Hình ảnh tàu chấp pháp Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa
Những hình ảnh chưa từng được công bố
Bộ phim tài liệu truyền hình gồm 8 phần “Hành trình trên Biển Đông” (tựa đề tiếng Anh “Journey on the South China Sea”) trước đó đã được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV 4 phát sóng từ ngày 24 đến ngày 31-12-2013. Bộ phim dài hơn 3 tiếng đã ghi lại chuyến đi mà phóng viên CCTV tận mắt chứng kiến khi tham gia cùng lực lượng hải giám, hải cảnh, ngư dân và các chuyên gia hàng hải tại Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc đang bị Mỹ, phương Tây cũng như các nước châu Á chỉ trích về sự hung hăng trong yêu sách chủ quyền.
Trong số 8 tập phim, bộ phim được mở màn tập 1 bằng tiếng reo “Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham là đây!” của phóng viên Trung Quốc, ngay phía sau là quốc kỳ của Trung Quốc được giương lên trên bãi cạn tranh chấp chủ quyền mà phía Philippines gọi là bãi cạn Scarborough. Cùng với đó là hình ảnh các thủy thủ Trung Quốc thực hiện nghi lễ chào cờ trên boong tàu để thể hiện sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi ngầm James - khu vực chỉ cách bờ biển gần nhất của Malaysia khoảng 80 km.
Đáng chú ý, các nhà làm phim Trung Quốc dành tới 3 phần (phần 5-6-7) để mô tả vùng biển tranh chấp như một khu vực trọng điểm ảnh hưởng tới an ninh, nguồn tài nguyên then chốt cung cấp thực phẩm và nhiên liệu của Trung Quốc. Trong phim còn có đoạn một số chuyên gia Trung Quốc ngang nhiên bày ra những tài liệu mà họ gọi “bản đồ cổ” để biện minh cho tuyên bố chủ quyền bao trọn cả Biển Đông. Một đoạn khác cho thấy cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc xây dựng phi pháp từ năm 2012 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thay vì sự quan ngại của các nước về cách hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc sẽ đe dọa tự do hàng hải trong khu vực, thì Trung Quốc lại tự tô vẽ mình như là “thiên thần giám hộ” của vùng biển tranh chấp. Theo bộ phim này, từ năm 2007 đến năm 2012, tuần tra Trung Quốc đã cứu 18.000 người, trong đó có các thủy thủ nước ngoài.
Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, tập 8 của “Hành trình trên Biển Đông” gửi một thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ không ngần ngại hành động khi “lợi ích bị đe dọa”. Bộ phim này đã phát đi hình ảnh vụ đụng độ năm 2007, trong đó Trung Quốc đã ra lệnh cho một tàu chấp pháp của nước này đâm thẳng vào một tàu Việt Nam ở ngay giữa vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
“Thông điệp lạnh” và chiêu bài “mị dân”
Giáo sư Carl Thayer, người Australia, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, cho rằng bộ phim tài liệu này của Trung Quốc rõ ràng được dựng lên để kích động chủ nghĩa dân tộc trong người dân Trung Quốc khi tuyên truyền về việc bảo vệ khu vực biển đảo ngoài khơi đảo Hải Nam mà nước này tự nhận là của mình. “Là một bộ phim Trung Quốc, nhưng lại kèm theo phụ đề tiếng Anh, cho thấy mục tiêu chính của nó không chỉ có người Trung Quốc mà còn như một lời cảnh cáo đối với các nước cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thông điệp lạnh đến các nước khác rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực, chẳng hạn như đâm va để thực thi “quyền chủ quyền” của nước này” - GS.Thayer nhận định với hãng tin GMA News Online của Philippines.
“Chính từ bộ phim này hiện lên các bằng chứng cho thấy Hải cảnh Trung Quốc đưa vào áp dụng chiến thuật dùng tàu đâm tàu”, GS. Thayer nói. Giáo sư còn chỉ ra, để thể hiện sức mạnh và hỏa lực, các nhà làm phim đã ghi lại hình ảnh lực lượng hải giám Trung Quốc trên boong tàu, chĩa súng trường về phía mục tiêu giả định trong một cuộc tập trận. Mặc dù không có màn phô trương sức mạnh nhưng nội dung trên phản ánh chiến lược của Trung Quốc trong việc đưa lực lượng bán quân sự lên tuyến đầu ở Biển Đông thay vì đưa quân đội ra để tránh quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh có lý do can thiệp quân sự vào khu vực.
Đồng quan điểm, trên trang tin Rappler, chuyên gia Jay Batongbacal - Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật Biển (ĐH Philippines) cho rằng mục đích chính của Trung Quốc trong bộ phim này không gì khác ngoài “chiêu bài mị dân”, nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân trong nước đối với chính sách của Chính phủ. Chuyên gia Jay Batongbacal cũng nhận định, bộ phim cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về những hoạt động mờ ám của Trung Quốc, nhằm thực hiện hóa yêu sách chủ quyền ở vùng biển chiến lược - Biển Đông, trong đó có việc bí mật theo dõi các nước có tranh chấp, từng bước sử dụng lực lượng vũ trang để ngăn chặn những quốc gia phản đối kịch liệt yêu sách bành trướng hiện nay của Bắc Kinh.
Bộ phim tài liệu truyền hình gồm 8 phần “Hành trình trên Biển Đông” (tựa đề tiếng Anh “Journey on the South China Sea”) trước đó đã được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV 4 phát sóng từ ngày 24 đến ngày 31-12-2013. Bộ phim dài hơn 3 tiếng đã ghi lại chuyến đi mà phóng viên CCTV tận mắt chứng kiến khi tham gia cùng lực lượng hải giám, hải cảnh, ngư dân và các chuyên gia hàng hải tại Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc đang bị Mỹ, phương Tây cũng như các nước châu Á chỉ trích về sự hung hăng trong yêu sách chủ quyền.
Trong số 8 tập phim, bộ phim được mở màn tập 1 bằng tiếng reo “Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham là đây!” của phóng viên Trung Quốc, ngay phía sau là quốc kỳ của Trung Quốc được giương lên trên bãi cạn tranh chấp chủ quyền mà phía Philippines gọi là bãi cạn Scarborough. Cùng với đó là hình ảnh các thủy thủ Trung Quốc thực hiện nghi lễ chào cờ trên boong tàu để thể hiện sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi ngầm James - khu vực chỉ cách bờ biển gần nhất của Malaysia khoảng 80 km.
Đáng chú ý, các nhà làm phim Trung Quốc dành tới 3 phần (phần 5-6-7) để mô tả vùng biển tranh chấp như một khu vực trọng điểm ảnh hưởng tới an ninh, nguồn tài nguyên then chốt cung cấp thực phẩm và nhiên liệu của Trung Quốc. Trong phim còn có đoạn một số chuyên gia Trung Quốc ngang nhiên bày ra những tài liệu mà họ gọi “bản đồ cổ” để biện minh cho tuyên bố chủ quyền bao trọn cả Biển Đông. Một đoạn khác cho thấy cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc xây dựng phi pháp từ năm 2012 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thay vì sự quan ngại của các nước về cách hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc sẽ đe dọa tự do hàng hải trong khu vực, thì Trung Quốc lại tự tô vẽ mình như là “thiên thần giám hộ” của vùng biển tranh chấp. Theo bộ phim này, từ năm 2007 đến năm 2012, tuần tra Trung Quốc đã cứu 18.000 người, trong đó có các thủy thủ nước ngoài.
Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, tập 8 của “Hành trình trên Biển Đông” gửi một thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ không ngần ngại hành động khi “lợi ích bị đe dọa”. Bộ phim này đã phát đi hình ảnh vụ đụng độ năm 2007, trong đó Trung Quốc đã ra lệnh cho một tàu chấp pháp của nước này đâm thẳng vào một tàu Việt Nam ở ngay giữa vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
“Thông điệp lạnh” và chiêu bài “mị dân”
Giáo sư Carl Thayer, người Australia, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, cho rằng bộ phim tài liệu này của Trung Quốc rõ ràng được dựng lên để kích động chủ nghĩa dân tộc trong người dân Trung Quốc khi tuyên truyền về việc bảo vệ khu vực biển đảo ngoài khơi đảo Hải Nam mà nước này tự nhận là của mình. “Là một bộ phim Trung Quốc, nhưng lại kèm theo phụ đề tiếng Anh, cho thấy mục tiêu chính của nó không chỉ có người Trung Quốc mà còn như một lời cảnh cáo đối với các nước cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thông điệp lạnh đến các nước khác rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực, chẳng hạn như đâm va để thực thi “quyền chủ quyền” của nước này” - GS.Thayer nhận định với hãng tin GMA News Online của Philippines.
“Chính từ bộ phim này hiện lên các bằng chứng cho thấy Hải cảnh Trung Quốc đưa vào áp dụng chiến thuật dùng tàu đâm tàu”, GS. Thayer nói. Giáo sư còn chỉ ra, để thể hiện sức mạnh và hỏa lực, các nhà làm phim đã ghi lại hình ảnh lực lượng hải giám Trung Quốc trên boong tàu, chĩa súng trường về phía mục tiêu giả định trong một cuộc tập trận. Mặc dù không có màn phô trương sức mạnh nhưng nội dung trên phản ánh chiến lược của Trung Quốc trong việc đưa lực lượng bán quân sự lên tuyến đầu ở Biển Đông thay vì đưa quân đội ra để tránh quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh có lý do can thiệp quân sự vào khu vực.
Đồng quan điểm, trên trang tin Rappler, chuyên gia Jay Batongbacal - Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật Biển (ĐH Philippines) cho rằng mục đích chính của Trung Quốc trong bộ phim này không gì khác ngoài “chiêu bài mị dân”, nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân trong nước đối với chính sách của Chính phủ. Chuyên gia Jay Batongbacal cũng nhận định, bộ phim cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về những hoạt động mờ ám của Trung Quốc, nhằm thực hiện hóa yêu sách chủ quyền ở vùng biển chiến lược - Biển Đông, trong đó có việc bí mật theo dõi các nước có tranh chấp, từng bước sử dụng lực lượng vũ trang để ngăn chặn những quốc gia phản đối kịch liệt yêu sách bành trướng hiện nay của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét