Tin từ ASEAN cho biết tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 vào tháng 8 tới các ngoại trưởng sẽ thảo luận về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tình hình biển đông sáng 23/7
Về tranh chấp ở Biển Đông, dự thảo tuyên bố chung nêu rõ: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại về diễn biến hiện nay ở Biển Đông và tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khu vực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình thông qua tham vấn và đối thoại hữu nghị phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận rộng rãi, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".
Tàu TQ bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Liên quan tới Biển Hoa Đông, một nguồn tin dẫn dự thảo tuyên bố chung có đoạn viết: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại trước những căng thẳng gần đây trên Biển Hoa Đông, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải theo cách thức hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay qua khu vực, đồng thời kêu gọi các bên tránh hành động đơn phương có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và thay đổi hiện trạng".
Theo hãng tin Kyodo, Myanmar có kế hoạch đăng cai một loạt hội nghị ASEAN và Đông Á từ ngày 8-10/8 tới, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - hội nghị đề cập đến vấn đề an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với sự tham dự của 27 quốc gia, trong đó có Mỹ và Triều Tiên.
Chính quyền Bắc Kinh luôn nguỵ biện trước tình hình biển Đông căng thẳng,Trung Quốc rút giàn khoan là nước cờc nguy hiểm
Theo những thông tin gần đây trên báo chí, chính quyền Bắc Kinh thường xuyên lên tiếng biện minh cho hành động Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, lý do chính cho sự kiện này là do phía Trung Quốc đã thu thập đủ thông tin cần thiết, tránh bão Rammasun và bởi áp chính trị - ngoại giao từ Mỹ. Tuy nhiên, giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Úc – cho rằng, Trung Quốc rút giàn khoan còn nhằm ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Giáo sư Carl Thayer khẳng định, hành động rút giàn khoan 981 của Trung Quốc là do Bắc Kinh muốn ngăn chặn mối quan hệ với láng giềng tồi tệ đến mức Việt Nam không chỉ quyết định sử dụng hành động pháp lý chống lại các hành động gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc mà còn đẩy Việt Nam tới chỗ gắn kết chặt chẽ với Mỹ.
Tình hình Biển Đông đã bớt căng thẳng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan.
Được biết, ngay sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực Biển Đông Việt Nam, Việt Nam đã thực hiện 1 chính sách ngoại giao hòa giải và yêu cầu kích hoạt ngay lập tức các đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước. Khi yêu cầu này bị từ chối, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Trung Quốc yêu cầu đối thoại.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay Việt Nam đã thực hiện ít nhất 30 lần nỗ lực để đối thoại với Trung Quốc, nhưng đến 31/5, tức 1 tháng kể từ ngày Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh vẫn không trả lời.
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam hiện phải đối mặt với khả năng Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan và hạm đội tàu hộ tống quay trở lại. Thậm chí nếu quyết định khởi kiện, Bắc Kinh sẽ áp đặt các "đòn trừng phạt". Tuy nhiên, Việt Nam không làm gì không có nghĩa là Trung Quốc sẽ dừng lại, bởi tham vọng của Bắc Kinh bành trướng lãnh thổ, cướp tài nguyên ở Biển Đông không hề thay đổi. Do đó, tiếp tục nghe ngóng hoặc không làm gì sẽ chỉ càng đẩy Việt Nam vào thế bất lợi hơn mà thôi.
Trung Quốc thực hiện chiến lược mở rộng các bãi đá ở Biển Đông – Nước cờ nguy hiểm
Những tin tức mới đây trên báo chí đã chỉ ra, Bắc Kinh vẫn nuôi tham vọng chiếm quần đảo Trường Sa và cả Biển Đông. Bất chấp sự chỉ trích gay gắt đến từ dư luận quốc tế và chính các học giả Trung Quốc, Bắc Kinh từ chối cung cấp các thông tin chi tiết, xác thực có thể giúp loại bỏ những suy đoán cũng như làm rõ mục đích và quy mô của các hoạt động mà Trung Quốc tiến hành tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền phi lý trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc khu vực Biển Đông Việt Nam. Ảnh minh họa
Thậm chí, khi trả lời báo giới về việc cải tạo các bãi đá, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa bao gồm bãi đá Gạc Ma và vùng nước lân cận. Bất cứ công trình nào Trung Quốc xây dựng ở bãi đá Gạc Ma đều nằm trong vùng chủ quyền của Trung Quốc.” Rõ ràng, Trung Quốc không chỉ có những phát ngôn phi lý về chủ quyền biển đảo mà còn tìm mọi cách mở rộng lãnh thổ kiểm soát và làm thay đổi trật tự an ninh ở Biển Đông.
Trước tình hình này, nhiều ý kiến quan ngại việc thay đổi hiện trạng trên Biển Đông có thể thúc đẩy Trung Quốc công bố ít nhất 1 Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc này sẽ "chọc giận" nhiều nước láng giềng và các nước thành viên ASEAN, đồng thời Trung Quốc sẽ phải trả cái giá đắt hơn đó là làm xấu đi mối quan hệ vốn sẵn tồi tệ với Nhật Bản vì trước đó, Bắc Kinh đã tuyên bố ADIZ đầu tiên ở Biển Hoa Đông.
Chuyên gia đánh giá, tham vọng “bá chủ biển Đông” của Trung Quốc sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Ảnh minh họa
Thêm vào đó, tuyên bố ADIZ trên toàn bộ vùng yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đồng nghĩa với việc buộc nước này lần đầu tiên phải xác định các tọa độ địa lý chính xác của bản đồ “Đường lưỡi bò”. Và như vậy, Trung Quốc cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực do buộc phải đưa ra cơ sở cho những yêu sách của mình mà nước này vẫn từ chối đưa ra, có lẽ cũng vì chẳng có cơ sở pháp lý nào phù hợp để giải thích cho những yêu sách này. Ngoài ra, việc tuyên bố ADIZ sẽ phơi bày khả năng hạn chế của Bắc Kinh trong việc giám sát phần cực Nam của nước này, nơi vượt xa tầm với của hệ thống ra-đa và sân bay lớn của Trung Quốc trong đất liền.
Không dừng lại ở đó, hoạt động xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang ở vùng biển vốn sẵn tính nhạy cảm này. Trước nguy cơ bất ổn ở khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ phải xem xét các tác động của việc Trung Quốc xây dựng đảo theo Luật Hàng hải quốc tế. Chiến lược của Bắc Kinh dù là nhằm tăng cường một phần sự hiện diện của mình hay thúc đẩy các yêu sách đều có thể gây ra những hệ lụy khó lường. Việc này có nguy cơ làm suy yếu vai trò điều tiết của các chuẩn mực và thỏa thuận quốc tế đang có hiện nay như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét