Pháp ngày 25/7 cho biết nước này đã điều một đơn vị quân đội để bảo đảm hiện trường vụ tai nạn máy bay Algeria ở bắc Mali. Trong khi đó, nghi vấn MH17 bị trúng đạn từ súng máy đang nổi lên.
Một tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay dễ dàng nhận dang chiếc máy bay của Air Algerie dù nó đã bị vỡ.
Máy bay đã bị rơi ở phía bắc Mali, 50 phút sau khi cất cánh. |
"Một đơn vị quân đội đã được sử tới để đảm bảo hiện trường và thu thập các thông tin đầu tiên", tuyên bố viết.
Xác máy bay được tìm thấy tại khu vực Gossi ở phía bắc Mali.
Pháp hiện có khoảng 1.700 binh sĩ tại Mali trong nỗ lực nhằm chống lại các phần tử khủng bố.
Tổng thống Hollande đã bày tỏ lời chia buồn sâu sắc với gia đình và bạn bè các nạn nhân.
Ông Hollande đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại điện Elysee vào chiều qua và hoãn một chuyến thăm được lên kế hoạch với Ấn Độ Dương. Ông cũng sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các bộ trưởng vào sáng nay.
Chuyến bay mang số hiệu AH5017 của Air Algerie rời Ouagadougou, thủ đô của Burkina Faso, để tới Algiers vào sáng sớm ngày 24/7 giờ địa phương. Liên lạc radar với chiếc máy bay McDonnell Douglas 83 đã bị mất 50 phút kể từ khi cất cánh sau khi phi công đề nghị chuyển hướng do thời tiết xấu.
Ít nhất 50 hành khách là người Pháp, và số còn lại là công dân của 13 quốc gia, trong đó có Canada, Đức và Algeria.
Vụ tai nạn của máy bay Algeria diễn ra 1 tuần sau khi chuyến bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi ở đông Ukraine, làm 298 người chết, và một ngày sau khi máy bay Đài Loan gặp nạn do thời tiết xấu, cướp đi sinh mạng của 48 người.
Nghi vấn MH17 trúng đạn súng máy
Các quan sát viên quốc tế vừa phát hiện những lỗ đạn trên xác chiếc máy bay xấu số này.
Những chiếc lỗ được tìm thấy ở hai mảnh thân riêng biệt và đã được các quan chức an ninh hàng không Malaysia kiểm tra. Thiệt hại bên ngoài của chiếc phi cơ là một manh mối quan trọng để làm sáng tỏ việc MH17 đã bị rơi như thế nào.
Đạn pháo trên mảnh vỡ MH17. |
Phát ngôn viên Michael Bociurkiw của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho hay các quan sát viên có mặt tại hiện trường ở Đông Ukraine phát hiện một phần thân máy bay "nham nhở những lỗ đạn, giống như bị trúng đạn từ súng máy".
Hiện những dấu vết trên vẫn chưa thể chứng minh cho cáo buộc của Mỹ rằng máy bay bị trúng tên lửa đất đối không Buk SA-11 của phiến quân thân Nga. Một số tên lửa không đối không trên thế giới cũng được thiết kế để phá hủy máy bay với một đầu đạn chứa nhiều mảnh đạn tương tự.
Một phần mảnh vỡ MH17 tại hiện trường. |
Trước đó, từ mảnh vỡ được phóng viên tờ New York Times của Mỹ chụp được ở cách địa điểm rơi chính của máy bay Malaysia nhiều km, chuyên gia IHS Jane’s nhận định nhiều khả máy bay rơi vì trúng tên lửa siêu thanh. Và tên lửa siêu thanh này đã phát nổ ở cự ly rất gần với MH17 khi máy bay đang ở độ cao 33.000 feet.
Tuy nhiên, kể cả việc chứng minh được máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa thì việc xác định thủ phạm đứng sau vẫn vô cùng phức tạp. Ukraine, quốc gia sở hữu Buk, tuyên bố không kích hoạt hệ thống tên lửa nào vào thời điểm máy bay bị bắn. Lực lượng ly khai cũng khẳng định họ không sỡ hữu những vũ khí hiện đại như trên.
Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu cho biết rất nhiều phần thi thể không còn nguyên vẹn vẫn bị bỏ lại nơi hiện trường. Ông Michael Bociurkiw, phát ngôn viên của tổ chức này nói "Rất nhiều phần thi thể nạn nhân chưa được thu gom. Điều gây khó khăn cho chúng tôi là chúng tôi không thể quản lý và giám sát toàn bộ quá trình thu hồi thi thể tại khu vực này".
Những ngày qua, chính phủ các nước phương Tây liên tục chỉ trích và cáo buộc phe nổi dậy Ukraine đã gây xáo trộn hiện trường để che giấu những bằng chứng quan trọng. Ông Bociurkiw thừa nhận đã “chứng kiến những thay đổi tại hiện trường”, tuy nhiên ông chưa đưa ra kết luận gì bởi những thay đổi đó “có thể là một phần trong công tác thu hồi thi thể”.
Hà Lan, quốc gia đứng đầu cuộc điều tra quốc tế về vụ MH17, sẽ tiếp tục cử các điều tra viên và cảnh sát không vũ trang đến khu vực này để hỗ trợ việc tìm kiếm thi thể.
Giới chức cảnh báo việc nhận dạng có thể kéo dài nhiều tháng và họ không chắc chắn có thể xác định được toàn bộ các nạn nhân. Chuyên gia pháp y đang liên hệ với các thân nhân để lấy mẫu ADN và dữ liệu nha khoa.
Khoảng 200 chuyên gia đang được điều động làm nhiệm vụ pháp y. Hà Lan, nước có số người thiệt mạng cao nhất trong vụ việc, đóng góp 120 chuyên gia. Những người còn lại đến từ các nước khác có công dân trên chuyến bay xấu số, như Anh, Đức, Australia, Malaysia...
*Phát hiện bất ngờ: Có lỗ đạn súng máy trên xác MH17
Theo Dân trí/NĐT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét