CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Bãi cọc Bạch Đằng trong bản hùng ca bất diệt trên dòng sông lịch sử

Dòng sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích cho thời kì lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc. Những “chiến binh” cọc Bạch Đằng xưa kia như là biểu tượng của ý chí độc lập chống ngoại xâm của quân dân nước Việt.
Bạch Đằng giang gắn liền với ba trận thủy chiến đại thắng vào các năm 938, 981 và 1288. Những câu chuyện về những trận đánh lịch sử trên dòng sông huyền thoại này cho đến nay vẫn được lưu truyền trong dân gian và được sử sách chép lại.
201210-69
Trận thủy chiến trên dòng sông lịch sử Bạch Đằng cho thấy nghệ thuật quân sự, ý chí độc lập chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Trận đánh đầu tiên diễn ra vào năm 938 . Quân dân Việt Nam, thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức do Ngô Quyền lãnh đạo đã dùng kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán. Hàng nghìn cây gỗ lim, sến đầu được vạt nhọn và bịt sắt cắm xuống hai bên bờ sông thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn. Khi triều rút các hàng cọc mới phơi ra, còn lúc sáng sớm nước mênh mông thì thuyền lớn qua lại hai bên bờ vẫn dễ dàng. Trận chiến diễn ra, cả đoàn binh thuyền lớn của quân Nam Hán đã bị dồn vào thế trận do ta bố trí sẵn và bị tiêu diệt trong thời gian ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn chìm xuống biển, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, chủ soái Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, tạo điều kiện xây dựng một quốc gia độc lập hoàn toàn.
201210-68
Hàng nghìn cây gỗ lim, sến đầu được vạt nhọn và bịt sắt cắm xuống sông thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn
Đầu năm 981, quân Tống tiến vào nước ta theo hai đường thủy bộ. Lê Hoàn đã trực tiếp đứng ra tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trận thủy chiến lần thứ 2 trên sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn đánh bại quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Trận thủy chiến thứ ba diễn ra trên dòng sông lịch sử Bạch Đằng vào năm 1288. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3.
 201210-67
Bãi cọc Bạch Đằng được phát hiện tại xã Yên Giang, Quảng Ninh
Hiện nay, các nhà khảo cổ đã tổ chức khai quật và phát hiện các bãi cọc trên sông Bạch Đằng (bãi cọc gắn liền với các trận thủy chiến trên Bạch Đằng giang xưa kia). Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được phát hiện năm 1953. Một bãi cọc được phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối thuộc Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Các trận chiến trên sông Bạch Đằng đã đi qua hàng thế kỉ, nhưng âm hưởng anh hùng ca của tinh thần chiến đấu bất khuất vẫn như còn vang vọng khắp non sông. Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng vẫn như đang gửi gắm các thế hệ hôm nay và mai sau bao thông điệp lịch sử đầy ý nghĩa. Mời quý khán giả cùng tìm hiểu thêm về thông điệp lịch sử từ cha ông trong bản hùng ca bất diệt trên sông Bạch Đằng trong chương trình Thông điệp từ cổ vật với tập phim: Thông điệp từ cọc Bạch Đằng. (xem tại đây)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét