CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Lập trình tên lửa không bắn nhầm máy bay dân sự bằng cách nào?



(Soha.vn)- Sau thảm kịch MH17, bên cạnh câu hỏi ai là thủ phạm thì một vấn đề quan trọng khác được đặt ra là cách thức để ngăn chặn một thảm kịch tương tự trong tương lai.

Reuters cho hay, mọi máy bay dân sự đều trang bị bộ phát đáp để phát tín hiệu nhận dạng khi nhận được yêu cầu. Trong hầu hết mọi trường hợp, tín hiệu này sử dụng chuẩn được gọi là Mode C, cung cấp mã nhận dạng và độ cao của máy bay. Mode C không được sử dụng trên các máy bay quân sự.
Những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như SA-11 Buk hay hệ thống trên tuần dương hạm USS Vincennes, bắn rơi chuyến bay Iran Air 655 năm 1988, không quan tâm đến chuẩn tín hiệu từ bộ phát đáp của máy bay mục tiêu. Khi người điều khiển chọn mục tiêu trên màn hình radar và khai hỏa, tên lửa sẽ chỉ truy tìm và tiêu diệt mục tiêu.
Đó là với những hệ thống cũ, ngày nay nhờ sự xuất hiện của các phần mềm điều khiển và bộ vi xử lý mới, khả năng tính toán và xử lý thông tin của những hệ thống phòng không đã cao hơn trước rất nhiều. Và chúng hoàn toàn có thể được lập trình để không nhắm bắn máy bay dân sự.
Một binh sĩ thuộc lực lượng ly khai thân Nga đứng trên mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 777 xấu số
Một binh sĩ thuộc lực lượng ly khai thân Nga đứng trên mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 777 xấu số
Để làm được điều này sẽ cần có một hiệp ước quốc tế ràng buộc tất cả những nước sản xuất hoặc sử dụng các hệ thống phòng không tầm xa. Tất nhiên ngay cả khi có một hiệp ước như vậy thì nó vẫn cần được giám sát việc thực thi trên quy mô toàn cầu. Đó sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng các hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí hóa học, và giải trừ mìn sát thương đã được thực thi và giám sát khá tốt. Và cũng không có quá nhiều nước sản xuất hoặc sử dụng những hệ thống phòng không tầm xa. Vì vậy, đây là một việc có thể làm được.
Trong quá khứ, quân đội các nước từng có những thỏa thuận tương tự, như không bắn vào các phương tiện có dấu hiệu chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm đỏ, và họ đã thực hiện khá tốt. Hiển nhiên là sẽ có khả năng một bên nào đó lợi dụng hiệp ước này để gắn máy phát đáp dân sự lên máy bay quân sự. Nhưng trên thực tế có rất ít trường hợp phương tiện quân sự được cải trang bằng chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm đỏ. Và nếu được sử dụng thì nó cũng chỉ hiệu quả một lần.
Thi thể các nạn nhân vụ MH17 được đưa ra khỏi hiện trường
Thi thể các nạn nhân vụ MH17 được đưa ra khỏi hiện trường
Người vận hành radar trên chiếc USS Vincennes khi nhìn thấy tín hiệu chiếc Airbus của Iran Air hướng thẳng về phía tàu của mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Người đã khai hỏa bắn hạ MH17 có lẽ cũng đã phạm một sai lầm tương tự. Tên lửa một khi đã được phóng đi thì không phân biệt mục tiêu đó là dân sự hay quân sự mà chỉ tuân theo sự điều khiển.
Công nghệ hiện nay có thể thay đổi điều đó. Tên lửa có thể được lập trình để không tấn công máy bay dân sự kể cả khi người điều khiển khai hỏa. Khi mà số lượng máy bay chở khách ngày càng tăng thì đây là một nhu cầu có thật.
Theo xu hướng hiện nay, vũ khí "thông minh" sẽ ngày càng phổ biến. Hy vọng một ngày nào đó sẽ xuất hiện những loại bom hay đạn pháo tự động không kích nổ khi được bắn vào các mục tiêu như bệnh viện, trại tị nạn…hay xe tăng không ngắm bắn vào trường học, dựa trên tọa độ GPS.
Còn hiện nay, bước đi đầu tiên có thể là một hiệp ước quốc tế để thiết kế các tên lửa phòng không tầm xa có khả năng tự phân biệt và không tấn công máy bay dân sự. Hiện ngành hàng không dân sự đang dần chuyển từ chuẩn Mode C sang Mode S, và nếu một hiệp ước nói trên ra đời thì nó cũng cần bao gồm chuẩn Mode S.
Kể từ khi các hệ thống phòng không tầm xa được đưa vào sử dụng, đã có nhiều vụ máy bay dân sự vô tình trở thành mục tiêu. Cả Nga và Mỹ nên hợp tác để thúc đẩy sự ra đời của một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét