Hình ảnh cuộc họp báo khẩn cấp của tướng Kartopolov
Đó là thông tin từ cuộc họp báo khẩn cấp đêm 21.7 ở Moscow, của một vị tướng thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, trong khi một đài truyền hình Mỹ nói kênh truyền hình nhà nước Nga Channel One khẳng định Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đứng sau vụ bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên không phận Ukraine ngày 17.7, khiến 298 hành khách thiệt mạng.
Moscow cũng phủ nhận lời cáo buộc rằng Nga cung cấp hệ thống tên lửa Buk cây sồi, theo tiếng Nga) cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, trong lúc Nga bị cộng đồng quốc tế quy trách nhiệm vụ bắn hạ chiếc MH17.
Trung tướng Andrey Kartopolov tổ chức cuộc họp báo khẩn cấp, cho biết có một chiến đấu cơ Su-25 của không quân Ukraine bay rất gần chiếc MH17 trước khi nó bị bắn rơi. Ông khẳng định Kiev có một trạm radar để điều khiển hệ thống tên lửa.
Tướng Kartopolov |
Tướng Kartopolov trưng bằng chứng là những hình ảnh, số liệu, để nói về một chiếc Su-25 bay chỉ cách chiếc MH17 từ 3 đến 5 km. Ông nói chiếc MH17 đang bay đúng tuyến bay về hướng bắc, và chiếc Su-25 đã được ghi nhận bay sát chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17.
"Chiếc MH17 bay lệch khỏi hướng bay đến phía bắc... độ lệch tối đa là 14 km", tướng Kartopolov nói thêm rằng chiếc Su-25 cũng lấy độ cao. Ông nhắc rằng chiếc chiến đấu cơ này có thể nhanh chóng đạt đến cao độ 10.000 m trong chớp mắt. Đó là cao độ mà chiếc MH17 bị bắn rơi bằng tên lửa.
Ông Kartopolov khẳng định việc Ukraine tuyên bố không hề có chiếc máy bay quân sự nào hoạt động gần vùng hiện trường là "láo", và nói chiếc Su-25 thường được trang bị tên lửa không đối không R-60 vốn có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 5 đến 12 km.
Ông nói: "Hà cớ gì một máy bay quân sự lại bay ở cùng độ cao, cùng tuyến bay, cùng thời gian với một chiếc máy bay dân sự? Chúng tôi chờ nhận một câu trả lời cho câu hỏi này".
Ông cũng cho biết Bộ Quốc phòng Nga phát hiện một hoạt động bất thường từ các trạm radar thường được dùng để điều hành hệ thống tên lửa vào ngày xảy ra thảm kịch: "Từ thứ Năm, ngày 17.7, tần suất hoạt động của các trạm radar Ukraine tăng đến mức tối đa".
Ông dẫn các dữ liệu, nói có 7 trạm radar hoạt động gần vùng hiện trường vào ngày 15.7, rồi 8 trạm hoạt động ngày 16.7 và 9 trạm hoạt động trong ngày xảy ra vụ MH17 bị bắn rơi. Qua ngày 18.7 chỉ có 4 trạm hoạt động và chỉ còn 2 trạm hoạt động ngày 19.7.
Các nhà báo được xem các đồ họa và băng video cho thấy 3 chiếc máy bay dân sự bay cùng thời gian với chiếc MH17, gồm một chuyến từ Đan Mạch đi Singapore.
Các quan chức Nga nói họ có bằng chứng chiếc Su-25 của không quân Ukraine bay gần chiếc MH17 là các ảnh chụp của trung tâm giám sát hàng không ở Rostov, và Nga yêu cầu Mỹ công bố ảnh chụp bằng vệ tinh chụp lúc xảy ra vụ bắn rơi.
Chiến đấu cơ Su-25 |
Tướng Kartopolov nói: theo tuyên bố của phía Mỹ, thì Mỹ có vài bức không ảnh giúp khẳng định phe ly khai phóng tên lửa bắn hạ chiếc MH17, "nhưng nào có ai thấy cú bắn đó", ông nói và nhấn mạnh: một vệ tinh Mỹ có mặt trong không phận Ukraine vào thời điểm xảy ra vụ việc, nên chính quyền Mỹ hãy cung cấp các hình ảnh ấy cho cộng đồng thế giới tiện việc điều tra.
Tướng Kartopolov nói Ukraine có tên lửa phòng không BUK cách Lugansk (gần vùng do phe ly khai kiểm soát) khoảng 8 km về phía tây bắc, và các hình ảnh cho thấy nó xuất hiện ở đó vào ngày 14.7, nhưng không còn vào ngày 17.7.
Ông Kartopolov nhấn mạnh Nga không hề cung cấp tên lửa Buk hoặc bất kỳ vũ khí nào khác cho quân ly khai. Lời giải thích của ông được đưa ra khi kênh thời sự NBC của Mỹ nêu: kênh truyền hình quốc gia Nga Channel One quy trách nhiệm bắn rơi chiếc MH17 cho CIA.
Kênh này còn nói Mỹ cũng thực hiện trò tương tự trong vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962, một sự kiện mà Mỹ cùng Liên Xô suýt đánh nhau bằng vũ khí hạt nhân.
Trần Trí (theo Independent)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét