CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (kỳ 2)

Congly.vn - Năm Tân Tỵ, 981 quân Tống rầm rộ kéo quân theo hai đường thủy bộ xâm lược nước ta. Lê Hoàn tự làm tướng mang quân đi chặn giặc, làm nên một chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử Việt Nam.

Hiện nay, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, con số 981 trùng với chiến công lẫy lừng của cha ông ta và một trận đại bại của quân Tống xâm lược.
Kỳ 2: Lê Đại Hành và trận Bạch Đằng năm 981


Lợi dụng nước ta rối ren để xâm lược
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980, sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt. Nắm được tình hình Đại Cồ Việt rồi, Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực giữ chức Binh mã đô bộ thự lập tức chuẩn bị chiến tranh với Đại Cồ Việt. Đồng thời ban chiếu chinh phạt Đại Cồ Việt rất ngạo ngược rằng: “Thanh giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa đồ Trung Quốc, chúng ở một phương, gần nơi Ngũ Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia sẻ đất đai, rồi chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh giáo thành ra phong tục như đứa mù đứa điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian ngụy để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hóa xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn Toàn Hưng xuất quân qua đánh”.
Tượng thờ Lê Hoàn ở Hoa Lư, Ninh Bình
Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.
Mùa Đông năm 980, vua Tống gửi thư tuyên chiến. Lê Đại Hành một mặt chuẩn bị kháng chiến, một mặt vẫn sai sứ mang thư sang triều đình Đại Tống báo cáo việc đã lập Đinh Toàn nối ngôi Đinh Tiên Hoàng. Nhà Tống không đồng ý. Tống Thái Tông sai Lư Đa Tốn viết thư trả lời Lê Hoàn dọa dẫm: “Nay chín châu bốn biển đã yên, chỉ còn Giao Châu của ngươi ở xa cuối trời... Ngươi định về theo ta, hay muốn chuộc lấy tội. Ta đang chuẩn bị xe ngựa, binh lính, cờ lệnh, chiêng trống... nếu ngươi quy hàng ta tha, nếu trái mệnh thì ta đánh. Theo hay không, lành hay dữ, ngươi tự nghĩ lấy”...
Triều đình nhà Tống cho lập Giao Chỉ hành doanh là bộ chỉ huy lực lượng viễn chinh Giao Chỉ. Trong bộ chỉ huy này, Hầu Nhân Bảo là tổng tư lệnh, được phong làm Giao Chỉ lộ Thủy lục kế độ Chuyển vận sứ; có nghĩa chỉ huy cả thủy lục quân và sau khi chinh phạt được Đại Cồ Việt (nhà Tống chỉ gọi là Giao Chỉ) thì sẽ biến xứ này thành một lộ của Đại Tống và giao cho Hầu Nhân Bảo làm Chuyển vận sứ. Các tướng lĩnh cao cấp khác gồm có: Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn và Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng được giao chức Phó Tổng tư lệnh, được phong làm Ung Châu lục lộ binh mã Đô bộ thư. Hứa Trọng Tuyên là Phó Tổng tư lệnh đóng tại hậu cứ ở bên đất Tống. Lưu Trừng là chỉ huy lực lượng thủy quân. Hứa Sương Duệ chỉ huy lực lượng thông tin liên lạc. Ngoài ra còn nhiều sĩ quan hàng tùy tướng, lại thuộc, v.v... Theo Tống sử, nhà Tống chia quân làm 2 đạo. Đạo quân bộ do Tôn Toàn Hưng, Trương Tuyền và Thôi Lượng chỉ huy từ Ung Châu tiến vào. Đạo quân thủy Lưu Trừng, Giả Thực và Vương Soạn chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào.
Quân Tống huy động chủ yếu là lực lượng tại các địa phương phía Nam dưới quyền của Hầu Nhân Bảo và Hứa Trọng Tuyên. Ngoài ra, còn có từ 1-2 vạn quân được huy động từ Kinh Hồ (vùng Trung Nguyên) đặt dưới quyền của Lưu Trừng và Trần Khâm Tộ. Trong lực lượng chinh phạt này, thành phần cấm quân là thành phần chủ yếu. Cấm quân là lực lượng chủ lực và cơ động của quân đội Tống.
Toàn bộ quân số khoảng 3-4 vạn người.
Chủ động nghênh chiến
Về phía Đại Cồ Việt, giúp việc cho Lê Đại Hành trong việc chỉ huy quân và dân cả nước đánh trả là Phạm Cự Lạng giữ chức Thái úy, Hồng Hiến giữ chức Thái sư. Thiền Uyển tập anh cho biết "Thời Lê Đại Hành chống Tống, vua thường mời sư Pháp Thuận và đại sư Ngô Chân Lưu cùng dự bàn mưu kế. Đến khi thái bình, vua ban khen, các sư đều không nhận thưởng".
Lê Đại Hành thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước. Tổng số quân Đại Cồ Việt vào khoảng 10 vạn người.
Ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việt đã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều. Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân lính Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.
Hầu Nhân Bảo chiếm được sông Bạch Đằng và các làng mạc xung quanh, đặt Giao Châu hành doanh tại đó để phối hợp quân thủy bộ, bước tiến sâu vào nội địa Đại Cồ Việt. Tuy nhiên, hai đạo thủy lục quân của Tống không thể liên lạc được. Tôn Toàn Hưng viện cớ chờ Lưu Trừng đưa viện binh (thủy quân) sang cùng tiến quân một thể. Đến tháng 3 năm 981, sau hơn 2 tháng chiếm Bạch Đằng, cả 2 cánh quân Tống vẫn dậm chân tại chỗ. Quân Tống liên tục bị quân chủ lực và dân binh các làng xã tập kích quấy rối, làm cho lực lượng bị tiêu hao, tinh thần binh lính suy giảm.
Sau khi phát hiện quân Đại Cồ Việt có chiến lũy Bình Lỗ kiên cố, quân Tống chủ trương đánh chiếm Đại La để làm bàn đạp tiến đánh Hoa Lư. Ngày Tất niên năm Canh Thìn (tức7 tháng 2 năm 981), Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy thủy lục quân tiến theo sông Kinh Thầy vào sông Lục Đầu. Phía Đại Cồ Việt trinh sát được sự di chuyển của quân Tống, liền kéo một bộ phận lớn về giữ sông Lục Đầu dưới sự chỉ huy của đích thân Lê Đại Hành cùng các tướng Trần Công Tích, Trần Bảo Trung, Trần Minh Khiết. Quân Đại Cồ Việt bố trí dọc tuyến sông từ Đại La tới sông Lục Đầu để ngăn cản đối phương vào Đại La. Tại sông Lục Đầu, quân Đại Cồ Việt có một căn cứ là Phù Lan. Trên sông có nhiều bãi cọc để ngăn thuyền bè của Tống.
Thủy quân Tống dàn quân chiếm sông Lục Đầu. Lục quân được vận chuyển bằng thuyền rồi đổ bộ lên bờ lập trại. Hai bên Tống - Việt giao chiến ác liệt. Quân Tống nhiều lần tìm cách chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Cồ Việt để tiến về Đại La nhưng đều thất bại. Quân Tống bị thua to ở sông Lục Đầu, quân số hao hụt; vũ khí, chiến thuyền hư hỏng, mất mát nhiều, lương thực khó khăn thêm. Cuối cùng, quân Tống đành phải rút về vùng xung quanh sông Bạch Đằng. Sông Lục Đầu vì thế còn được gọi là sông Đồ Lỗ. "Đồ" nghĩa là giết, "Lỗ" chỉ quân Tống.
Sau thất bại ở phòng tuyến Bình Lỗ, trở lại sông Bạch Đằng, đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị một trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ông chọn một khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.
Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra.
Có nghiên cứu cho rằng Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt "thua chạy", quân Tống "thừa thắng" đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.
Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa. Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận.
Các sử liệu của Trung Quốc chép về các chiến thắng của quân Tống giai đoạn đầu khá rõ ràng, nhưng khi chép và các thất bại rất sơ lược. “Tục tư trị thông giám trường biên” của Lý Đào chép việc các tướng lĩnh chinh phạt Đại Cồ Việt thất bại bị trị tội, theo đó Lưu Trừng cùng Giả Thực đều bị giết bêu đầu ở chợ Ung Châu. Tôn Toàn Hưng bị hạ ngục rồi bị tội chết. Trần Khâm Tộ, Hác Thủ Tuấn, Thôi Lượng đều bị trách phạt, giáng chức. Các tướng lĩnh Tống cao cấp bị chết hay bị bắt tại trận gồm tổng tư lệnh Hầu Nhân Bảo, Chu Vị, Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân.
Đại Việt sử ký toàn thư của ta chép: “ Giang Nam chuyển vận sứ của nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thua chết tâu lên. Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở trách bọn Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Toàn Hưng cũng bị bêu ở chợ”.
Nhà Tống phải chấp nhận giao hảo
Sau cuộc chiến này, Đại Tống chấp nhận xuống nước, thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt. Hai bên giao hảo, cứ 2 năm một lần Đại Cồ Việt triều cống Đại Tống còn Đại Tống ban sắc phong cho Lê Hoàn. Sau này, vào năm 995, quân Đại Cồ Việt đã có hành động tiến quân sang đất Tống, như ở trấn Như Hồng thuộc địa phận châu Khâm. Nhà Tống gửi thư trách, nhưng Lê Hoàn đã trả lời khá kiêu hùng rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Nhung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”.
Sau này, Phan Huy Chú viết: Lê Đại Hành là một vị vua mà "Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng". Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được.
Vũ Chân Thư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét