Giáo sư Daniel Baker thuộc chuyên ngành vật lý vũ trụ và khí quyển tại Đại học Colorado, Mỹ nói rằng nếu cơn bão mặt trời ngày 23-7-2012 bắn ra khỏi bề mặt mặt trời sớm hơn chỉ khoảng một tuần thì Trái đất sẽ hứng trọn cú đánh trực diện và thiệt hại là không thể tưởng tượng.
Sức mạnh của cơn bão này có thể đưa Trái đất trở về thời Trung Cổ. Các nhà khoa học cho rằng một khi Trái đất bị bão mặt trời “tấn công” trực tiếp, nó sẽ phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc, GPS và lưới điện gây mất điện trên diện rộng. Theo Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, hậu quả kinh tế của một cơn bão như vậy ước tính lên tới hơn 2.000 tỷ USD, gấp 20 lần hậu quả do cơn bão Katrina để lại cho nước Mỹ, cũng như phải mất rất nhiều năm mới có thể phục hồi, chưa kể những ảnh hưởng không thể đo đếm được.
Sức mạnh của cơn bão này có thể đưa Trái đất trở về thời Trung Cổ. Các nhà khoa học cho rằng một khi Trái đất bị bão mặt trời “tấn công” trực tiếp, nó sẽ phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc, GPS và lưới điện gây mất điện trên diện rộng. Theo Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, hậu quả kinh tế của một cơn bão như vậy ước tính lên tới hơn 2.000 tỷ USD, gấp 20 lần hậu quả do cơn bão Katrina để lại cho nước Mỹ, cũng như phải mất rất nhiều năm mới có thể phục hồi, chưa kể những ảnh hưởng không thể đo đếm được.
Khánh Dương
(Theo New York Post
Bão Mặt trời lớn nhất 5 năm qua
Thứ sáu 09/03/2012 00:17
ANTĐ - Một trận bão mặt trời lớn nhất trong vòng 5 năm qua đã hướng về Trái đất, có thể làm gián đoạn mạng lưới điện, hệ thống định vị toàn cầu GPS, vệ tinh và giao thông hàng không. Đỉnh điểm của trận bão xảy ra vào sáng 8-3 và kéo dài tới ngày 9-3 (giờ GMT).
Bão mặt trời không phải là hiện tượng mới. Trận bão mặt trời lớn đầu tiên được nhà thiên văn người Anh ghi lại vào năm 1859. NASA cho biết, trận bão mặt trời lớn vào năm 1972 đã làm gián đoạn thông tin điện thoại đường dài ở bang Illinois, Mỹ. Một trận bão tương tự khác vào năm 1989 cũng gây mất điện trên diện rộng tại tỉnh Quebec, Canada.
Hoàng Cường
(Theo AFP)
Cứu Trái đất khỏi sự hủy diệt
Thứ hai 04/03/2013 06:44
ANTĐ - Kể từ khi sự sống hình thành trên Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm trước, nguy cơ hủy diệt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Với những mối rủi ro hiện hữu, thách thức đặt ra cho loài người không phải là phớt lờ chúng hay xem xét trong nỗi thất vọng, mà cần phải tìm hiểu và tiến hành những phương pháp tốt nhất để bảo vệ Trái đất an toàn hơn.
Ngày được cho là tận thế 21-12-2012 đã qua, nhưng câu chuyện sự sống trên Trái đất đang bị huỷ diệt lại được nhiều người nhắc tới khi ngay đầu năm 2013, một thiên thạch nặng trên 10 tấn, có sức công phá bằng 20 quả bom nguyên tử đã lao vào bầu khí quyển của Trái đất. Tin đồn càng được củng cố khi các nhà khoa học dự báo trong năm 2013 sẽ có hàng chục trận bão Mặt trời (bão từ) với cấp độ cực đại đổ bộ xuống Trái đất.
Nhưng trong thực tế, mối đe dọa lớn nhất với con người lại xuất phát từ chính hoạt động thường ngày của họ. Trong lịch sử Trái đất, con người là loài duy nhất có khả năng tái tạo thế giới cũng như phá hủy nó. Theo TS. Nick Bostrom, Giám đốc Viện Tương lai nhân loại tại Đại học Oxford (Anh), những mối nguy hiểm từ bên ngoài như sao chổi hay thiên thạch chỉ là những nguy cơ “có liên quan tới tiểu thuyết viễn tưởng” và thực tế là chúng cực kỳ hiếm khi xảy ra. Trong khi đó, những mối nguy rất hiện hữu như hiện tượng tuyệt chủng, biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vũ khí hạt nhân lại chưa được quan tâm đúng mức. Vậy hiện nay chúng ta có thể làm gì?
Nhưng trong thực tế, mối đe dọa lớn nhất với con người lại xuất phát từ chính hoạt động thường ngày của họ. Trong lịch sử Trái đất, con người là loài duy nhất có khả năng tái tạo thế giới cũng như phá hủy nó. Theo TS. Nick Bostrom, Giám đốc Viện Tương lai nhân loại tại Đại học Oxford (Anh), những mối nguy hiểm từ bên ngoài như sao chổi hay thiên thạch chỉ là những nguy cơ “có liên quan tới tiểu thuyết viễn tưởng” và thực tế là chúng cực kỳ hiếm khi xảy ra. Trong khi đó, những mối nguy rất hiện hữu như hiện tượng tuyệt chủng, biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vũ khí hạt nhân lại chưa được quan tâm đúng mức. Vậy hiện nay chúng ta có thể làm gì?
Hãy chung tay giữ gìn Trái đất
Ngăn ngừa hiện tượng tuyệt chủng
Vụ tuyệt chủng hàng loạt 65 triệu năm trước đây là lần thứ 5 Trái đất chứng kiến đại tuyệt chủng, và đó cũng là lần gần đây nhất so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chắc chắn đó sẽ không phải là lần cuối cùng. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào lần đại tuyệt chủng thứ 6. Theo thống kê của Quỹ Cuộc sống hoang dã thế giới, sự đa dạng sinh học trên Trái đất đã giảm 30% từ những năm 1970. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ước tính rằng có khoảng 150 đến 200 loài bị tuyệt chủng mỗi ngày và có đến 30.000 loài bị tuyệt chủng mỗi năm. Với đà này, một nửa số loài sẽ biến mất khỏi Trái đất khi đến năm 2100.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng, hiện nay, dù chúng ta ngừng tàn phá thiên nhiên, sự diệt chủng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Vết thương mà con người gây ra cho Trái đất quá lớn, hiện nay rất khó để lành. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa “Đã quá muộn và chúng ta phải đầu hàng”.
Bớt hoang phí tài nguyên
Trái đất được ví như một tấm thảm khổng lồ, trong đó, mỗi sinh vật sống là một phần không thể thiếu để hình thành nên một mô hình đơn nhất là hệ sinh thái của chúng ta. Do đó, Trái đất luôn cần phải được duy trì sự cân bằng vốn có của nó. Nhưng con người lại đang can thiệp vào sự cân bằng này bằng việc phá rừng, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên... Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature, 43% hệ sinh thái Trái đất đã bị sử dụng để cung ứng cho nhu cầu của con người. Nếu chúng ta vượt ngưỡng sử dụng 50% nguồn tài nguyên Trái đất, sự cân bằng của trái đất sẽ bị mất đi, dẫn đến sự sụp đổ của hệ sinh thái.
Chúng ta có thể vẫn sống nếu như sử dụng tiết kiệm năng lượng và nước. Tái sử dụng các nguồn vật liệu cũng là một phương pháp hay. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng phần lớn những thứ mà chúng ta vứt đi, vẫn có thể hoạt động tốt. Chúng ta nên tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bằng việc chế tạo và mua những chiếc xe tốt, như xe “lai” giữa xe chạy bằng xăng và bằng nhiên liệu sinh học hoặc xe chạy bằng điện và hạn chế sử dụng nhựa. Các nguồn tài nguyên trên Trái đất là hữu hạn, vì thế nếu chúng ta không cẩn trọng hơn trong sử dụng, chúng sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Cùng với đó, để tránh hiện tượng Trái đất nóng lên, con người cũng cần nhanh chóng tìm ra những nguồn năng lượng thay thế.
Cắt giảm vũ khí hủy diệt hàng loạt
Bên cạnh những mối đe dọa khách quan, con người đang tạo ra sự hủy diệt chính tương lai nhân loại. Vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học đang tạo ra một cuộc chạy đua quy mô toàn cầu, bởi hàng loạt quốc gia coi đó là bảo bối phòng thân hay vũ khí răn đe nước khác. Không ít tổ chức quốc tế lo ngại, chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ kéo theo sự diệt vong của Trái đất.
Bên cạnh vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh - hóa học cũng là mối đại họa đe dọa nhân loại. Dù những công ước cấm sử dụng những loại vũ khí giết người hàng loạt này được cộng đồng quốc tế chấp thuận nhưng nguy cơ từ nó vẫn không được loại trừ. Trong bối cảnh thế giới gia tăng bất ổn do các cuộc chiến tranh, xung đột, việc cắt giảm và tiêu hủy các loại vũ khí hàng loạt là một mục tiêu quan trọng cho hòa bình và tồn vong của Trái đất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét