CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Lê Trang Tông - ông vua có biệt danh ’Chúa Chổm’

Lê Trang Tông là vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Là 1 vị vua nhưng ông được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn “Chúa Chổm” gắn liền với 1 giai thoại hết sức độc đáo…
Lê Trang Tông - ông vua có biệt danh ’Chúa Chổm’

Vị vua với giai thoại “Chúa Chổm” kì lạ  

Lê Trang Tông là vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có tên thật là Lê Duy Ninh. Theo chính sử ghi lại thì Vua Lê Trang Tông là con của Vua Lê Chiêu Tông với bà Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người Cao Trì, huyện Thụy Nguyên, nay chính là Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hoá.

1 số giai thoại khác kể về thân thế Lê Trang Tông là ông Bùi Khả Trung người Châu Hoan (nay là Nghệ An, Hà Tĩnh) - làm quản ngục cho nhà Mạc đã đưa con gái mình lẻn vào hầu vua Lê Chiêu Tông để giữ lại dòng dõi. Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Hậu Lê dần suy yếu.

Sau khi các cuộc khởi nghĩa Trần Tuân, cha con Trần Cảo bị dẹp, quyền hành lọt vào tay các tướng lĩnh dẹp loạn. Bản thân các tướng lại chia bè phái đánh lẫn nhau. Cuối cùng, Mạc Đăng Dung là người giành được thắng lợi.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung giết 2 anh em vua Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Lê Duy Ninh mới 11 tuổi được Lê Quán cõng chạy sang Ai Lao, tức Ai Lao ngày nay và đổi tên là Huyến.
Ảnh minh họa giai thoại Chúa Chổm
Ảnh minh họa giai thoại Chúa Chổm

Đến tháng giêng năm 1533, Lê Duy Ninh được Chiêu huân công Nguyễn Kim đón về lập lên làm vua. Lúc đó Lê Duy Ninh 19 tuổi.

Lê Duy Ninh lên làm vua đặt niên hiệu là Nguyên Hoà, tôn Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công, lấy Sầm Hà làm nơi hành tại, giao kết với vua Ai Lao là Xạ Đẩu để nhờ quân lương, mưu việc lấy lại nước.

Về sự việc Nguyễn Kim sang Ai Lao phù tá Lê Duy Ninh, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có chép lại.

Nguyễn Kim đã “lánh nạn sang ở tại châu Sầm Nưa thuộc Ai Lao, chiêu tập những người trung dũng, đầu tiên dựng lá cờ nghĩa, quyết chí diệt Mạc để khôi phục nhà Lê, bèn tìm khắp mọi nơi kiếm lấy con cháu họ Lê, thì được con nhỏ của Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lập làm vua, lên ngôi ở Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa.

Từ đó, hội gió mây lôi cuốn, tiếng chính nghĩa lẫy lừng, quân trảy đến đâu chẳng ai là không hưởng ứng. Công nghiệp trung hưng nhà Lê thực bắt đầu từ đấy”.

Còn trong “Đại Việt sử kí toàn thư” cũng ghi lại sự kiện này nhưng chỉ nói chung chung hơn: “Vua gặp vận gian truân, nhờ được bề tôi cũ tôn lập, bên ngoài kết nước láng giềng, bên trong dùng được tướng giỏi, cho nên người đều vui lòng làm việc, nền móng trung hưng gây ra từ đấy”.

Về thân thế của vua Lê Trang Tông cũng như việc lên ngôi của ông, trong dân gian lưu truyền 1 giai thoại gắn liền với biệt danh Chúa Chổm mà trong chính sử hoàn toàn không thấy nhắc đến với rất nhiều yếu tố kì lạ.

 Chuyện là sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê liền bắt vua Lê Chiêu Tông giam giữ tại ngục lạnh Đông Hà. Hồi ấy, ở gần trại giam có 1 cô hàng rượu thường đem rượu đến bán cho lính cánh ngục.

 1 lần cô hàng rượu nhìn thấy vua Lê Chiêu Tông với khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú nên đem lòng cảm mến. Do có chỗ thân tình với lính canh ngục nên cô hàng rượu cũng dễ dàng tiếp cận với vua Lê Chiêu Tông hơn.

Mỗi lần bán rượu thì cô hàng rượu đều dành lại 1 ít cho nhà vua uống. Bản thân vua Lê Chiêu Tông được cô gái hàng rượu chăm sóc cũng thấy lòng trở nên đỡ u buồn, tẻ lạnh.

Từ đó, giữa vua Lê Chiêu Tông và cô hàng rượu nảy sinh tình cảm. Mối tình đó dần 1 lớn lên.

 Rồi đến 1 hôm, cô hàng rượu báo tin cho vua Lê Chiêu Tông biết rằng mình đã có thai. Vua Lê Chiêu Tông vô cùng xúc động trước thông tin này. Nhưng rồi, cô hàng rượu lại thấy ông trở nên trầm ngâm, buồn bã.

Vua Lê Chiêu Tông lấy từ trong đai áo ra một chiếc ấn ngọc, đưa cho cô hàng rượu, nói rằng: “Ta trước sau cũng sẽ bị họ Mạc giết. Nếu đứa con sau này là con trai thì hãy đặt tên nó là Duy Ninh.

Ngọc Ấn này sẽ là một chứng vật không thể chối cãi về dõng dõi đế vương của nó. Còn nếu là con gái thì nàng hãy vứt ngọc ấn xuống dòng sông sâu, không để kẻ nào lợi dụng”.

Thông tin về người con gái bán rượu có thai với vua Lê Chiêu Tông được xì xào trong đám lính canh. Rồi đúng như lời vua Lê Chiêu Tông dự đoán. Không lâu sau đó, vua Lê Chiêu Tông cùng hoàng hậu, các thái tử, công chúa, phi tần bị nhà Mạc giết chết hết.

Khi nghe tin dữ, người con gái bán rượu lo lắng cho đứa con trong bụng của mình nên đã rời bỏ quán rượu, trốn đi đến 1 nơi xa để làm thuê, cuốc mướn nhằm tránh sự truy đuổi của quân quan.

9 tháng 10 ngày sau khi mang thai, cô gái bán rượu sinh ra được 1 bé trai. Nhớ lời của vua Lê Chiêu Tông, cô gái bán rượu đặt tên người con trai của mình là Lê Duy Ninh.

Tuy nhiên, để giấu những người xung quanh về nguồn gốc đứa con nên cô thường gọi đứa con là Chổm. Khi lớn lên, Chổm được đưa vào chùa ở với sư cụ Thạch Toàn nhằm học kinh kệ.

Chổm rất sáng dạ nhưng nghịch ngợm thì không ai bằng. Một hôm đi chơi về đói, Chổm thấy trước tượng mụ Thiện ở chùa có để 1 mâm đầy chuối và quýt. Chổm ta bèn rón rén đến bệ, bịt mắt mụ Thiện lại và bẻ chuối ăn.

Bất ngờ sư cụ đi đâu vào trông thấy Chổm đang ăn vụng chuối và quýt liền nọc ra đánh cho 1 trận. Chổm tức lắm, chờ lúc sư đi vắng, lấy giấy viết mấy chữ: “10 tay, 10mắt không giúp gì cho ta. Thật là vô ích. Phải đày đi phương xa”.

 Viết xong dán vào ngực mụ Thiện. Thế là, trong đêm hôm ấy, sư cụ Thạch Toàn tự nhiên mộng thấy mụ Thiện bảo mình rằng: “Nhà vua đói nên mới ăn, sao lại đánh ngài để ngài đuổi ta đi?  Vậy phải xin lỗi ngài để ngài tha cho ta”.

Mộng lạ nên khi tỉnh dậy, sư cụ rất phân vân về những điều mạ mụ Thiện nói trong giấc mơ. Sư cụ gọi Chổm đến bắt kể đầu đuôi mọi chuyện. Sư cụ nghe chuyện giật mình rồi chỉ nhẹ nhàng bảo Chổm bóc tờ giấy ấy đi.

Về chi tiết này, còn có 1 giai thoại khác lưu truyền rằng, sư cụ Thạch Toàn gọi Chổm đến và hỏi là cha của Chổm đâu. Chổm trả lời sư cụ rằng từ bé đến giờ Chổm chưa bao giờ nghe nhắc đến cha mình.

Rồi khi về nhà, Chổm đem thắc mắc về cha của mình ra hỏi mẹ. Mẹ Chổm nói giấu rằng cha Chổm đã bị chết do hổ ăn thịt. Từ đó, Chổm rất căm thù loài hổ, và nuôi nấng ý định giết hổ để báo thù cho cha.

1 hôm, Chổm đi vào rừng chơi thì thấy 1 con hổ đang ngủ dưới gốc cây, liền rón rén cầm 1 hòn đá lớn ném mạnh vào đầu hổ, hổ vỡ óc chết tươi. Ðang nắm đuôi kéo hổ về thì Chổm bỗng gặp 1một con hổ khác xông ra.

Chổm sợ quá quẳng xác hổ cắm đầu chạy. Khi hổ sắp đuổi kịp thì tự nhiên có 1 ông lão lớn tuổi tay cầm 1 cây côn sắt ở trong rừng hiện ra đánh chết con hổ dữ.

Chổm thoát chết liền lạy tạ ơn ông lão. Lúc này, ông lão trao cho Chổm 1 chiếc côn mà mình vừa dùng đánh hổ và nói rằng Chổm hãy chịu khó học võ để có thể bảo vệ bản thân và dân làng.

 Nói rồi, ông lão đưa cho Chổm chiếc côn và biến mất. Từ đó, Chổm dùng côn làm vũ khí để phòng thân.

 Lại 1một lần khác khi Chổm đi qua 1 cái miếu mà người dân ở đây nói là có rất nhiều yêu quái. Chổm bèn nhảy tường vào tìm yêu quái.

Chổm phát hiện ra có 1 con rắn lớn đang toan phun nọc độc vào Chổm. Rất nhanh, Chổm bèn dùng côn đánh chết con rắn. Từ đó, xóm làng được yên ổn. Tuy nhiên, giai thoại này không phổ biến.

Mặc dù theo học sư cụ Thạch Toàn nhưng Chổm vẩn chứng nào tật nấy, ăn chơi và nghịch ngợm. Chổm cũng nợ nần rất nhiều nên cuộc sống của 2 mẹ con thiếu thốn vất vả, đói khát.

 Nhưng có chuyện lạ là người nào được Chổm mua mở hàng thì bán rất đắt. Thế nên, những người bán hàng tranh nhau mời Chổm vào mua mở hàng cho kỳ được.

Chổm vốn tính thoải mái, hàng nào mời cũng đến ăn, ăn rồi hẹn chừng nào làm chúa sẽ trả. Họ đều đồng ý cho chúa Chổm khất nợ. Vậy nên, Chổm mắc nợ ngày càng nhiều.

Trong số những bậc trung thần của nhà Lê có Nguyễn Kim. Ông trốn sang Sầm Châu, nơi biên giới Việt Ai Lao, nhờ quốc vương Ai Lao giúp đỡ để gây thanh thế chống Mạc.

 Tuy nhiên, Nguyễn Kim hiểu được rằng muốn nắm được chính nghĩa, phù Lê diệt Mạc, Nguyễn Kim quyết định phải tìm cho được một người dòng dõi nhà Lê.

 Nhưng đã lâu ngày, vì sự đàn áp thẳng tay của họ Mạc, dòng Lê đều mất cả, Nguyễn Kim không tìm thấy một ai. Đến năm 1532, thế lực của Nguyễn Kim khá mạnh mà vẫn chưa tìm được dòng dõi nhà Lê.

 Nóng lòng, sốt ruột nên Nguyễn Kim mới nhờ 1 bốc sư suy đoán việc tiền trình. Bốc sư trịnh trọng nói: “Dòng Lê nào đã hết đâu! Hiện nay, Chiêu Tông vẫn còn 1 hoàng tử cuối cùng và vẫn sống lang thang khắp xứ. Nếu có ý muốn tìm thì thật chẳng khó.

Cứ thấy 1 thanh niên có tiếng tốt, đầu đội mũ sắt, mình ngồi kiệu cối xay thì hẳn là đúng đó. Người ấy sẽ đem nhà Lê và non sông trở về với phong thái cũ”.

Nghe lời phán của bốc sư, Nghuyễn Kim mừng lắm, liền hạ lệnh cho các quân sĩ chia nhau đi tìm khắp nơi người hoàng tử còn lại của vua Lê Chiêu Tông.

Lúc bấy giờ, Chổm đương lang bạt ở vùng Sầm Châu. M1 hôm, Chổm vừa từ trong một quán rượu đi ra bỗng găp 1 trận mưa rào đổ xuống. Chổm không nón che mưa nên nhân tìm thấy 1 cái chảo bỏ không, liền chụp ngay đội lên đầu để tránh mưa. Tiếng náo động của trận mưa làm con chó đang ngủ bên đường thức dậy. Nó lại thấy Chổm với cái chảo trên đầu lạ kỳ quá nên sủa váng lên, đuổi theo cắn.

Chổm đâm hoảng, chạy bổ vào nhà người, nhảy ngay lên 1 cái cối xay lúa ở nhà ngang mà tránh.

Quân sĩ của Nguyễn Kim đang tìm kiếm trên đường đi, xa xa trông thấy vậy thì la lớn: “Vị hoàng tử mà tướng công ta tìm kia rồi”. Chổm nghe tiếng quân lính, tưởng là quân Mạc đuổi bắt mình nên hoảng hốt, ù té chạy.

Cũng từ đây, 2 hai mẹ con Chổm sống trong cảnh thấp thỏm lo âu. 2 mẹ con quyết định đem nhau sang đất Ai Lao, tạm sống bằng nghề thợ nhuộm.

Mặc dù cuộc sống không sung túc nhưng ở đây xa lạ, không ai biết được tông tích nên mẹ con Duy Ninh thấy đỡ khổ đôi phần.

1 hôm, Nguyễn Kim trong trận đối đầu với nhà Mạc bị thua nên phải rút quân sang đất Ai Lao. Ông rất ngạc nhiên khi đi ngang qua 1 căn nhà nhỏ, vách đất cột tre, trước cửa có dán 1 câu đối bằng chữ Hán:

“Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ,
Triều đình chu tử tại ngô môn”

Tạm dịch:

“Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
Đỏ tía triều đình tự cửa ta”

Nguyễn Kim khi đọc câu đối hiểu ý của người viết là muốn nói đến công việc làm thợ nhuộm. Tuy nhiên, ẩn đằng sau câu chữ đó Nguyễn Kim thấy một khí phách ngạo nghễ, hiên ngang.

Vì thế, Nguyễn Kim liền ghé vào nhà ân cần gạn hỏi về người đã viết câu đối. Nhân đó, ông cũng kể chuyện về việc mình đang đi tìm hoàng tử của nhà Lê.

Sau câu chuyện của Nguyễn Kim, nhận thấy đây đúng là trung thần của nhà Lê, cô gái bán rượu năm xưa – mẹ của Chổm mới kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời mình khi đó.

Rồi mẹ Chổm đưa ra ấn ngọc mà vua Lê Chiêu Tông đã đưa gửi để làm tin. Vậy là, Nguyễn Kim rước Duy Ninh về, để lập vua, chính là vua Lê Trang Tông.

Khi xe giá đi ngang khu chợ cũ, chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, những người bán chịu cho Duy Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền.

Họ không biết Duy Ninh làm ông gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Duy Ninh đã thành đạt.

 Họ nhắc lại lời hứa của Duy Ninh để đòi tiền. Thậm chí, có người cứ nói đại tên, nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại đòi.

Nhà vua không biết ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ.

Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ được chỉ tay xúc phạm vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội.

Và những nghi vấn lịch sử

Chuyện vua Lê Trang Tông có biệt danh “Chúa Chổm” chỉ được lưu truyền trong dân gian chứ không được sử sách chép lại. Thêm vào đó, bản thân xuất thân của vua Lê Trang Tông được sử sách ghi chép cũng có nhiều điểm mâu thuẫn, dẫn đến sự nghi ngờ về thân thế thực sự của vua Lê Trang Tông.

Sử sách ghi Trang Tông là con của Lê Chiêu Tông, sinh năm 1514. Trong khi cha ông là Lê Chiêu Tông sinh tháng 10 năm 1506. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ vì khoảng cách giữa vua cha Chiêu Tông và vua con Trang Tông quá ngắn, chỉ có 8 năm.

1 người không thể có con khi mới 8 tuổi được. Do đó nghi ngờ được các nhà nghiên cứu đặt ra rằng người được đưa lên làm vua kia không phải là con cháu hoàng tộc họ Lê.

 Đó có thể là 1 người bình thường, xuất thân bình dân hoặc là con cháu 1 ai đó trong số quan lại trung thành với nhà Lê được mạo nhận để dựng lên.

 Bởi, trong lúc họ Lê bị nhà Mạc truy sát, việc các đại thần muốn khôi phục vương triều Lê, lật đổ nhà Mạc thì cần thiết phải có 1 người đứng ra làm biểu tượng tín nghĩa để lấy lòng thiên hạ.

Cái danh họ Lê sẽ được mang ra để làm tấm “kim bài” trong sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc” nhằm lôi kéo lòng tin của người dân.

Thậm chí, có 1 số nghi vấn đặt ra rằng có khi chính đại thần Nguyễn Kim đã đưa con mình lên làm vua, mạo nhận họ Lê để lấy lòng tin của người dân và những người ủng hộ triều Lê. Và điều này cũng không phải không có căn cứ.

Khi bị nhà Mạc tiêu diệt, 1 số đại thần ủng hộ nhà Lê đã chạy sang tố cáo với triều Minh về hành vi giết vua cướp ngôi của họ Mạc.

Vua Minh lấy cớ hỏi tội phản nghịch đã sai quân áp sát biên giới, đe dọa đánh chiếm nước ta.

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, triều Mạc tìm mọi kế sách để ngăn chặn mối nguy này bằng nhiều cách, từ giả xin hàng, cắt đất, cống nạp, hối lộ quan tướng nhà Minh.

Không những thế, nhà Mạc cũng gửi thư nói rằng việc hậu duệ của nhà Lê chỉ là giả mạo và do Nguyễn Kim dựng lên mà thôi. Việc này được chép lại trong cuốn “Đại Việt thông sử” như sau: “…

Còn như Lê Ninh mà Duy Liêu xưng là con cháu họ Lê thì người trong nước đều tương truyền là con của Nguyễn Kim. Dòng dõi họ Lê đích thực không còn ai, cho nên hạ thần đã lập hương hỏa trong quốc đô để thờ phụng họ Lê…

 Nay ở Vân Nam, lại có người cho Lê Ninh là dòng dõi họ Lê, hiện ở nước Lão Qua và đã tâu lên thánh thượng, hạ thần đâu dám biện bạch…”.

Hay như trong sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng cho biết, vua Mạc Đăng Doanh sai Nguyễn Văn Thái đem tờ biểu nói rằng: “Tương Dực đế bị nghịch tặc Trần Cao giết hại, Đăng Dung cùng người trong nước tôn lập vua Chiêu Tông.

 Không bao lâu, Chiêu Tông lại bị gian thần là bọn Đỗ Ôn Nhuận và Trịnh Tuy dụ dỗ dời vào Thanh Hoa, Đăng Dung lại tôn lập Cung đế làm vua. Liền đó Đăng Dung lại đón Chiêu Tông từ Thanh Hoa về. Rồi Chiêu Tông và Cung đế đều bị bệnh chết.

Họ Lê không người kế tự. Cung đế, khi bệnh kịch có bàn với quần thần cho rằng cha con Đăng Dung có công với nước, bèn vời vào trao cho ấn chương đế nối coi việc nước. Đăng Dung bèn được người nước suy tôn.

Còn lý do chưa được dâng biểu và sai sứ sang cống, là trước vì Trần Cung chiến giữ Lạng Sơn làm nghẽn đường, sau vì quan giữ biên cương đóng cửa ải không tiếp nhận. Đến như người nhận là dòng dõi họ Lê bây giờ chỉ là con của kẻ khác, chứ không phải là con của Chiêu Tông”.

Trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” còn chép về việc Mao Bá Ôn dâng bản tâu về Yên Kinh nói rằng: “… Lê Ninh tuy tự xưng là con cháu họ Lê, nhưng cứ theo các ty tra xét, thì ngọn ngành tung tích khó biết rõ ràng.

Trịnh Duy Liêu trước có lén lút tới các đồng trại ở châu Thạch Lâm nước ta, sát vùng thổ quan Quảng Tây, nhưng mặt mũi Lê Ninh ra sao cũng không được biết, cho nên khi thì gọi là Lê Ninh, khi thì gọi là Lê Hiến, lúc thì gọi là Quang Hoà, có lúc lại bảo là họ Trịnh trá xưng.

Còn Trịnh Viên thì khai rằng ở động Tất Mã Giang có Lê Ninh thực nhưng lại lịch tông phái không biết được rõ. Những điều trình bày về tuổi tác, nét mặt, lại khác với lời khai cũ của Trịnh Duy Liêu, đều khó dựa vào đó mà nghe được.

Hãy cho Ninh ở lại Tất Mã Giang, những vùng đã lấy được đều thuộc quyền y quản thúc, có thể bàn trao chức tước, cho thực thuộc về Vân Nam. Nếu không phải là con cháu nhà Lê thì thôi không bàn nữa...”

Có thể thấy rằng, nghi vấn về thân thế thực sự của Chúa Chổm Lê Trang Tông có phải con cháu họ Lê hay chỉ là 1 người được mạo nhận đã xuất hiện ngay từ thời điểm lúc bấy giờ và cho đến nay vẫn chưa có lời giải.

Tuy nhiên, có 1 thực tế không phủ nhận được là vua Lê Trang Tông đã là chỗ dựa cho lực lượng chống Mạc với danh nghĩa khôi phục nhà Lê.

 Còn mọi công việc chinh chiến chống nhà Mạc đều do Nguyễn Kim và con rể là Trịnh Kiểm đảm nhiệm.

 Năm 1545, Nguyễn Kim bị 1 viên hàng tướng nhà Mạc giết chết bằng thuốc độc, binh quyền từ Nguyễn Kim được chuyển qua tay Trịnh Kiểm.

Ngày 29 tháng giêng năm 1548 Trang Tông qua đời, hưởng thọ 34 tuổi. Trịnh Kiểm lập con ông là thái tử Huyên lên nối ngôi, tức là Lê Trung Tông.
  • Hùng Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét