(HNM) - 5 tháng sau cuộc đảo chính mềm với tên gọi Maidan, lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich và dựng lên một chính phủ tạm quyền thân phương Tây; cùng với cuộc nội chiến đang nổ ra dữ dội ở miền Đông với điểm đỉnh là thảm họa MH17, chính trường Ukraine lại rơi vào vòng xoáy bất ổn mới. Những bất đồng bùng phát ngay trong nội bộ liên minh cầm quyền Kiev đã khiến Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatsenyuk phải đệ đơn từ chức lên Quốc hội ngày 24-7.
Quyết định bất ngờ của thủ lĩnh Maidan diễn ra sau khi đảng Svoboda theo đường lối chủ nghĩa dân tộc và đảng Udar (Cú đấm) của cựu vô địch quyền Anh Vitaly Klitschko thông báo rút khỏi liên minh cầm quyền 3 đảng có tên Sự lựa chọn Châu Âu. Giải thích sự "ra đi" của bản thân và Chính phủ, ông A.Yatsenyuk cho rằng, Chính phủ không thể làm việc nếu thiếu phe đa số trong Quốc hội. Thêm vào đó, người đứng đầu nội các tạm quyền không đồng tình với các nghị sĩ khi họ nói không với đề xuất về sửa đổi chính sách thuế để giảm chi tiêu ngân sách (0,9 tỷ USD) và tăng thu thêm 2 tỷ USD. Một đề xuất khác là thông qua kế hoạch cải cách hệ thống vận chuyển khí đốt, trong đó cho phép trao tới 49% quyền vận chuyển khí đốt của đất nước vào tay các nhà đầu tư từ Liên minh Châu Âu (EU). Nói một cách cụ thể, việc Quốc hội Ukraine không thông qua luật năng lượng và ngân sách do Chính phủ tạm quyền đề xuất có nghĩa sẽ không có các quyết định nhằm bổ sung quỹ dự trữ khí đốt của Ukraine để có thể sống qua mùa đông tới, cũng như không có gì để trả lương cho binh lính, cảnh sát, bác sĩ, giáo viên và không có tiền để sắm vũ khí tăng cường cho "chiến dịch chống khủng bố" ở miền Đông Ukraine.
Quyết định bất ngờ của thủ lĩnh Maidan diễn ra sau khi đảng Svoboda theo đường lối chủ nghĩa dân tộc và đảng Udar (Cú đấm) của cựu vô địch quyền Anh Vitaly Klitschko thông báo rút khỏi liên minh cầm quyền 3 đảng có tên Sự lựa chọn Châu Âu. Giải thích sự "ra đi" của bản thân và Chính phủ, ông A.Yatsenyuk cho rằng, Chính phủ không thể làm việc nếu thiếu phe đa số trong Quốc hội. Thêm vào đó, người đứng đầu nội các tạm quyền không đồng tình với các nghị sĩ khi họ nói không với đề xuất về sửa đổi chính sách thuế để giảm chi tiêu ngân sách (0,9 tỷ USD) và tăng thu thêm 2 tỷ USD. Một đề xuất khác là thông qua kế hoạch cải cách hệ thống vận chuyển khí đốt, trong đó cho phép trao tới 49% quyền vận chuyển khí đốt của đất nước vào tay các nhà đầu tư từ Liên minh Châu Âu (EU). Nói một cách cụ thể, việc Quốc hội Ukraine không thông qua luật năng lượng và ngân sách do Chính phủ tạm quyền đề xuất có nghĩa sẽ không có các quyết định nhằm bổ sung quỹ dự trữ khí đốt của Ukraine để có thể sống qua mùa đông tới, cũng như không có gì để trả lương cho binh lính, cảnh sát, bác sĩ, giáo viên và không có tiền để sắm vũ khí tăng cường cho "chiến dịch chống khủng bố" ở miền Đông Ukraine.
Thủ tướng tạm quyền A.Yatsenyuk đã đệ đơn từ chức lên Quốc hội ngày 24-7. |
Nhiều ý kiến cho rằng, Thủ tướng A.Yatsenyuk từ chức để giũ bỏ trách nhiệm trước những khó khăn gần như không có lối thoát của Ukraine. Kể từ khi nhậm chức, Chính phủ tạm quyền của Thủ tướng A.Yatsenyuk đã phải đối mặt với một nền kinh tế gần như phá sản, buộc phải áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy gói vay giải cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Bên cạnh đó, Kiev cũng phải đối mặt với căng thẳng từ Mátxcơva khi Nga vẫn coi việc lật đổ Tổng thống V.Yanukovych là một cuộc đảo chính và đã cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ukraine khi hai bên không thỏa thuận được về giá cả...
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, sự kiện Thủ tướng A.Yatsenyuk từ chức là kết quả của một kế hoạch vận động chính trị nằm trong dự kiến của Tổng thống Petro Poroshenko. Một thực tế cho thấy, đã có sự bất đồng giữa Tổng thống P.Poroshenko với Thủ tướng A.Yatsenyuk trong chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng. Tỷ phú P.Poroshenko ngay từ khi tranh cử đã đề ra chủ trương hòa giải dân tộc, giải quyết vấn đề miền Đông qua các biện pháp hòa đàm. Trong khi đó, ông A.Yatsenyuk giữ chức Thủ tướng tạm quyền sau khi Tổng thống V.Yanukovych bị lật đổ lại theo đuổi đường lối cứng rắn. Vì thế, ngay sau khi liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống P.Poroshenko đã ra thông cáo ca ngợi sự rút lui của 2 đảng Svoboda - Udar. "Vua Chocolate" cũng không ngần ngại tuyên bố rằng, tất cả các cuộc thăm dò ý kiến, và các cuộc trò chuyện trực tiếp với cử tri cho thấy, xã hội muốn có một sự thay đổi căn bản của chính phủ hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, Tổng thống P.Poroshenko đang ủng hộ Phó Thủ tướng Volodymyr Groysman người vừa được chỉ định tạm thời thay thế người tiền nhiệm A.Yatsenyuk. Ông V.Groysman từng là Thị trưởng Vinnytsia, thành phố mà Tổng thống P.Poroshenko từng sống thời trai trẻ.
Sáng 25-7, Quốc hội Ukraine đã phải triệu tập một phiên họp khẩn cấp để thảo luận về cách xử lý khủng hoảng sau sự tan rã của Liên minh cầm quyền và sự thất bại trong việc thông qua hai dự luật quan trọng của Chính phủ tạm quyền. Theo Hiến pháp Ukraine, Quốc hội có 30 ngày để thành lập một liên minh cầm quyền mới và đề cử một tân Thủ tướng. Nếu nỗ lực này thất bại, Tổng thống có thể giải tán Quốc hội và yêu cầu tiến hành một cuộc bầu cử mới. Chưa biết các cuộc đàm phán thành lập chính phủ mới sẽ diễn ra như thế nào nhưng theo nhận định của giới phân tích, cuộc khủng hoảng trên chính trường Kiev sẽ ảnh hưởng đáng kể tới con đường cải cách của Ukraine trong thời gian tới.
Thùy Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét