CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Mỹ thực sự lo sợ trước Putin?

Điều mà Mỹ lo sợ nhất chính là phản ứng không thể lường trước của ông Putin một khi vũ khí được chuyển giao cho Kiev.

Mỹ tung đòn gió
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama hiện vẫn lập lờ rằng đang “cân nhắc” khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Giới chức Mỹ, từ Tổng thống trở xuống, cũng đang có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Người thì công khai ủng hộ, thậm chí kích động, lôi kéo, người thì thận trọng và đưa ra những lựa chọn nước đôi. Tuy nhiên, người có tiếng nói quyết định là Tổng thống Obama, kiêm Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, đến giờ vẫn kín tiếng.

Những người đầu tiên lên tiếng ủng hộ cung cấp vũ khí cho Ukraine chính là những nghị sỹ "diều hâu" phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ. Tại sự kiện an ninh lớn nhất châu Âu vừa diễn ra tại Munich (Đức), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker nói: "Tôi nghĩ hầu hết các nghị sỹ Quốc hội Mỹ muốn thấy tất cả chúng ta tham gia vào việc vũ trang phòng vệ cho Ukraine".
Cũng tại Munich, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, vốn được biết đến là một trong những người kín đáo ủng hộ trang bị vũ khí cho Kiev, cũng đã công khai bày tỏ trong phát biểu ngày 8/2: "Dù châu Âu quyết định như thế nào, thì Mỹ cũng sẽ nhất trí ủng hộ Ukraine bảo vệ nguyên tắc chung rằng không được và không thể thay đổi các đường biên giới bằng vũ lực".
Trước đó một ngày cũng tại Munich, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hùng hồn khẳng định: "Người dân Ukraine có quyền tự bảo vệ chính mình". Trong khi đó, ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Ashton Carter, cho rằng cần phải cung cấp vũ khí cho Ukraine vì đó là việc làm cần thiết. Ông Carter nói rằng Mỹ cần phải hỗ trợ Ukraine để bảo vệ mình.
Tổng thống Ukraine Poroshenko gặp ông Obama trong chuyến thăm Mỹ tháng 9/2014.
Ông Poroshenko gặp ông Obama trong chuyến thăm Mỹ tháng 9/2014.
Tuy nhiên, bản thân ông Obama, người có tiếng nói quyết định, thì vẫn lấp lửng. Tổng thống Mỹ thậm chí còn thông qua người phát ngôn của mình là Josh Ernest phê phán ông Carter. Người phát ngôn Nhà Trắng này nói rằng "quyết định (về việc có cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không) thuộc về Tổng Tư lệnh", đồng thời đặt câu hỏi: ai là người nắm giữ quyền lực, ai là người có trọng trách giữ vững nền an ninh quốc gia?
Cùng chung ý kiến thận trọng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine còn có Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Obama là bà Susan Rice. Bà này nhấn mạnh tới những nguy cơ có thể xảy ra khi cho rằng: "Đó là những đề xuất thiếu cân nhắc".
Bà Rice cho rằng việc vũ trang cho chính quyền Ukraine cần được cân nhắc "một cách thận trọng với sự tham vấn và phối hợp của các đối tác, bởi sự thống nhất với họ là nhân tố chính giúp làm nên sức mạnh trong cuộc chiến chống lại Nga".
Ông Stephen Pifer, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine và hiện đang làm việc tại Viện Brookings, cho rằng Tổng thống Obama có thể lựa chọn "một giải pháp trung tính", đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho Ukraine, song chỉ cung cấp một số loại vũ khí sát thương mà không phải là tất cả các loại.
Lo sợ phản ứng của Nga
Mỹ từng kêu gọi viện trợ vũ khí cho chính quyền Kiev từ mùa Hè năm 2014 và trên thực tế đã thực hiện bước đi này. Ngoài Mỹ, các nước trong NATO cũng làm điều tương tự.
Từ cuối năm 2014, Ukraine đã bắt đầu nhận được vũ khí từ nước ngoài là sự thật, trong đó có các phương tiện liên lạc và tình báo kỹ thuật số, các tổ hợp chống tên lửa, đầu đạn tốc độ cao, thiết bị rà mìn và một số máy bay trực thăng. Giới phân tích không loại trừ khả năng Mỹ “tuồn” vào Ukraine số vũ khí rút khỏi chiến trường Afghanistan để không phải mang về nước.
Về mặt công khai, Mỹ đã cung cấp hơn một nửa khoản viện trợ phi sát thương lên tới 120 triệu USD cho Ukraine theo một thỏa thuận năm ngoái. Trong khi đó, NATO đã đẩy mạnh công tác huấn luyện cho các lực lượng vũ trang Ukraine, cải thiện cơ cấu kiểm soát và chỉ huy cũng như tăng cường chia sẻ thông tin tình báo cho quân chính phủ Ukraine.
Ông Poroshenko kiểm tra quân tư trang cho binh sĩ chính phủ Ukraine tại căn cứ quân sự Zhytomyr.
Ông Poroshenko kiểm tra quân tư trang cho binh sĩ chính phủ Ukraine tại căn cứ quân sự Zhytomyr.
Nhưng chừng đó là không đủ với quân đội Ukraine. Tổng thống Poroshenko trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi năm ngoái đã phải cay đắng “cầu cứu” Mỹ. Ông “vua Socola” này cho rằng những gói hàng viện trợ phi sát thương đã được cung cấp như kính nhìn đêm và túi ngủ sẽ không giúp mang lại chiến thắng.
Nhưng ngay cả khi Mỹ cung cấp cho Kiev các hệ thống radar, các máy bay do thám không người lái hay tên lửa thì nhiều người Mỹ vẫn không tin vào sự thay đổi cán cân lực lượng ngay lập tức ở miền Đông Ukraine.
Ông Michael McFaul, người hồi năm ngoái đã từ nhiệm vị trí Đại sứ Mỹ tại Moskva, trả lời phỏng vấn trên chương trình "Gặp gỡ báo chí" của kênh truyền hình NBC rằng Tổng thống Obama sẽ hỗ trợ vũ khí cho Ukraine song cuộc khủng hoảng Đông-Tây sẽ kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm nữa. Ông McFaul nói: "Tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu le lói nào về một giải pháp triệt để trong ngắn hạn cho cuộc xung đột này".
Ông Yudzin Rumer, từng là sĩ quan tình báo hoạt động tại Nga và địa bàn Âu-Á, nói rằng vũ khí sẽ không thể giúp Ukraine giành chiến thắng trong "một sớm một chiều". Theo viên sĩ quan này, cuộc nội chiến sẽ còn kéo dài. Và việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ không thể giải quyết được vấn đề.
Cựu điệp viên này khẳng định: "Vũ khí không thể cản được ông Putin. Mỹ cũng không thể cung cấp đủ vũ khí cho quân chính phủ (Ukraine), và điều đó còn hết sức nguy hiểm".
Điều khiến ông Obama lo sợ có lẽ là phản ứng không thể lường trước của nhà lãnh đạo Nga Putin.
Điều khiến ông Obama lo sợ có lẽ là phản ứng không thể lường trước của nhà lãnh đạo Nga Putin.
Giới phân tích Mỹ cũng bày tỏ lo ngại trước phản ứng của Tổng thống Nga Putin khi lên tiếng cảnh báo rất có thể Nga sẽ mượn cớ bảo vệ các dân tộc thiểu số của Nga, ví dụ, các dân tộc sống ở vùng Baltic, để kích động một cuộc xung đột trực tiếp với NATO.
Chuyên gia Sean Kay, chuyên về Nga và NATO tại Trường Đại học Tổng hợp Ohio, cho rằng ông Putin có thể nhanh chóng tăng viện trợ cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine để giành thắng lợi trên chiến trường.
Theo ông này, nếu Mỹ can thiệp vào miền Đông Ukraine, sẽ phải mất từ sáu tháng đến một năm mới có thể tác động đáng kể đến tình hình tại đây. Theo đó, "nếu Mỹ đưa vũ khí vào Ukraine, ông Putin sẽ rất nhanh chóng nhận ra và có thể có những hành động quyết liệt hơn, trước hết trong việc trang bị vũ khí cho miền Đông, và điều đó sẽ trở nên hết sức tồi tệ”.
Đông Triều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét