CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Kỳ 4: Trận Bạch Đằng (1288) – Cơn ác mộng của quân Nguyên Mông

Tiếp tục loạt bài 10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Hôm nay BBT sẽ giới thiệu đến bạn đọc về Trận Bạch Đằng năm 1288.

Nhà Trần nổi tiếng trong lịch sử dân tộc với những chiến tích võ công chói lọi, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông hung bạo. Có lẽ, đây là triều đại có nhiều võ tướng tài ba nhất: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Trần Khát Chân và nhiều võ tướng khác được lịch sử ghi nhận như những bậc anh hùng dân tộc. Trận quyết chiến chiến lược nổi tiếng nhất đó là Trận Bạch Đằng năm 1288 gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
rần Hưng Đạo đã biên soạn bộ “Binh Thư Yếu Lược”, và đó chính là tác phẩm khai sinh của nền khoa học quân sự Việt Nam


Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 khắc đậm trong ký ức dân tộc ta như 1 chiến công huyền thoại của lịch sử dân tộc. Người Việt Nam qua nhiều triều đại đều tự hào về chiến thắng vẻ vang của tổ tiên và ghi nhận là chiến công đỉnh cao nhất trong 3 lần đọ sức của quân dân Đại Việt đối với quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ 13.
Sơ đồ trận đánh trên sông Bạch Đằng
Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến chống quân Nguyên lần 3. Một đạo quân lớn trên 6 vạn người, giàu kinh nghiệm viễn chinh xâm lược, những tên tướng quý tộc, cao cấp thân cận của vua Nguyên Hốt Tất Liệt, sừng sỏ và độc ác như Ô Mã Nhi, Phạm Nhan, Phàn tiếp, Tích Lệ Cơ, Lưu Khuê…. sau mấy lần giày xéo đất nước ta, đã phải đền tội. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Tình hình trong nước
Trần Hưng Đạo vốn là con của An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Liễu là anh ruột của Trần Cảnh. Năm lên bảy tuổi, Trần Thủ Độ sắp đặt cho Trần Cảnh cưới vị hoàng đế cuối cùng của triều Lý là Lý Chiêu Hoàng khi ấy cũng lên bảy tuổi. Cùng năm đó, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Thế là triều Trần được thành lập khi Trần Cảnh lên ngôi lấy miếu hiệu là Trần Thái Tông.
Năm 1237, do không sinh được con nên Lý Chiêu Hoàng bị giáng làm công chúa, rồi Trần Thủ Độ ép chị gái Lý Chiêu Hoàng là công chúa Thuận Thiên Lý Thị Oanh lấy Trần Thái Tông. Trớ trêu là khi đó Lý Thị Oanh là vợ của Trần Liễu và đang có mang với Trần Liễu.
Vì chuyện này mà Trần Liễu ghi hận trong lòng và nổi binh tạo phản nhưng thất bại. Thái Tông không trị tội và lấy thân mình bảo vệ cho ông trước Trần Thủ Độ. Thế nhưng Trần Liễu vẫn còn ghi hận. Trước phút lâm chung, Trần Liễu trăn trối lại với Trần Hưng Đạo phải báo thù cho ông. Trần Hưng Đạo giả vờ vâng mệnh để cho cha an lòng nhắm mắt nhưng không cho lời cha là phải nên Trần Hưng Đạo đã không làm theo, và còn tỏ ra một lòng trung nghĩa với triều Trần vì lợi ích quốc gia dân tộc.
Lấy dân làm gốc
Bàn về chính sách giữ nước, Trần Hưng Đạo là người theo tư tưởng “Dân vi quí”, lấy sức dân làm nền tảng xây dựng sức mạnh của chế độ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lệ chép:
“ Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào”. Vương trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế “thanh dã” (tức Vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. “Dùng đoản binh chế trường trận” là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy“.
Chủ trương
Trên thực tế, từ 2 cuộc kháng chiến trước chứng minh: giặc bị thua thảm bại, tướng chết quân tàn, phải chạy về nước, nhưng quân Mông – Nguyên vẫn còn quay trở lại nước ta, âm mưu xâm lược của chúng vẫn ngoan cố, dai dẳng. Vì giặc Mông – Nguyên là 1 đế chế lớn, tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, ý đồ mở rộng phạm vi thống trị rất xảo quyệt. Chưa nếm đòn thật đau, thật hiểm thì chúng chưa chịu từ bỏ tham vọng quay trở lại xâm lược nước ta.
Bởi vậy Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu kháng chiến tập trung sức lực đánh đòn quyết định tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp. Đó là tư tưởng tiến công, tư tưởng chủ động chiến lược của Trần Quốc Tuấn.
Trần Nhật Duật đánh thắng Toa Đô ở trận Hàm Tử. Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đánh thắng thủy quân Nguyên ở trận Chương Dương. Những chiến thắng liên tiếp làm tinh thần binh sĩ dâng cao
Tình hình chiến trận
Trong cuộc kháng chiến lần này, Trần Quốc Tuấn và triều đình rất chú trọng đến chiến trường ven biển đông bắc. Đó là đường tiến của thủy quân và đoàn thuyền lương của giặc. Phó tướng Trần Khánh Dư được tin tưởng giao cho mọi công việc biên thùy ven biển, có nhiệm vụ chặn thủy, tiêu diệt đoàn thuyền lương, làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần của chúng. Chính vì thế, khi được tin Trương Văn Hổ cùng đoàn thuyền lương bị tiêu diệt thì quân giặc rất hoang mang, gặp nhiều khó khăn, lúng túng và buộc phải bàn kế rút lui. Và như vậy đã trúng vào kế sách của Trần Quốc Tuấn.
Hưng Đạo Vương cùng các tướng tấn công làm cho quân Nguyên phải chạy rút quân
Kế hoạch rút quân của quân Nguyên
Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy.
Tại Vân Đồn trên Vịnh Hạ Long: Trần Khánh Dư cướp được thuyền lương địch làm giặc Nguyên lo sợ nhốn nháo
Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.
Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.
Đạo quân của Trần Hưng Đạo đánh chặn quân Nguyên Mông. Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô.
Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui. Chính việc này đã trúng kế của Trần Quốc Tuấn.
Bố trí lực lượng của quân Trần
Để bảo đảm thắng lợi thật giòn giã, oanh liệt, Trần Quốc Tuấn đã tập trung cho trận Bạch Đằng một lực lượng quân sự khá mạnh. Không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể số lượng quân dân ta tham chiến trong trận Bạch Đằng. Nhưng do vị trí và ý nghĩa chiến lược của trận quyết chiến, chắc chắn Trần Quốc Tuấn đã tập trung về Bạch Đằng một bộ phận quan trọng quân đội chủ lực của triều đình kết hợp với quân đội của các vương hầu dân tộc thiểu số và lực lượng vũ trang của nhân dân.
Trần Hưng Đạo động viên tinh thần binh sĩ
Vào đầu thời Trần, quân đội thường trực gồm quân cấm vệ của triều đình và quân các lộ, không quá 10 vạn người. Nhưng trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược năm 1258 và 1285, lực lượng quân sự nước Đại Việt đã trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc, bao gồm quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các vương hầu và các đội dân binh của các làng xã. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, riêng số quân của bốn con trai của Trần Quốc Tuấn là Hưng Vũ vương, Minh Hiến vương Uất, Hưng Nhượng vương Tảng, và Hưng Trí vương Hiến đem đến hội ở Vạn Kiếp đã lên đến 20 vạn. Và theo bài thơ của vua Trần Nhân Tông thì lúc đó số quân ở Hoan, Diễn (Nghệ An, Hà Tĩnh) có đến 10 vạn (Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh, nghĩa là Hoan Diễn còn kia chục vạn quân).
Quân đội chủ lực đời Trần gồm đủ các binh chủng: bộ binh, kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Thủy binh của ta thường dùng những thuyền chiến nhẹ, cơ động rất nhanh, dễ dàng. Một sứ giả nhà Nguyên có mô tả thuyền của ta: “thuyền nhẹ và dài, ván thuyền rất mỏng, đuôi giống như cánh uyên ương, hai bên mạn thuyền cao hẳn lên. Mỗi chiếc có đến 30 người chèo, nhiều thì tới hàng trăm người. Thuyền đi nhanh như bay”. Thủy binh là một binh lực mạnh, sở trường của quân ta.
Bên cạnh quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các vương hầu và lực lượng vũ trang của nhân dân các làng xã giữ vai trò chiến lược quan trọng trong kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến lần thứ hai, các đội dân binh đã được thành lập rộng khắp các làng xã từ vùng đồng bằng đến miền núi rừng. Các đội dân binh có mặt khắp mọi nơi và mọi lúc đó là cơ sở của cuộc chiến tranh du kích rộng rãi đời Trần làm cho quân địch hao mòn, mệt mỏi và không cướp bóc được lương thực để nuôi quân.
Bước sang giai đoạn phản công, nhiều đội dân binh các lộ phủ đã tập hợp lại thành những lực lượng lớn cùng phối hợp chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình. Nhiều trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến lần trước đã có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của những lực lượng dân binh như vậy.
Toàn bộ lực lượng quân sự hùng hậu đó, ngoài bộ phận làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, cần được tính toán sử dụng hợp lý và thích đáng cho nhiệm vụ uy hiếp căn cứ Vạn Kiếp và hai hướng tiến công đánh vào hai đạo quân rút lui của địch. Trần Quốc Tuấn vừa tập trung lực lượng cho trận quyết chiến Ở Bạch Đằng, vừa phải bố trí một lực lượng cần thiết để sẵn sàng chặn đánh đạo quân bộ của Thoát Hoan gồm hàng chục vạn quân.
Nhà Trần điểm binh
Trong số quân đội chủ lực được huy động cho trận Bạch Đằng, ta thấy có phần lớn thủy binh và những lực lưượng bộ binh tinh nhuệ của nhà Trần như đạo quân của Trần Quốc Tuấn, đạo quân của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, đạo quân tả Thánh Dực nghĩa dũng do Nguyễn Khoái chỉ huy, đạo quân hữu vệ Thánh Dực do Phạm Ngũ Lão chỉ huy…
Đặc biệt trong trận Bạch Đằng, cùng tham gia chuẩn bị và chiến đấu với quân đội chủ lực còn có nhiều đội dân binh, và sự đóng góp hết sức to lớn của nhân dân địa phương. Sử sách không ghi chép bao nhiêu, nhưng tên tuổi của nhiều anh hùng địa phương và sự tích cứu nước của quần chúng vẫn còn được nhân dân vùng Bạch Đằng đời dời ghi nhớ, lưu truyền cùng với một số di tích như đền miếu, bia tượng, tên đất… Những di tích và câu chuyện dân gian đó thường gắn liền với vai trò tổ chức, lãnh đạo và hình ảnh rực sáng của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân trong trận quyết chiến Bạch Đằng là sự thực hiện thành công phương châm chỉ đạo chiến tranh của Trần Quốc Tuấn: “cả nước chung sức”. Sự kết hợp đó đã phát huy cao độ sức mạnh tinh thần và vật chất của quân dân ta, là hình ảnh tuyệt đẹp của chiến tranh nhân dân trong lịch sử đất nước.
Nhân dân nhà Trần đóng cọc chuẩn bị
Nhân dân nhà Trần đóng cọc chuẩn bị
Toàn bộ lực lượng quân sự trên đây đều đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, có sự tham dự của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Dưới trướng Trần Quốc Tuấn có nhiều danh tướng nhà Trần như: tướng Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực nghĩa dũng, tướng Phạm Ngũ Lão chỉ huy quân Hữu vệ Thánh Dực, nội minh tự Đỗ Hành; có những tướng soái thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần như Trần Quốc Hiện, Trần Quốc Bảo, có nhiều người chỉ huy tài giỏi xuất thân nô tì hay bình dân như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Xuân và biết bao nhiêu người chỉ huy dân binh mưu trí, dũng cảm.
Chọn nơi quyết chiến
Với những chủ trương và quyết tâm chiến lược như trên, khúc sông Bạch Đằng, ở vùng thượng lưu đã được Trần Quốc Tuấn chọn làm điểm quyết chiến chiến lược. Việc xác định không gian và thời gian quyết chiến đều nhằm triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên, phát huy cao độ ưubthế thủy chiến trong điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa thuộc về ta. Trần Quốc tuấn đã nghiên cứu rất tường tận địa hình, sông nước, chế độ thủy triều của sông Bạch Đằng và sử dụng thành công trong việc xây dựng trận địa quyết chiến và bài binh bố trận.
Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm điểm quyết chiến, là 1 khu vực hiểm yếu, có đủ những điều kiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu bố trí 1 trận địa mai phục trên sông với quy mô lớn. Địa hình sông Bạch Đằng vốn có thế thiên hiểm với sông sâu và rộng, rừng núi sát ven bờ, nhiều lạnh thoát triều và bãi triều, nhiều nhánh sông đổ vào, nước triều lên xuống rất mạnh.
Quân Trần phục kích
Quân Trần phục kích
Để tăng thêm lợi thế của trận địa mai phục, Trần Quốc tuấn đã kế thừa truyền thống của Ngô Quyền và Lê Hoàn trong kháng chiến chống quân Nam hán (938) và quân Tống (981), đã cho đóng cọc gỗ nhằm cản phá đội hình, chặn đường tháo chạy của thuyền chiến địch, bao vây và tiêu diệt triệt để quân xâm lược.
Thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong
Thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong
Trận địa quyết chiến với bãi cọc ngầm chỉ phát huy được tác dụng khi nước triều xuống, nên nó đòi hỏi ngtười chỉ huy điều hành trận chiến đấu phải biết lợi dụng chế độ thủy triều với cả 1 nghệ thuật dẫn dắt thuyền giặc vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ. Ở đây, yếu tố không gian và thời gian kết hợp chặt chẽ với nhau. Trận đánh phải bắt đầu và kết thúc 1 cách chính xác vào thời điểm có lợi nhất để tận dụng chế độ thủy triều và phát huy được hết tác dụng của bãi cọc.
Sẵn sàng lâm trận
Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi …, ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.
Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh trận Bạch Đằng
Quyết chiến
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng.
Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.
Trần Hưng Đạo chỉ huy trận đánh
Trần Hưng Đạo chỉ huy trận đánh quyết chiến cuối cùng.
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông – Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.
Các cánh quân đổ về tập trung quyết chiến
Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, “nước sông do vậy đỏ ngầu cả”. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. . Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt.
Thủy quân kết hợp bộ binh nhà Trần tấn công mãnh liệt vào quân Nguyên
Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: “Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn.”
Cọc Bạch Đằng
Tổng tấn công

Thuyền quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số
Thuyền quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số
Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết”. Sông Bạch Đằng nước ròng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số.
Thoát Hoan nghe tin bại trận, dẫn bộ quân chạy về, bị Phạm Ngũ Lão và các tướng khác phục kích đánh tan tành.
Kết cục
Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này. Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.
Quân dân nhà Trần vui mừng đón chiến thắng
Quân dân nhà Trần vui mừng đón chiến thắng
Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc.
Hòa trong vũ công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên – Mông của dân tộc ta, trận Bạch Đằng nổi lên như 1 kiểu mẫu của nghệ thuật “dùng đoản binh đánh trường trận” và là đỉnh cao của sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt nam thời đó.
Trọng Việt (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét