CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Lịch sử cần được nhìn nhận một cách trung thực

QĐND - Trong bài viết với nhan đề “China’s false memory syndrome” (Tạm dịch: Hội chứng ký ức hư cấu của Trung Quốc), đăng trên Tạp chí Prospect của Anh, tác giả B.Hay-tơn (Bill Hayton) khẳng định cả Trung Quốc đã bị “ru ngủ” bởi thông tin sai lệch khi cho rằng, chính người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các đảo ở Biển Đông. Tác giả cũng chỉ ra rằng, chìa khóa cho một tương lai hòa bình ở châu Á chính là phải nhìn nhận lịch sử một cách trung thực. Xin giới thiệu với độc giả nội dung chính bài viết này.
Bản đồ "đường 10 đoạn" của Trung Quốc mới vẽ lại- phát hành
Các nước châu Á đã quan ngại trước tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm va tàu Việt Nam, cản trở các hoạt động khảo sát dầu khí của Ma-lai-xi-a và đe dọa các tàu làm nhiệm vụ bảo vệ ngư trường quốc gia của In-đô-nê-xi-a. Căn nguyên của tình trạng này xuất phát từ cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi” đối với 80% diện tích Biển Đông. Vấn đề ở đây là không có bằng chứng xác thực nào ủng hộ cho tuyên bố trên. Vậy nhưng chính cái sự hư cấu đó lại đe dọa tới hòa bình và an ninh tại châu Á, với những hệ lụy tác động đến toàn cầu.
Có hai nhóm “đảo” chính ở Biển Đông. Chỉ một số rất ít là đảo thực sự, phần lớn chỉ là rạn san hô, bãi cát hoặc bãi đá. Đa số những “đảo” hoang vắng này đều có tên tiếng Anh, thường do các tàu và thủy thủ vẽ bản đồ các “đảo” này đặt tên. Ví dụ, Richard Spratly, một thuyền trưởng tàu săn cá voi, đã phát hiện quần đảo Trường Sa (Spratly) vào năm 1843, tên tàu HMS Iroquois cũng được đặt cho Iroquois Reef (Đá Khúc Giác) khi tiến hành công việc khảo sát trong những năm 20 đầu thế kỷ XX… Khi một ủy ban của chính quyền Trung Quốc lần đầu đặt tên tiếng Trung cho các đảo vào năm 1935, mọi việc họ làm chỉ là dịch hoặc phiên âm các tên tiếng Anh sẵn có. Ví dụ, ở quần đảo Hoàng Sa, Antelope Reef (Hải Sâm) trở thành Líng Yang  (từ tiếng Trung nghĩa là Linh Dương) và ở quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa (Spratly Island) trở thành Si-ba-la-tuo (phiên âm từ tên tiếng Anh).
Ủy ban này chỉ việc sao y các bản đồ, kể cả các sai sót. Các tên này sau đó được chỉnh sửa lại hai lần. Bãi cạn Scarborough, được đặt tên theo tên một con tàu của Anh vào năm 1748, lúc đầu được phiên âm là Si ge ba luo vào năm 1935, sau đó được chính quyền Trung Hoa Dân quốc đổi tên thành Min’zhu Jiao (Democracy Reef) vào năm 1947 và sau đó được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt tên ít nhạy cảm chính trị hơn là Huangyan (Hoàng Nham-bãi đá vàng) vào năm 1983.
Ngày nay, cách biện hộ chính thức về chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc tại Biển Đông bắt đầu bằng cụm từ “người Trung Quốc là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo Nam Sa (Trường Sa)”. Trên thực tế, “người Trung Quốc” chỉ sao chép các tên này từ người Anh. Ngay cả từ “Nam Sa” (có nghĩa là “bãi cát phía Nam”) cũng “chạy vòng quanh” trên các bản đồ Trung Quốc. Năm 1935, tên này đã được sử dụng để mô tả các khu vực biển nông có tên tiếng Anh là “Macclesfield Bank” (tên một tàu khác của Anh). Năm 1947, tên Nam Sa được chuyển về phía Nam trên các bản đồ Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa.
Chưa một quan chức chính quyền Trung Quốc từng đặt chân lên bất kỳ đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa trước ngày 12-12-1946, thời điểm Anh và Pháp đều đã đưa ra các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này. Vài thập niên trước đó, một phái đoàn cấp tỉnh của Trung Quốc đã đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 6-6-1909-có vẻ như là một cuộc thị sát trong ngày, nhờ sự dẫn đường của hai thuyền trưởng Đức. Từ đó trở đi, các nhà địa lý Trung Quốc bắt đầu vẽ những bản đồ cho công chúng Trung Quốc thấy các nước đế quốc đã xâu xé lãnh thổ Trung Quốc tới mức nào. Những bản đồ này cho rằng lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc gồm tất cả các nước láng giềng trước kia đã từng triều cống cho hoàng đế Trung Hoa, từ bán đảo Triều Tiên, nhiều vùng rộng lớn của Nga, Trung Á, Hi-ma-lay-a, cho đến nhiều vùng thuộc Đông Nam Á. Trên những bản đồ này đã xuất hiện những đường kẻ cho thấy sự đối lập lớn giữa một lãnh thổ rộng lớn của đế chế Trung Hoa trước kia với một diện tích đất nước đã bị thu nhỏ đáng kể. Điều tai hại là sau khi một ủy ban chính thức của Chính phủ Trung Quốc đổi tên các đảo tại Biển Đông, một trong những đường vẽ này đã được vẽ ra vòng quanh Biển Đông mà giờ đây được gọi là “đường chữ U” hoặc “đường lưỡi bò”, nuốt trọn 80% diện tích Biển Đông và tất cả các đảo bên trong nó. Sự cố bản đồ đó, dựa trên việc diễn dịch sai lịch sử Đông Nam Á, lại là cơ sở cho yêu sách chủ quyền hiện tại của Trung Quốc.
Chìa khóa cho một tương lai hòa bình ở châu Á nằm trong việc phải nhìn nhận quá khứ một cách trung thực./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét