hồi tưởng lại một điều gì đó trong quá khứ xa xăm. Hỏi ra mới biết, bà chính là Lê Thị Tìm, người cung nữ từng sống trong chốn hoàng cung nhà Nguyễn.
Cung nữ Lê Thị Tìm vẫn nhớ như in những ngày hầu hạ chốn hậu cung.
Cung nữ Lê Thị Tìm vẫn nhớ như in những ngày hầu hạ chốn hậu cung.
Trò chuyện với chúng tôi, bà kể: 'Tôi được đưa vào cung từ năm 12 tuổi. Mặc dù không ham thích cuộc sống chốn hoàng cung nhưng do ham thích chữ nghĩa và Kinh kệ nên tôi 'đánh liều: vào cung'.
Theo bà Tìm, cung nữ trong cung thời đó được phân chia thành hai loại gồm: một là những kẻ thường dân vào cung phục vụ quan lại. Họ phải làm các việc nặng nhọc, vất vả như kẻ hầu hạ 'hạ cấp'. Trường hợp thứ hai là con cháu hoàng tộc được tuyển mộ làm cung nữ chuyên hầu hạ nhà vua, hoàng hậu...
Bà Tìm là con của Bà Tôn Nữ Thị Thỏa, một cung nữ chuyên lo việc thờ cúng cho các vị vua đã băng hà, là cháu gọi Thượng Thư Tôn Nhơn Bửu Thảo là cậu ruột.
Với lý lịch 'sáng sủa' đó, bà Tìm may mắn được làm cung nữ loại hai, chuyên hầu hạ Thánh Cung (bà nội vua Bảo Đại) và Đức Từ Cung (mẹ nhà vua).
Bước qua cảnh cửa Ngọ Môn, cô bé Tìm ngày ấy được dạy các phép tắc, cách ứng xử trong cuộc sống chốn hậu cung: 'Tôi được các Mệ (cung nữ lớn tuổi, cai quản những cung nữ nhỏ tuổi – P.V) hướng dẫn tỉ mỉ từ dáng đi, cách ăn, nói đến nghỉ ngơi, tắm rửa… Mọi thứ đều phải tuân theo một quy tắc bất di, bất dịch, mà nếu cung nữ nào lỡ vi phạm thì sẽ phải chịu những hình phạt rất khắc nghiệt.
Để có được dáng đi của người trong cung, tôi phải tập luyện suốt 3 tháng trời. Đến nỗi đôi chân mỏi nhừ, rỉ máu' - bà Tìm kể lại.
Theo lời bà Tìm thì các cung nữ phải học làm tất cả mọi việc, kể cả làm đầu bếp cho đến 'danh y'… 'Không được nói không biết, việc chi không biết sẽ có người dạy. Các cô được hoàng gia nuôi cơm phát tiền thì phải tận tụy mà phục vụ. Nghe chưa...' -  bà Tìm nhắc lại lời Đức Từ Cung căn dặn ngày mới nhập cung.
Sau gần nửa năm 'học làm cung nữ', bà Tìm mới được các Mệ và thái giám tin tưởng phân về hầu hạ bên Đức Từ Cung.
Bà bồi hồi nhớ lại: 'Ngày đầu tiếp xúc với Đức Từ Cung, tôi sợ lắm vì người rất ít nói, lại nghiêm khắc với kẻ hầu hạ bên dưới. Thấy tôi nhút nhát, sợ hãi, Đức Từ Cung gọi lại kề bên bóp vai, đấm lưng rồi hỏi: 'Ai làm chi con mà sợ hãi run người rứa?'.
Tôi lấy hết sức bình tĩnh trả lời 'Dạ bẩm đức bà, con là cung nữ mới lần đầu vào cung, chưa biết rõ lễ nghi hoàng gia, xin Đức Từ Cung tha cho'. Đức bà nghe xong phì cười, dặn tôi cứ theo quy tắc mà làm, không có gì phải sợ'.
Xuất thân từ chốn hoàng gia lại sớm vào sống chốn hậu cung nên bà Tìm hiểu rõ cuộc sống đầy thị phi, cạm bẫy phía sau Tử cấm thành. 'Ngày đầu nhập cung, ngoài các phép tắc trong triều, các cung nữ phải trải qua hai vòng kiểm tra của các thái giám.
Những người không có dáng uyển chuyển, quý phái thì bị loại ngay vòng đầu, một đời không được đặt chân đến chốn Hậu cung của các bà Hoàng. Còn những cung nữ được các Mệ tuyển chọn thì qua vòng hai' – bà Tìm cho biết.
Vòng hai mà bà Tìm nói chính là 'phép thử trinh tiết' và độ trung thực của các cung nữ. Theo lời kể của bà Tìm thì dù là cung nữ nhỏ tuổi nhưng vẫn phải giữ phép tắc 'Thủ tiết cho đến ngày rời khỏi cung, không được có quan hệ với bất kỳ ai trong chốn hoàng cung. Nhất là không được tư tính riêng tư, quyến rũ người trong hoàng tộc…'.
Bà Chúa Nhất Mỹ Lương, con vua Dục Đức (chị vua Thành Thái) cùng hai cung nữ. (ảnh chụp lại tại Di tích cố đô Huế)
Bà Chúa Nhất Mỹ Lương, con vua Dục Đức (chị vua Thành Thái) cùng hai cung nữ. (ảnh chụp lại tại Di tích cố đô Huế)
Cùng thời với bà Tìm còn có một cung nữ tên Lê Thị Dinh, hiện đang sống ở Huế, là hai nhân chứng sống còn 'sót lại' của chốn hậu cung nhà Nguyễn.
Theo hướng dẫn của bà Tìm, chúng tôi tìm đến Phủ Kiên Thái Vương (179 Phan Đình Phùng, TP.Huế) để “diện kiến” vị cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn là bà Lê Thị Dinh.
Trong căn lệ phủ uy nghi một thời, bà Dinh vẫn còn minh mẫn để tiếp những vị khách phương xa đến thăm. Dù đã ngoài 90 tuổi, nhưng dáng vẻ cụ vẫn mang nhưng nét cao sang, quý phái của dòng dõi danh gia, vọng tộc ngày xưa.
Nhớ lại quá khứ mà theo bà thì 'tranh thủ lúc đang còn minh mẫn mới kể được cho con cháu đời sau nghe': 'Năm 8 tuổi, tui đang học ở trường Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng – P.V) thì bố mẹ đưa tôi vào cung theo lệnh vua.
Ngày ấy sợ lắm chứ vì biết sống trong cung sung sướng nhưng không được tự do, nếu không may vi phạm phép tắc bị phạt rất nghiêm. Nhưng không đi không được, thế là tui bỏ học vô cung làm cung nữ'.
Gợi lại chuyện xưa, những ký ức về một thời làm cung nữ của bà Dinh dường như bắt đầu 'sống lại' từ đó.
Bà nói: 'Ngày đó, được tuyển chọn vào cung làm cung nữ là một vinh dự, hạnh phúc. Bởi trong mắt người dân thường, cung nữ là người có địa vị cao vì được phép ra vào nơi vua ở, được thấy mặt vua, thấy mặt mẹ vua.
Nhưng thực ra thân phận của cung nữ chúng tôi thời đó cũng như những 'nô lệ' hạng sang. Sướng hay khổ là do những người có quyền tước, chức vị quyết định'.
Vào cung được 3 năm, bà Dinh được phân công về chăm lo miếng ăn, giấc ngủ cho Nam Phương Hoàng Hậu (vợ của vua Bảo Đại). Công việc chính của người cung nữ là nếm thử món ăn và trải chiếu cho Hoàng hậu ngơi (ngủ) giấc.
Bà kể: 'Mỗi khi hoàng gia (bà Từ Cung, vua Bảo Đại, Nam Phương hoàng hậu – P.V) đến bữa ăn, tôi và hai cung nữ nữa phải đi kiểm tra lần cuối các món ăn đảm bảo ngon, hợp khẩu vị và nhất là đề phòng việc hạ độc. Món ăn được dọn lên bàn theo kiểu phương Tây, mỗi món để trong một dĩa nhỏ. Cung nữ tuyệt đối không được dùng bữa chung với hoàng gia'.
Những tưởng cuộc sống người cung nữ sau khi nhập nội sẽ được 'ăn trắng, mặc trơn', sung sướng một đời, người nhà thì lấy làm vinh dự vì cả thiên hạ lựa chọn biết bao nhiêu người mới được vào sống trong chốn hậu cung xa hoa, đài các.
Tuy nhiên, qua câu chuyện của bà Tìm và bà Dinh, chúng tôi mới phần nào hiểu hết nỗi đau khổ của một đời cung nữ.
'Cuộc sống trong hậu cung có sướng có khổ, nhưng hiểm nguy thì luôn rình rập. Chỉ cần một chút sai sót là chết người như chơi. Trong đó, ăn uống sướng, công việc không nặng nề nhưng nghiêm lắm, ai sai một tí là các Mệ tùng sự đánh đòn ngay.
Tôi từng nhiều lần bị ăn đòn roi chỉ vì một lỗi nhỏ cố hữu là hay giật bắn mình. Chỉ cần bị ai đó hù, hoặc nghe tiếng động lạ tôi lại giật thét lên, khiến các bà Hoàng cũng giật mình theo. Sau đó, mấy Mệ tổng quản lôi tôi ra phía sau cung đánh nhừ tử' - bà Tìm nhớ lại những kỷ luật hà khắc của cung cấm.
Ở trong cung đông đúc, nhiều người nhưng các cung nữ rất ít khi được tiếp xúc, nói chuyện. Họ chỉ lầm lũi làm việc theo sai khiến của 'chủ nhân', không dám hở hơi nửa lời. Bà còn cho biết thêm:
'Trong cung, ai có việc nấy, quan ra quan, hầu ra hầu, có ai dám nảy nòi. Những người thị hầu có lương bổng, mỗi tháng được trả hai đồng. Nhưng phải trích lại cho sở Thiện là nơi chuyên phục vụ nấu ăn năm giác tiền cơm mỗi tháng, còn lại thì gửi về nhà.
Áo quần là áo dài màu xanh, đỏ, tuyệt đối kỵ màu vàng. Bà Từ Cung trọng chuyện hiếu nghĩa, thị hầu đứa nào nhà có tang cha mẹ, bà cho về ngay chịu tang. Ngày Tết, hầu được ban cho một bộ áo dài, một đồng, cho hồi gia ăn Tết. Qua mồng hai lại phải vào hầu cung, nếu sai lịch, để lỡ việc sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc'.
Cũng chính vì những quy định khắc nghiệt ấy, mà biết bao cung nữ đã đánh mất tuổi thanh xuân của mình sau chốn hoàng cung. Nhớ lại chuyện xưa, cụ Dinh rưng rưng nước mắt:
'Ngày thường, sau khi hoàn thành công việc, các cung nữ được bố trí về các phòng ngủ chung với nhau. Đêm đêm, chúng tôi tâm sự, chia sẻ với nhau từng niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống'.
Có những câu chuyện tình cảm động nhưng cũng đầy nước mắt bi thương đã diễn ra sau chốn hoàng cung tưởng chừng như yên ắng ấy. Bà Dinh kể, trong căn phòng nằm ở dãy cuối hậu cung có một dãy phòng dành cho cung nữ nghỉ ngơi. Cứ năm cung nữ lại được phân về một buồng. Họ phải sống trong cảnh cô đơn, 'giường không, gối chiếc' cho đến ngày rời cung.
Tuyệt nhiên, không dám nghĩ đến chuyện tư tình, nam nữ. Theo lời bà Dinh thì có những cung nữ vào cung từ năm 10-12 tuổi, đến lúc rời cung cũng quá 30. Ở cái tuổi 'quá lứa, lỡ thì' đó thì họ chỉ biết ngậm ngùi sống tiếp những ngày dài đơn độc.
Kỳ II: Trò chuyện với hai cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn
  • Nam Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét