CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Liệu có thể “tái khởi động” quan hệ Nga- Mỹ?

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ Nga- phương Tây, mà cụ thể là Nga- Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Hơn 4 năm sau khi Chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra ý tưởng “tái khởi động” quan hệ Nga - Mỹ và sau đó đây được coi là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2, ý tưởng này vẫn giậm chân tại chỗ và thậm chí có thể nói là xấu hơn rất nhiều, minh chứng rõ nhất là sự lạnh nhạt trong quan hệ giữa Nga - Mỹ hiện nay. 
Năm 2010, trong chuyến thăm Nga, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton đã trao cho người đồng nhiệm Nga một cái nút màu đỏ có ghi chữ "tái khởi động", thể hiện quyết tâm xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa hai cường quốc. Tuy nhiên thời gian từ đó đến nay, thế giới chứng kiến nhiều sự kiện cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang theo chiều đi xuống. 
Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Obama vẫn luôn "lạnh nhạt" với nhau trong các cuộc gặp (Ảnh AP)
Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ Nga- phương Tây, mà cụ thể là Nga- Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do những xung đột về lập trường và tranh giành ảnh hưởng. 
Bất chấp việc Nga nhiều lần bác bỏ, Mỹ và các đồng minh châu Âu vẫn không ngừng cáo buộc Nga hậu thuẫn cho các lực lượng đối lập nhằm gây bất ổn cho Ukraine và tìm cách lôi kéo nhiều nước khác vào cuộc đua tranh giành ảnh hưởng này. 
Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa khẳng định quyết tâm gia tăng sức ép với Nga: “Đối đầu quân sự với Nga liên quan tới vấn đề Ukraine sẽ không mang lại hiệu quả, song chúng ta có thể tiếp tục hỗ trợ Ukraine tăng cường khả năng kiểm soát lãnh thổ, cũng như duy trì các sức ép về kinh tế và ngoại giao đối với Nga. Và điều quan trọng hơn cả là đảm bảo rằng chúng ta vẫn tiếp tục cung cấp những hỗ trợ mà Ukraine cần để vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn chuyển tiếp và hỗ trợ quân sự Ukraine với các trang thiết bị cơ bản”. 
Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, thách thức hiện nay lớn đến mức mà những bước đi hiện nay của Mỹ và phương Tây chỉ càng tạo cơ hội cho Nga đạt được một chỗ đứng bền vững hơn trong cộng đồng quốc tế, mà nước này vốn vẫn được coi là đóng một vai trò chính yếu. 
Bởi trong một thế giới đa cực như hiện nay, Nga vẫn là tác nhân hàng đầu và vẫn giữ được các mối quan hệ ưu tiên cả với các nước Trung Đông và một số quốc gia mới nổi tại Mỹ Latin. 
Theo phó Thủ tướng Slovakia Miroslav Lajcak, đối với một số người, chúng ta đang ở bình minh của một kỷ nguyên mới mà họ gọi là “ hậu Chiến tranh Lạnh”. 
Trong khi nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về kỷ nguyên mới này như con đường đi tới hay vị trí của Nga và các nước, thì Mỹ và phương Tây vẫn không ngừng tìm cách gia tăng sức ép với Nga thông qua các lệnh trừng phạt nhằm làm cho đồng Rúp của Nga trở nên mất giá trị và làm cho các nhà đầu tư tháo chạy, từ đó làm gia tăng các tư tưởng chống chính quyền. 
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây đã sai lầm khi cho rằng là mình khôn ngoan khi chấp nhận chờ đợi các lệnh trừng phạt phát huy tác đụng nào đó. 
Thế khó thực sự hiện này là làm sao chấm dứt được cuộc xung đột tại Ukraine mà vẫn tránh được việc đẩy quan hệ với Nga vào thế đối đầu hơn nữa.  
Phát biểu trong chuyến thăm Washington hồi cuối tháng 1 vừa qua, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách về an ninh và đối ngoại Federica Mogherini  khẳng định, chính sách của Liên minh châu Âu không thừa nhận việc Nga sáp nhập Crimea vẫn không thay đổi, song thừa nhận sẽ là ngây thơ khi khi tin rằng có thể làm lung lay ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế, cũng như những mối liên hệ chặt chẽ giữa Nga và phương Tây. 
Giới quan sát cho rằng, quan hệ giữa Nga và phương Tây hay Nga và Mỹ đang ở trong một trong những khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử quan hệ song phương. 
Dù vậy, mối quan hệ giữa hai bên không vì thế mà quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bởi cả Nga và Mỹ đã cùng nhận thức về trách nhiệm đối với những vấn đề toàn cầu.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev mới đây cũng cho rằng, việc tái khởi động quan hệ Nga-Mỹ là điều không thể nếu Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục cách làm như hiện nay, vẫn duy trì những biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bên lề Hội nghị an ninh Munich cuối tuần tới. Tuy nhiên, như một dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai bên là không dễ hóa giải khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki ngày 1/2 đã bác bỏ những thông tin được đăng tải trên nhật báo Nga Kommersan trong đó đề cập chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ ngay sau chuyến thăm Ukraine vào tuần tới./.
Thu Hoài/VOV- Trung tâm Tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét