* Những học thuyết âm mưu
* Nhân vật chính bí ẩn trong "câu chuyện kỳ quặc nhất về MH17"
Những nạn nhân trên chiếc máy bay MH17 đã được đưa tới Hà Lan để nhận dạng
Tránh tên lửa là điều không tưởng
Không ai có thể tưởng tượng rằng thảm kịch lại xảy ra tới hai lần cho một hãng hàng không trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế. Cũng trong tuần đó, trước khi xảy ra tai nạn, có tới hơn 800 chuyến bay qua lại trên không phận Ukraine vậy mà MH17 lại là chiếc máy bay duy nhất trở thành mục tiêu.
Sau vụ khủng bố chấn động thế giới ngày 11/9 ở Mỹ, chúng tôi phải tập huấn những biện pháp đối phó trong trường hợp máy bay bị khủng bố. Và giờ đây, sau vụ MH17, có lẽ chúng tôi sẽ phải học thêm cách xử lý khi máy bay bị tấn công bởi tên lửa.
Hãng hàng không nơi tôi làm việc đã từng xem xét khả năng lắp đặt hệ thống cảnh báo tên lửa cho máy bay. Được sự chấp thuận của Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ FAA, một công ty đã thiết kế hệ thống đó và lắp đặt thử nghiệm cho ba chiếc máy bay B767 của chúng tôi. Tuy nhiên, thực tế là, kể cả khi được báo động có tên lửa đang tấn công thì máy bay chở khách cũng không có khả năng tránh kịp. Ngoài ra, với công nghệ sản xuất vũ khí tinh vi như hiện nay, hệ thống phát hiện tên lửa nào rồi cũng nhanh chóng bị lỗi thời.
Trên thực tế, lộ trình bay được quyết định bởi bộ phận điều hành không lưu, phi hành đoàn có nhiệm vụ phải tuân thủ theo hướng dẫn. Phi công không có quyền thay đổi lộ trình bay nếu không gặp trường hợp khẩn cấp. Và ngay cả trong tình huống khẩn cấp, phi công vẫn phải tuân theo điều hành của bộ phận không lưu.
Bộ phận điều độ của các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm điều phối các yêu cầu đăng kí đường bay đảm bảo an toàn hàng không theo cách thuận tiện và kinh tế nhất. Tuy nhiên, họ cũng phải lên kế hoạch cho các chuyến bay theo hướng dẫn và giới hạn của điều hành không lưu, đôi khi họ không có nhiều lựa chọn lộ trình bay trên một vài không phận nhất định ngoài việc phải bay ở độ cao được cho phép. Nếu bộ phận điều độ biết là có giới hạn, họ sẽ ghi cụ thể vào hồ sơ ngay lập tức. Trong trường hợp của MH17, giới hạn đưa ra khiến máy bay phải bay ở độ cao 33.000 feet (tương đương 10.000m), cao hơn bình thường.
Các đường bay dành cho máy bay dân sự phải tránh tuyệt đối những khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự. Nếu chiến sự trên mặt đất có thể tạo ra những nguy cơ đối với hàng không dân sự, lựa chọn duy nhất là bay vòng. Tuy nhiên, trong vụ MH17, không phận Ukraine chưa bao giờ bị coi là tiềm ẩn nguy hiểm đối với máy bay chở khách.
Trò chơi buộc tội
Đối với những hãng hàng không, sự ra đi của phi hành đoàn giống như mất đi thành viên trong gia đình. Nó tàn phá cảm xúc ghê gớm, nhưng chắc chắn những người ở lại vẫn sẽ tiếp tục làm việc tốt bất chấp hoàn cảnh. Họ phải làm thế để đối phó với những chỉ trích như lẽ ra hãng hàng không và phi công có thể chọn một đường bay khác an toàn hơn thay vì bay qua vùng chiến sự ở Ukraine. Đó là trò chơi buộc tội và phản ứng điển hình đối với một sự cố không hay bất ngờ xảy ra, đặc biệt trong vụ tai nạn máy bay có tổn thất về người quá lớn.
Giờ đây, cần nhất là tìm ra sự thật về số phận bi thảm của chuyến bay MH17 để chúng ta không sa đà vào những kết luận thiếu chính xác. Vụ tai nạn xảy ra với chuyến bay 007 của Korean Airlines năm 1983 là một ví dụ điển hình. Mặc dù trên thực tế là máy bay chiến đấu của Liên Xô đã bắn rơi chiếc máy bay chở khách này nhưng sau khi điều tra người ta phát hiện ra rằng phi hành đoàn của chuyến bay 007 đã để máy bay dạt vào không phận của Liên Xô do cơ trưởng lựa chọn sai chế độ định hướng khi máy bay ở chế độ lái tự động. Điều không may ở chỗ, khu vực đó chính là nơi máy bay quân sự Mỹ thường xuyên bay qua lại để do thám và trêu ngươi người Liên Xô.
Vai trò của hoạt động điều tra tai nạn hàng không là nhằm tìm ra nguyên nhân thực sự của những thảm họa bất kể nó bắt nguồn từ đâu. Chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng quá trình điều tra sẽ không bị cản trở bởi những tình huống không liên quan.
Minh Khôi (Theo CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét