CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Lê Tương Dực–vị vua lợn đóng chiến thuyền chèo chơi Hồ Tây

Sau khi lên ngôi, vua Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ truỵ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Vua sai Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, lại sai đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây….


Vua Lê Tương Dực tên húy là Oanh, lại có tên húy khác là Trừu. Ông là vị vua thứ chín của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Lê Oanh sinh ngày 25/6/1495 và là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân với bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên.

 Dưới thời Lê Hiến Tông, Lê Oanh được phong làm Giản Tu công. Khi Lê Uy Mục giết hại tông thất, giam cầm Lê Oanh.

Lê Oanh đút lót cho người canh cửa bỏ trốn, được đại thần thất sủng là Nguyễn Văn Lang lập làm minh chủ. Tháng 11/1509, Lê Oanh dùng cờ hiệu của anh mình là Cẩm Giang Vương Lê Sùng để chiêu tập lực lượng ở Tây Đô, Thanh Hoá.

Sau đó, Lê Oanh đưa quân về chiếm Đông Kinh, Hà Nội bắt được và bức Lê Uy Mục tự tử ngày 1/12/1509.

Sau khi giết Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là vua Tương Dực Đế. Ông lấy ngày sinh làm “Thiên Bảo thánh tiết”, tự xưng là Nhân Hải Động chủ.

Những ngày đầu mới lên ngôi, vua Lê Tương Dực cũng ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, được coi là có công trạng với đất nước. Trong thời gian đầu trên ngai vàng, vua Lê Tương Dực vẫn biết nghe lời phải trái.

Như khi hoạn quan Nguyễn Khắc Hài làm loạn, viên quan Đức Bằng dâng lên 14 kế sách trị bình, đại ý là “…từ khi lên ngôi tới nay, hoà khí chưa thuận, can qua chưa dứt, kỷ cương triều đình chưa dựng đặt, việc quân, việc nước chưa sửa sang; tai dị xảy ra luôn, sợ đạo trời chưa thuận, núi đá bị sụt lở, e đạo đất chưa yên.

Tệ tham nhũng ngấm ngầm phát triển, bọn nghịch tặc lén lút manh nha, sợ đạo người chưa ổn. Thế mà quan trong triều biết mà không nói, họ tự lo cho mình thì được rồi, còn lo cho nước thì ra sao?... Kính xin trình bày 14 kế sách trị binh”.

 Mười bốn điều khuyên răn này của Đức Bằng được vua Tương Dực nghe theo. Do mới lên ngôi, tình hình còn chưa thuận, nên triều đình của vua Lê Lương Dực cũng phải đối mặt với nhiều cuộc nổi loạn. Một trong số này là cuộc nổi loạn của Trần Tuân.

Trần Tuân, vốn là cháu của Lại bộ thượng thư Trần Cận trước kia nổi dậy làm loạn ở vùng Sơn Tây. Do có loạn lạc nên nhân dân các phố xá ở kinh thành náo động, đều đem vợ con về quê quán, đường phố không còn một ai đi lại.

Vua Lê Tương Dực sai Hộ bộ hữu thị lang Lê Đĩnh Chi, cùng các quan khoa, đài đi khám xét các phố xá hàng chợ, xem người nào còn nhà ở, người nào vợ con đã về quê quán, ra lệnh cấm rất nghiêm ngặt, xử tội rất nặng những người đã cho vợ con về quê quán.

Những người đã để vợ con về quê, thì phần nhiều đem người khác đến, nói dối là vợ con mình để đợi sai quan tới khám xét. Rồi vua lại sai Trịnh Duy Sản chỉ huy quan quân đi đánh Trần Tuân.

Bấy giờ quân của Trần Tuân đã tiến sát đến Từ Liêm. Quan quân triều đình bại trận do thế Trần Tuân quá mạnh nên lui về đóng ở các xứ Đông Ngạc, Nhật Chiêu.
Lê Tương Dực và Vũ Như Tô trong kịch
Lê Tương Dực và Vũ Như Tô trong kịch

Nghĩa quốc công Nguyễn Văn Lang sai quân sáu vệ Điện tiền kéo thuyền Tiểu Thiên Quang xuống sông, định đưa vua ngự về Thanh Hoa, giữ nơi hiểm yếu rồi gọi hết bọn thợ của các sở ở Công bộ và thợ thường ban, bày kỳ binh ở xứ Đông Hà để giữ. Tuy nhiên, đến đêm, quân lính hoảng sợ trốn về cả.

Vua lại sai Minh Luân bá Lê Niệm, Tổng thái giám Lê Văn Huy đem lực sĩ của hai ty Hải Thanh và Hà Thanh chèo hai chiếc thuyền nhẹ ra xứ Từ Liêm để dò xét tình hình quân giặc.

Khi Lê Niệm đến chợ An Giang trước thấy phố xá bị thiêu trụi, quan quân đã bại trận rút về, vượt sông vào xã Quả Hối.

Lê Niệm chạy về, vào điện tâu trước mặt vua. Bấy giờ, Trịnh Duy Sản bị Trần Tuân đánh bại, thủ hạ chỉ còn hơn 30 người. Những người này đều xé áo làm hiệu, thề cùng nhau đánh giặc.

Gần sáng, Duy Sản thình lình xuất hiện, đột nhập vào dinh của Trần Tuân, thấy Trần Tuân mặc áo đỏ ngồi trên giường, liền dùng giáo đâm chết Trần Tuân, bè đảng của Trần Tuân đều tan chạy cả.

Bấy giờ quân lính của Trần Tuân đóng ở chổ khác, không biết là nghịch Tuân đã chết, vẫn cứ đóng quân như trước.

Trịnh Duy Sản đã giết Trần Tuân, liền thừa thế bắn ba tiếng súng, các quân đánh trống hò reo tiến vào, đánh tan quân giặc, đuổi theo đến các xã Thuỵ Hương, Quả Động, Đông Ngạc, giết chết rất nhiều tên, xác giặc nằm đầy đồng, chết đuối dưới sông không kể xiết.

Sau này định công ban thưởng, vua Lê Tương Dực ban phong Trịnh Duy Sản là Nguyên quận công.

Ngoài ra, trong những năm đầu tiên lên ngôi, vua Lê Tương Dực cũng rất chú ý đến các vấn đề về khoa cử. Vào tháng 3/1511, nhà vua tổ chức thi Hội các sĩ nhân trong nước. Đến kì thi Đình, nhà vua đích thân ra đề văn sách, hỏi về đạo trị nước xưa nay.

Rồi nhà vua lại sai Thái tể thái sư Thiệu quốc công Lê Quảng Độ làm đề điệu. Ngày 5/5/1511, vua ngự điện Kính Thiên, quan Hồng lô truyền loa, xướng danh các tiến sĩ. Không khí triều đình vô cùng hân hoan, các quan mặc triều phục chúc mừng.

Các tiến sĩ nhận ân mệnh của nhà vua. Vua Lê Tương Dực ban cho những người đậu tiến sĩ y phục, đai mũ, lại ban cho cùng dự yến tiệc.

Thêm đó, lễ bộ cũng đem bảng vàng của các tiến sĩ treo ngoài cửa nhà Thái học. Hay như, vào tháng 3/1514, hội các sĩ nhân trong nước đã có 5700 người tham dự hội thi.

Đến kì thi vào tháng 4, vua Lê Tương Dực tiếp tục thân hành ngự điện ra đầu bài văn sách hỏi về nhân tài.

Chính vì những việc làm ban đầu với khả năng, đóng góp xây dựng đất nước mà Đỗ Nhạc soạn bài ký ở Quốc Tử giám có viết về vua Lê Tương Dực như sau:

“Vua thông minh xứng đáng bậc vua, sáng suốt làm gương cả nước, khôi phục quy mô xây dựng cơ nghiệp của Thái Tổ, mở rộng nền móng văn giáo thịnh trị của Thánh Tông. Ban đầu đặt kinh diên, lưu tâm điển tịch.

 Sáng vầng sao Khuê ngang trời dọc đất thì có tập Bảo thiên thanh hạ; mở gương trị giáo mẫu mực xưa nay thì có tập Quang thiên thanh hạ. Thánh học ngày càng cao minh, thánh đức ngày càng thuần tuý.

Hơn nữa, đến nhà Thái học hỏi về đạo trị nước, ra nơi điện đình thi chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm. Đã sai quan chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm.

Đã sai quan trùng tu Quốc tử giám và làm mới nhà bia, lại nghĩ tới hai khoa Ất Sửu, Mậu Thìn chưa có dựng bia, liền sai quan khắc bia soạn ký để dựng lên.

Như vậy có thể thấy được cái ý tôn sùng đạo học, khuyến khích hiền tài sâu sắc dường nào”.

Tuy nhiên, sau một vài năm chăm lo việc nước, vua Lê Tương Dực nhanh chóng xa vào chơi bời xa xỉ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Vua sai một người thợ là Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài.

Về tài năng của Vũ Như Tô khiến vua Tương Dực đế giao cho ông việc xây Cửu Trùng Đài, dân gian có vẫn còn lưu truyền một giai thoại. Nguyên là vua sai ông làm một chiếc ngai vàng để vua ngự thiết triều.
Chiếc ngai vàng được chạm trổ rất tinh vi, khi làm xong, Vũ Như Tô rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may bị quân cấm vệ nhìn thấy.

Ông bị khép tội khi quân, bị giam chờ án chém. Ngồi trong ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc nếp, bóc vỏ trấu lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay khắc thành một đàn voi trắng nhỏ xíu.

Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông.

Mô hình của Cửu Trùng Đài là do Vũ Như Tô lấy những cây nứa ở nhà dựng nên lên rồi đem dâng kiểu nhà đó cho vua, khuyên nên làm theo cách đó.

Vua Tương Dực Đế thích mô hình của Vũ Như Tô nên đã bổ nhiệm ông làm quan trông coi việc cây dựng Cửu Trùng Đài.

Tuy nhiên, quân dân xây dựng Cửu Trùng Đài trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người.

Chuyện Vũ Như Tô được vua Lê Tương Dực giao xây Cửu Trùng Đài gây hại cho dân được sử sách ghi: “Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước.

Lại làm Cửu Trùng đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền Thiên Quang cho mặc sức du ngoạn. Hồ ấy quanh co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyền nhẹ ra vào để rong chơi, cực kỳ xa xỉ. Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc.

Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc.

Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.

 Không chỉ bắt quân dân tập trung xây Cửu Trùng Đài, vua Lê Tương Dực còn cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây.

Sách “Đại Việt sử kí toàn thư” có chép về điều này: “Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang.
Khâm Đức hoàng hậu vợ vua Lê Tương Dực
Khâm Đức hoàng hậu vợ vua Lê Tương Dực

Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm”.

Chính vì hoang dâm, chơi bời mà vua bị dân gian đặt cho biệt danh là vua lợn.

 Tuy nhiên, trong sử sách ghi rằng biệt danh “vua lợn” của vua Lê Tương Dưc xuất phát từ một câu nói của tên quan đi sứ nhà Minh sang nước ta.

Chuyện là ngày 26/1/1513, nhà Minh sai chánh sứ là Hàn lâm viện biên tu Trạm Nhược Thuỷ, phó sứ là Hình khoa hữu cấp sự trung Phan Hy Tăng sang sách phòng vua làm An Nam Quốc Vương và ban cho một bộ áo mũ quan võ bằng da, một bộ thường phục.

Hy Tăng trông thấy vua, bảo Nhược Thuỷ rằng: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu”.

Đến khi về, vua tặng biếu rất hậu. Nhược Thuỷ và Hy Tăng không nhận. Vua tặng Hy Tăng mấy câu khi tiễn biệt:

“Kim nhật tinh thiều hồi Bắc khuyết,
Tiễn diên bôi tửu mạc từ tần”

Dịch là:

“Ngày nay xe sứ quay về Bắc
Chuốc chén luôn luôn chớ ngại ngần”

Hy Tăng hoạ vần đáp lại rằng:

“Vạn lý quan phong Bách Việt xuân,
Chướng yên tiêu tận vật hoa tân,
Xa thư bất dị Thành Chu chế,
Phi dược nguyên đồng đại tạo nhân”

Tạm dịch:

“Muôn dặm ngắm nhìn Bách Việt xuân
Chướng khí tiêu tan, sáng bội phần.
Xa thư chẳng khác Thành Chu trước
Bay nhảy nguyên cùng tạo hoá nhân”

Vào tháng 5/1514, nghe lời của Hiệu uý Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm.

Vì vua Lê Tương Dực hoang chơi nên triều thần tuy có Nguyễn Văn Lang, Lê Tung, Lương Đắc Bằng nhưng việc triều chính hết sức rối ren, bên ngoài khắp nơi loạn lạc.

Ở huyện Thủy Đường, Hải Phòng, một người là Trần Cảo thấy sấm nói rằng ở phương đông có thiên tử khí, bèn tụ tập được nhiều người lấy đất Hải Dương, Thủy Đường, Đông Triều, rồi tự xưng là vua Đế Thích giáng sinh.

Trần Cảo thành lập quân đội, người đi theo đến hàng vạn. Trần Cảo đem quân về đóng ở đất Bồ Đề, bên kia sông Nhị Hà, định sang lấy kinh đô Thăng Long.

Sau quân triều đình sang đánh, Trần Cảo lui về đóng ở Trâu Sơn, thuộc phủ Từ Sơn.

Vua Tương Dực sai An Hòa hầu là Nguyễn Hoằng Dụ sang đóng quân ở Bồ Đề để chống giữ. Tình hình căng thẳng mà Lê Tương Dực không để ý đến.

Sách “Đại Việt sử kí toàn thư” chép về việc này như sau: “Cảo thấy lời sấm nói rằng, phương đông có vượng khí thiên tử, liền ngầm mưu việc đại nghịch, trá xưng là cháu chắt của Trần Thái Tông, là họ ngoại của Quang Thục hoàng hậu, cùng với con là Cung và bè đảng là bọn Phan Ất… dấy quân ở chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều, chiếm cứ các nơi ở hai huyện Thuỷ Đường và Đông Triều, trấn Hải Dương.

Cảo mình mặc áo đen, quân sĩ đều cạo trọc đầu, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, tiếm xưng niên hiệu là Thiên Ứng.

Trần Cảo đem quân qua các huyện Tiên Du, Quế Dương, Gia Lâm, tiến sát đến bến Bồ Đề, bị cách sông không sang được.

 Vua đích thân đi đánh, ngự ở điện Trường Thọ, tức là điện Quỳnh Vân, ra lệnh điều động các tướng. Vua sai bắn ba tiếng súng, các quân xông lên đánh, cả phá quân giặc.

 Cảo thua chạy về Ngọc Sơn … Vua sai Định quận công Phùng Tiến, Diên Hưng bá Trịnh Khổng Chiêu, Phú Lộc bá Trịnh Ngạc đem quan quân đi đánh mấy lần không được.

Tiến và Khổng Chiêu đều bị tử trận. Trịnh Ngạc bị bắt, Cảo muốn cho làm quan, nhưng Ngạc không chịu khuất mà chết. Hoằng Dụ đem quân đóng ở dinh Bồ Đề”.

Sauk hiSau khi Trần Cảo chạy về Ngọc Sơn, vua Lê Tương Dực bắt đầu không quan tâm đến loạn này nữa.

Nguyên Quận công là Trịnh Duy Sản, trước có công đi đánh dẹp Trần Tuân, nhiều lần can ngăn không được. Vua Tương Dực không nghe, còn đem Trịnh Duy Sản ra đánh bằng trượng.

Trịnh Duy Sản bất mãn liền lập mưu cùng với thái sư Lê Quảng Độ và Trình Trí Sâm để lập vua khác. Trịnh Duy Sản giả mượn tiếng đi đánh giặc, mờ sáng ngày 7/4/1516 đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực.

Lúc bị giết, Tương Dực bị giáng làm Linh Ẩn vương sau Lê Chiêu Tông mới đặt thụy hiệu là Tương Dực Đế.

Nói về cái chết của vua Lê Tương Dực, sử chép rằng: “Trước đây, Duy Sản vì nhiều lần can ngăn trái ý vua, bị đánh bằng trượng. Duy Sản mới cùng với bọn Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập, bèn sửa soạn thuyền bè, khí giới ở bến Thái Cực , nói phao lên là đi đánh giặc.

Đêm mồng 6, hồi canh hai, đem hơn 3000 người ở các vệ Kim ngô và Hộ vệ vào cửa Bắc Thần. Vua nghe tin ấy, ngờ là có giặc đến, bèn ngự ra ngoài cửa Bảo Khánh.

 Ngày mồng 7, mờ mờ sáng, có Thừa chỉ Nguyễn Vũ theo vua đi tắt qua cửa nhà Thái Học. Đến hồ Chu Tước, phường Bích Câu, vua gặp Duy Sản và hỏi: “Giặc ở phương nào?”.

Duy Sản không trả lời, quay nhìn chỗ khác cười ầm lên. Vua quất ngựa chạy về phía tây. Duy Sản sai vũ sĩ là tên Hạnh cầm giáo đâm vua ngã ngựa chết rồi giết chết.

Nguyễn Vũ cũng chết theo vua. Đem xác vua về quán Bắc Sứ, khâm liệm rồi đem thiêu. Khi vua Lê Tương Dực mất, Khâm Đức hoàng hậu cũng tự nhảy vào lửa chết.

 Về cái chết của Khâm Đức hoàng hậu với vua Lê Tương Dực, sử sách ghi rằng Khâm Đức đúng là hoàng hậu trọn đời vì nghĩa.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Khâm Đức hoàng hậu họ Nguyễn, tên huý là Đạo, con gái viên quản lĩnh ở hương Văn Giang, nay là huyện Văn Lang, tỉnh Bắc Ninh.

Đúng hôm Nguyễn Thị Đạo nhập cung, vua Tương Dực đang trong tình trạng bất an vì việc triều chính rối ren, dân chúng nhiều nơi nổi dậy.

Khi viên quan nội thị tâu về việc tổng quản vừa đưa con gái của một số đại thần vào cung để vua lựa chọn, thì Tương Dực nói: “Một lũ ăn hại, chúng ăn cơm của triều đình, mà giúp gì được cho ta, lại còn muốn bắt ta chấp nhận con gái của chúng nữa. Thật khó chịu”.

Tuy nhiên, vua đã nghĩ lại: “Dù sao cũng phải chấp nhận, vì đó là sợi dây ràng buộc bọn bầy tôi, bắt chúng phải trung thành với ta” nên đã cho Thị Đạo vào nội cung.

Vừa nhìn thấy Nguyễn Thị Đạo thì nhà vua không thể làm ngơ. Vẻ đẹp trong trắng, ngây thơ của Nguyễn Thị đã khiến lòng vua dịu lại.

Từ đó, vua Tương Dực giữ riệt Nguyễn Thị ở bên mình. Chẳng bao lâu, vua xuống chiếu sắc phong Nguyễn Thị làm Khâm Đức hoàng hậu. Khâm Đức hoàng hậu sinh được ba con gái.

Lúc còn sống, khi vua Lê Tương Dực làm nhiều điều sằng bậy, hoàng hậu Khâm Đức đã không ít lần khuyên can. Vậy nên, người ta nói rằng, chính bà đã đoán được kết cục bi thảm trong cuộc đời mình.

Khi vua Lê Tương Dực và hoàng hậu Khâm Đức mất, quân sĩ đem hai quan tài về chôn ở làng Ngự Thiên, giáng phong vua làm Linh Ẩn Vương”.

Về phía Trịnh Duy Sản, sau khi đã giết vua, liền bàn mưu với người tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương, nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Sùng là Y Lập.

Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm rồi lập Quang Trị, khi ấy 8 tuổi lên ngôi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại đem về Tây Đô.

 An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, nghe tin Duy Sản làm việc thí nghịch, liền nổi giận đem quân vượt sông, đốt phá phố xá ở kinh thành, định cùng với con em gia thuộc tính việc báo phục, bèn chém Vũ Như Tô ở ngoài cửa kinh thành.

Tô cũng bị quăng xác ra ngoài chợ, quan dân ai cũng chỉ trỏ xác mà chê cười, có người còn nhổ nước bọt.

Ngày hôm ấy, Trịnh Duy Sản và Lê Nghĩa Chiêu cùng các bậc huân cựu tông thất đại thần cùng nhau đón con trưởng của Cẩm Giang Vương là Y Lập lên lên làm vua. Khi ấy Y Lập mới 14 tuổi.

Bọn Duy Sản, Nghĩa Chiêu thấy Hoằng Dụ đốt phá kinh thành, bèn sai lực sĩ Đàm Cử đón vua ngự ra ngoài, về thành Tây Đô ở Thanh Hoa, hội thề dấy quân khởi nghĩa. Chỉ có Lê Quảng Độ ra đầu hàng Trần Cảo.

Lúc ấy, thành đã thất thủ, xã tắc bỏ phế, dân chúng vào thành tranh nhau lấy vàng bạc, của báu, bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian, sách vở, hồ tiêu, hương liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 1,2 tấc, không thể kể xiết.

Người mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến ba, bốn trăm lạng, người yếu cũng được đến hơn hai trăm lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch.

Khi vua Lê Tương Dực mất, ông ở ngôi được 7 năm, thọ 21 tuổi. Sử sách nhận định về vua Lê Tương Dực: “Linh Ẩn gian dâm với vợ lẽ của cha, để tang cha mẹ ít ngày, mượn tên của anh để cướp nước của người khác, xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khoá nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là “vua lợn”, điềm nguy vong đã được thấy đó”.

Tuy nhiên, cũng có một số ít ý kiến cho rằng, trường hợp của vua Lê Tương Dực có nhiều nét gần gũi với vua Lê Long Đĩnh khi mà nhà vua cũng có những công lao nhất định trong thời gian mình trị vị.
  • Hùng Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét