Tiền Ngô Vương lấy quân mới họp của nước Việt ta đánh tan cả trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước và xưng vương, làm cho bọn người Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là (Tiền Ngô Vương) một lần nổi giận mà khiến cho trăm họ được yên, mưu đã giỏi mà đánh cũng giỏi. Tuy chỉ mới xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế, cũng chưa đặt niên hiệu, nhưng quốc thống của ta cơ hồ đã được nối lại rồi vậy”.
Lê Văn Hưu (1230 - 1322)
Năm 944, Ngô Quyền mất, lợi dụng sự suy yếu của triều đình trung ương, thế lực cát cứ ở các địa phương nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương gây ra loạn mười hai sứ quân.
Đinh Bộ Lĩnh quê ở sách Văn Bông (Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Vùng này đến nay vẫn còn nhiều người họ Đinh dòng gốc từ Đinh Bộ Lĩnh. Ông là người có chí lớn và mưu lược. Ông nêu cao ngọn cờ thống nhất quốc gia, phù hợp với yêu cầu của lịch sử dân tộc và được nhân dân ủng hộ, đã đánh dẹp được các sứ quân, được tôn là “Vạn Thắng Vương”.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, tổ chức triều đình theo kiểu phong kiến tập quyền, xây dựng quân đội theo hệ thống đạo, quân, lữ, tốt, ngũ, mỗi bậc từ dưới lên trên đều gấp mười lần: mỗi ngũ là 10 người, 10 ngũ là một tốt, cho đến mỗi đạo quân tương đương mười đạo đơn vị hành chính. Như vậy, theo biên chế, tính ra đến một triệu quân. Chắc rằng đây là theo số quân như phép “ngụ binh ư nông” sau này; còn số quân thường trực chắc ít hơn nhiều. Nhờ có lực lượng quân sự mạnh và chính trị, kinh tế ổn định, phát triển nên nhà Tống không dám xâm lược Đại Cồ Việt.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu.
Nhân dịp đó, nhà Tống quyết định xuất quân xâm lược nước ta. Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta. Một đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn); một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn; một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng. Kế hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục.
Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua.
Lê Văn Hưu (1230 - 1322)
Năm 944, Ngô Quyền mất, lợi dụng sự suy yếu của triều đình trung ương, thế lực cát cứ ở các địa phương nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương gây ra loạn mười hai sứ quân.
Đinh Bộ Lĩnh quê ở sách Văn Bông (Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Vùng này đến nay vẫn còn nhiều người họ Đinh dòng gốc từ Đinh Bộ Lĩnh. Ông là người có chí lớn và mưu lược. Ông nêu cao ngọn cờ thống nhất quốc gia, phù hợp với yêu cầu của lịch sử dân tộc và được nhân dân ủng hộ, đã đánh dẹp được các sứ quân, được tôn là “Vạn Thắng Vương”.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, tổ chức triều đình theo kiểu phong kiến tập quyền, xây dựng quân đội theo hệ thống đạo, quân, lữ, tốt, ngũ, mỗi bậc từ dưới lên trên đều gấp mười lần: mỗi ngũ là 10 người, 10 ngũ là một tốt, cho đến mỗi đạo quân tương đương mười đạo đơn vị hành chính. Như vậy, theo biên chế, tính ra đến một triệu quân. Chắc rằng đây là theo số quân như phép “ngụ binh ư nông” sau này; còn số quân thường trực chắc ít hơn nhiều. Nhờ có lực lượng quân sự mạnh và chính trị, kinh tế ổn định, phát triển nên nhà Tống không dám xâm lược Đại Cồ Việt.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu.
Nhân dịp đó, nhà Tống quyết định xuất quân xâm lược nước ta. Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta. Một đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn); một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn; một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng. Kế hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục.
Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua.
Hình vẽ minh họa Lê Đại Hành và thập đạo tướng quân
Lê Hoàn lên ngôi năm 980, lập ra triều Tiền Lê thay triều Đinh và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Lê Hoàn cho xây dựng trận địa kiên cố ở Bình Lỗ (bên bờ sông Cà Lồ) nhằm chặn cánh quân lớn do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ hướng Cao Bằng, Thái Nguyên xuống. Trên hướng Lạng Sơn - Bắc Ninh, ông cũng cho quân chủ lực phối hợp với dân binh chuẩn bị chặn đánh địch. Hướng Đông Bắc, ông bố trí trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng để chặn đánh đoàn thủy quân Tống tương tự như trận địa cọc của Ngô Quyền gần nửa thế kỷ trước đây.
Kế hoạch của Lê Hoàn là kiên quyết đánh chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch trên các hướng, không cho chúng hợp quân đánh chiếm Đại La và Bắc Bộ là vùng đất căn bản của cả nước. Bảo vệ được vùng Bắc Bộ là bảo đảm an toàn cho kinh đô.
Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981)
Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.
Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.
Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này.
Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét