CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Mối tình của chúa Trịnh Doanh với cô gái cắt cỏ

 Chúa Trịnh Doanh phải lòng cô thôn nữ cắt cỏ Đào Thị Hương để rồi cô mang thai. Khi biết mình mang thai cốt nhục của Chúa, nàng Hương trong lòng lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa, nhưng cuối cùng, bị lệ làng dìm chết dưới biển mà chưa kịp trở thành vợ chúa.

Vị chúa giỏi trận mạc, tài thơ ca

Minh Đô Vương Trịnh Doanh là vị chúa Trịnh thứ tám thời Lê Trung Hưng. Trịnh Doanh là con thứ 3 của An Đô Vương Trịnh Cương, là em của Uy Nam Vương Trịnh Giang.

 Ngay từ khi còn trẻ, Trịnh Doanh đã sớm bộc lộ là người có vǎn tài võ lược nên được Trịnh Giang rất tin tưởng, phong làm Khâm Sai Tiết Chế các xứ thủy bộ chủ quân, thái úy An Quốc Công, cho mở phủ đệ riêng để phòng có người nối ngôi.

Một thời gian sau khi trị vì, chúa Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc. Chính vì thế, từ nǎm 1736, Trịnh Giang đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh lúc đó mới 17 tuổi.

Mỗi tháng ba lần, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang triều kiến trǎm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc

. Trịnh Giang bị bệnh lại tin dùng hoạn quan nịnh thần Hoàng Công Phụ, làm nhà dưới đất ở không ra ngoài. Ngoài ra, Trịnh Giang cũng tăng thuế và lao dịch khiến dân chúng bất bình nổi dậy khởi nghĩa, triều đình bất lực, không trị nổi.

Khi mới lên nắm quyền nhiếp chính, Trịnh Doanh phải đối phó với sự ganh ghét của Hoàng Công Phụ.

Công Phụ hạ lệnh cho các quan khi muốn tâu việc gì với Trịnh Doanh thì không được dùng chữ “bẩm” mà phải dùng chữ “thân”.

 Hơn nữa Hoàng Công Phụ chỉ để cho Trịnh Doanh một căn nhà nhỏ phía nam phủ chúa gọi là “để”. Biết Công Phụ muốn hại mình, Trịnh Doanh kín đáo nín nhịn.

Đến căm 1740, Trịnh thái phi họ Vũ triệu các đại thần Nguyễn Quý Cảnh, Nguyễn Công Thái, Trịnh Đạc, Vũ Tất Thận, Nguyễn Đình Hoàn họp trừ khử Hoàng Công Phụ để đưa Trịnh Doanh lên ngôi.

Nhân lúc Công Phụ mang quân bản bộ đi dẹp quân khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Quý Cảnh mang hương binh vào bảo vệ phủ chúa rồi chầu vua Lê, xin chỉ lập Trịnh Doanh, sau đó điều quân giết hết bè cánh của Công Phụ.

 Trịnh Doanh thay quyền ngôi chúa, lấy hiệu là Minh Đô Vương, tôn Trịnh Giang làm Thái Thượng Vương.

Ngay khi lên ngôi, Minh Đô Vương Trịnh Doanh lập tức chấn chỉnh bộ máy cai trị, bãi bỏ việc xây dựng chùa chiền, đường sá của Trịnh Giang, trả lại ruộng đất cho dân cày cấy và dùng nhiều biện pháp khác để sử dụng sức dân. Nhiều sắc chỉ quy định dưới thời Trịnh Cương bị Trịnh Giang bãi bỏ nay được dùng lại.
Chúa Trịnh Doanh
Chúa Trịnh Doanh

Để dẹp loạn, Trịnh Doanh đã trọng dụng, cất nhắc các nhân tài như Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng, Hoàng Nghĩa Bá.

Ngay sau khi lên ngôi, Trịnh Doanh cũng tự cầm quân đi dẹp quân khởi nghĩa của Vũ Đình Dung ở Ngân Già, Sơn Nam, bắt được Vũ Đình Dung đem chém, đổi tên đất ấy là Lai Cách.

Sau khi Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển bị Hoàng Nghĩa Bá và Phạm Đình Trọng dẹp được, thủ hạ là Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu lại nổi dậy, thanh thế rất lớn. Cùng lúc tại Tam Đảo, Nguyễn Danh Phương cũng khởi nghĩa.

Trước tình thế phải đối phó với nhiều cánh quân mạnh, Trịnh Doanh cho Danh Phương đầu hàng dù ông biết Danh Phương chỉ muốn tạm hàng để củng cố thực lực.

Tạm yên mặt bắc, Trịnh Doanh dồn sức đánh Hữu Cầu và Công Chất ở phía đông nam. Có người gièm pha Phạm Đình Trọng khi Trọng đang cầm quân đánh dẹp. Trịnh Doanh vẫn tin tưởng Trọng, còn gửi một bài thơ trấn an động viên.

Nhờ sức hai tướng giỏi là Đình Trọng và Ngũ Phúc, Trịnh Doanh đánh bại cả hai cánh quân khiến Cầu phải bỏ chạy vào Nghệ An, Chất chạy vào Thanh Hóa.
 
Nàng Hương. Ảnh minh họa
Nàng Hương. Ảnh minh họa

Từ đó hai cánh quân này bị tách rời nhau không hợp sức tác chiến được nữa. Công Chất chạy lên phía tây bắc chiếm cứ Mường Thanh xa xôi hẻo lánh, Hữu Cầu cô thế nhiều lần bị đánh bại.

Trong khi Trịnh Doanh dồn sức đánh Hữu Cầu và Công Chất thì Danh Phương xưng hiệu, đặt cung điện, thanh thế lớn mạnh. Trịnh Doanh để Đình Trọng đánh Cầu, còn mình mang quân sang dẹp Phương.

 Năm 1751, ông thúc đại quân đánh Phương ở đồn Ức Kỳ và Hương Canh. Do sự nghiêm khắc với tướng sĩ của Trịnh Doanh, quân Trịnh liều mình lăn xả vào trận đánh địch, phá được Danh Phương.

Khi Trịnh Doanh bắt được Phương mang về kinh thì Đình Trọng cũng bắt được Hữu Cầu giải đến. Thế là hai cánh quân khởi nghĩa lớn bị dẹp cùng lúc. Các cánh quân của thủ lĩnh Thành, thủ lĩnh Tương cũng bị trấn áp.

 Tới năm 1751, chỉ còn hai cánh quân của Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật chiếm cứ những nơi xa và hiểm trở, những vùng đông dân cư đều yên ổn trở lại.

Cánh quân Công Chất ở quá xa, còn cánh Duy Mật vốn xuất thân là hoàng tộc nhà Lê nên Trịnh Doanh cũng không muốn dồn bức quá gắt gao.

Để có lực lượng đối phó với các cuộc khởi nghĩa, Trịnh Doanh ưu đãi tướng sĩ để khuyến khích sự hăng hái của họ. Binh lính nòng cốt là lính Thanh - Nghệ, vì cậy có công nên trở thành kiêu binh.

Mặt khác, vì muốn dẹp loạn bằng mọi giá, ông đã hạ lệnh đốt hết sổ sách thư từ, thu nhặt hết chuông khánh trong các chùa để đúc binh khí.

Giống như Định Nam Vương Trịnh Căn trước đây, Trịnh Doanh không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự, mà còn là một nhà thơ.

Thơ của Trịnh Doanh thiên về thơ nôm. Tập thơ nôm mà ông để lại có tên “Càn nguyên ngự chế thi tập”.

 Hiện nay, tập thơ này vẫn còn lưu bản chép tay do con trai là Trịnh Sâm đặt tên và quan Thị thư Viện hàn lâm kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám là Phan Lê Phiên biên soạn, viết tựa.

Trịnh Doanh tỏ ra là người coi trọng việc sử dụng chữ nôm. Thể thơ chủ yếu mà ông áp dụng là thơ Đường luật, đôi lúc xen với câu 6 chữ.

Một số ít làm theo thể thơ lục bát hoặc thơ song thất lục bát. Các nhà nghiên cứu văn học đánh giá Trịnh Doanh xứng đáng được xếp vào hàng ngũ các tác gia có tên tuổi của Việt Nam.

Và cuộc tình bi thảm với cô cắt cỏ

Chuyện kể rằng, vào những năm 1718, ở phía đông nam vụng Ngọc, Đồ Sơn, dưới chân núi Độc có đôi vợ chồng họ Đào sinh sống.

 Tuy nhiên, suốt 20 năm sống chúng, làm ăn, tu tâm tích đức mà cặp vợi chồng này vẫn chưa có con.

Cuối cùng, vợ chồng họ Đào đã cậu xin trời phật cho mình có được một người con gái.

Sau đó không lâu thì quả nhiên người vợ có mang. Chín tháng mười ngày sau, người vợ đã sinh hạ một người con gái. Đặc biệt hơn cả là người con gái này có mùi hương thơm ngát.

 Vợ chồng họ Đào rất mừng, tạ ơn Trời Phật và đặt tên con là Đào Thị Hương.

Càng lớn lên, Đào Thị Hương càng xinh xắn. Sắc đẹp của Đào Thị Hương nổi tiếng khắp vùng. Không những thế, người con gái Đào Thị Hương cũng rất khéo tay, siêng năng mọi việc.

Thêm vào đó, trời lại còn phú nàng giọng hát thật hay. Tiếng hát cao vút lại trong veo làm cho cả vụng Ngọc trở nên lung linh, huyền ảo hơn.

Trong thời gian đó, để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, Chúa Trịnh Doanh đi kinh lý Ðồ Sơn.

 Khi thuyền rồng đang dạo cảnh ở vùng núi Độc, thì bỗng đâu nghe thấy tiếng hát ngọt ngào, êm dịu. Trịnh Doanh liền lệnh cho quân lính đi tìm người hát. Hóa ra lúc đó, nàng Hương đang cắt cỏ bên sông, vừa làm nàng vừa hát cho vơi đi mệt nhọc.

Khi gặp được nàng Hương, sắc đẹp tuyệt trần và cũng như hương thơm từ cơ thể của Đào Thị Hương đã thực sự chinh phục được Trịnh Doanh. Bản thân nàng Hương cũng phải lòng Trịnh Doanh.

Vậy là cả tháng trời, Trịnh Doanh và nàng Hương quấn quýt không dời một bước.

Song giữa người đẹp và công việc quốc gia, Trịnh Doanh vẫn phải dứt áo về kinh và hẹn với Đào Thị Hương là sẽ sớm đem thuyền hoa về rước. Sau khi chia tay Trịnh Doanh, nàng Hương phát hiện mình mang cốt nhục của Chúa.

Trong lòng Đào Thị Hương rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa nhưng vẫn chưa thấy Trịnh Doanh đến đón. Cùng lúc đó, gia đình và Hàng Tổng trong xã biết chuyện Đào Thị Hương mang bầu mà không có cha nên đòi phạt.

 Gia đình Đào Thị Hương vốn nghèo, không có tiền nộp nên nàng Hương bị trói và đem ra khu núi Ðộc dìm xuống biển.

Trước khi chết, nàng Hương ngửa mặt lên trời khóc than: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương, tôi đâu dám chống. Nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên lệ làng.

Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”.
Đền Bà Đế
Đền Bà Đế

 Quả nhiên, xác của nàng Hương nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Thế nhưng, bọn hào lý không tha, tiếp tục lấy dây thừng quấn nàng vào cối đá thủng, cắm sào, dìm cho nàng chết.

Lúc đó, bất ngờ sóng to gió lớn nổi lên làm đứt dây thừng, rồi đám ác nhân không biết sao lần lượt lăn ra chết bất đắc kỳ tử. Dân làng cho rằng, chúng đã bị Trời đánh.

Lại nói về Trịnh Doanh không quên giữ lời hẹn ước với Đào Thị Hương nên đã mang thuyền rồng đến đón người đẹp thì mới biết nàng Hương đã thác oan. Nhà Chúa quá đau buồn, cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho Hàng Tổng lập đền thờ.

Đến thời Vua Tự Đức triều Nguyễn, trong một lần thăm đền nàng Hương, nhà vua đã ban sắc phong là “Đông nhạc Đế bà - Trịnh Chúa phu nhân”. Và từ đó, ngôi đền được gọi là đền Bà Đế.

Sau này, thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của nàng Hương, nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:

“Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này”

Đến nay, đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng là một trong những ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng. Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
 
  • Hùng Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét