CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Vũ khí Mỹ thỏa cơn khát Ấn Độ

Ấn Độ đang dần thay đổi quan điểm khi lựa chọn vũ khí phương Tây, trong đó có Mỹ, thay cho vũ khí Nga.

Mỹ đã đồng ý xuất khẩu một vài loại vũ khí công nghệ cao cho Ấn Độ cũng như cho phép sản xuất các loại vũ khí này tại Ấn Độ theo giấy phép, bao gồm cả vũ khí Mỹ và công nghệ sản xuất. Phía Mỹ đã đề nghị xuất khẩu công nghệ pháo binh, máy bay và tên lửa cũng như cho phép các công ty Ấn Độ sản xuất theo giấy phép.
Ấn Độ muốn mua 22 chiếc AH-64 của Mỹ
Ấn Độ muốn mua 22 chiếc AH-64 của Mỹ

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn có được các loại vũ khí của phương Tây. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thất bại trong việc tìm kiếm chuyển giao những công nghệ mà nước này cần. Một trong những nguyên nhân chính là do Ấn Độ khi đó chưa đủ độ tin cậy và phương Tây lo ngại những công nghệ này cuối cùng sẽ lọt vào tay người Nga.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1991), Liên Xô đã trở thành nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ. Thực trạng này không phải do vũ khí của Liên Xô tốt hơn hay rẻ hơn mà bởi vì Ấn Độ trong thời kỳ này tự coi mình là nước đi đầu của khối các quốc gia không liên kết.
Khi đó, Ấn Độ là nước nghiêng về cánh tả nên họ mua phần lớn vũ khí từ Liên Xô, quốc gia có hệ tư tưởng tương đồng. Chính vì vậy, phương Tây cho rằng rất nhiều quan chức Ấn Độ có cảm tình với Nga, đặc biệt cộng thêm với sự mua chuộc, sẵn sàng giúp đỡ Nga đánh cắp công nghệ của phương Tây.
Su-30MKI của Ấn Độ
Su-30MKI của Ấn Độ
Kể từ những năm 1990, người Israel đã cho thấy họ có thể hợp tác cùng Ấn Độ chế tạo vũ khí, phát triển công nghệ quốc phòng và chuyển giao công nghệ cũng như sản xuất mà không bị phía Ấn Độ đánh cắp và bán cho phía Nga. Điều này đã thuyết phục được người Mỹ sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ thứ mà họ thèm khát bấy lâu.
Trong một thời gian dài, Ấn Độ là một trong hai khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Kể từ khi Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu vũ khí từ Nga (sau khi đã ăn cắp được công nghệ) thì trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất. Theo thống kê, Ấn Độ chiếm tới 25% tổng giá trí xuất khẩu vũ khí của Nga.
Tuy nhiên, Nga hiện đang đánh mất thị phần tại Ấn Độ một cách nhanh chóng do các vấn đề về chất lượng vũ khí cũng như dịch vụ phụ trợ.
Vũ khí Nga đã dần biến mất khỏi Ấn Độ sau nửa thế kỷ thống trị tại đây. Câu chuyện bắt đầu từ đầu những năm 1960 khi Ấn Độ tiến hành hiện đại hóa quân đội với sự hỗ trợ của người Nga. Đến cuối Chiến tranh Lạnh, có tới 70% xe tăng và pháo binh, 80% máy bay và tới 85% tàu chiến trong quân đội Ấn Độ là của Nga.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Ấn Độ
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Ấn Độ
Tỷ lệ này hiện đã nhanh chóng giảm xuống khi Ấn Độ bắt đầu lựa chọn các mẫu vũ khí đắt tiền hơn nhưng hiệu quả và đáng tin cậy hơn của phương Tây. Nga không kịp thay đổi các thói quen đã cũ một cách căn bản và nhanh chóng nên thời hoàng kim trong xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ đang dần biến mất.
Những năm qua, Ấn Độ nhiều lần tỏ ý không hài lòng với sự “lằng nhằng” của Nga trong việc thực hiện các dự án lớn như dự án hợp tác chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 hay dự án Nga tân trang lại một tàu sân bay thải loại từ thời Chiến tranh Lạnh để bàn giao cho Ấn Độ. Đó là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov từ thời Liên Xô và mới được chuyển giao cho Ấn Độ hồi đầu năm nay với tên gọi INS Vikramaditya.
Tàu sân bay INS Vikramaditya khi chạy thử nghiệm tại Nga
Tàu sân bay INS Vikramaditya khi chạy thử nghiệm tại Nga
Giới phân tích quân sự đánh giá dự án này là một “thảm họa” tài chính đối với Ấn Độ. Ấn Độ và Liên Xô ký kết thỏa thuận sơ bộ về việc tân trạng lại con tàu này vào năm 1988, tức là 2 năm sau khi con tàu bị Liên Xô thải loại. Tuy nhiên, do bất đồng về giá cả, phải tới 6 năm sau, hai bên mới ký được hợp đồng trị giá 771 triệu USD. Thời hạn bàn giao dự kiến là năm 2008.
Thế nhưng, Liên Xô, rồi sau đó là Nga, đã liên tục phá vỡ hợp đồng khi chi phí tân trang lại con tàu bị đội lên tới 2,3 tỷ USD và thời hạn bàn giao bị chậm thêm tới 6 năm.
Sau này, người Ấn Độ đã bừng tỉnh khi nhận ra rằng công nghệ của phương Tây không chỉ ưu việt hơn mà việc chuyển giao cũng dễ dàng hơn của Nga. Điều này có lợi cho toàn bộ nền kinh tế Ấn Độ.
Chiến đấu cơ Mirage-2000 do Pháp sản xuất trong Không quân Ấn Độ
Chiến đấu cơ Mirage-2000 do Pháp sản xuất trong Không quân Ấn Độ
Đầu tiên là Pháp, tiếp theo là Israel và giờ là Mỹ đã đạt được các thỏa thuận với Ấn Độ về việc sản xuất vũ khí theo giấy phép trên lãnh thổ Ấn Độ cũng như chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ.
Theo các nguồn tin công khai, năm 2013, Ấn Độ đã nhập khẩu từ Mỹ các trang thiết bị quân sự trị giá 1,9 tỷ USD, qua đó trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất mua vũ khí Mỹ. Với con số này, Mỹ cũng thay thế Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ (tổng giá trị nhập khẩu thiết bị quốc phòng năm 2013 của Ấn Độ là 5,9 tỷ USD). 
Bảo Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét