CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Phần lớn người châu Á lo lắng về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc



QĐND - Ngày 22-7, trong một bài viết trên tờ South China Morning Post đã bình luận những động thái tại Biển Đông của Trung Quốc thời gian qua là một "thảm họa". Tờ báo cho rằng đàm phán luôn thích hợp hơn những hành động đơn phương. Theo South China Morning Post, một loạt các hành động leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông trong năm qua đã “đập vỡ” hình ảnh trên trường quốc tế của Trung Quốc. Mối quan tâm của khu vực đã được nâng cao trước các ý đồ và hoạt động phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn CNN ngày 21-7, cựu Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn (Bill Clinton) nhận định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông đã gây ra tình trạng leo thang căng thẳng với các nước láng giềng. Động thái của Trung Quốc đã khiến các nước châu Á khác cảm thấy lo ngại bởi chính sách đối ngoại ngày càng cứng rắn hơn cùng với sự tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. “Người Trung Quốc cho rằng các tranh chấp nên được giải quyết theo cách họ gọi là đàm phán song phương, nhưng các nước nhỏ hơn tin rằng họ sẽ không có cơ hội bình đẳng khi đàm phán song phương với Trung Quốc”, ông B.Clin-tơn nhấn mạnh thêm.
Cho rằng mặc dù đã “tạm rút lui” vào lúc này, tác giả C.Ri-chớt (C. Richards) trong một bài viết trên Diplomat nhận định nhiều khả năng Trung Quốc đang có “một cuộc chơi dài hạn”. Theo tác giả, Trung Quốc muốn "chứng minh rằng nước này có thể hoàn thành mục tiêu của mình, bất chấp sự phản đối từ khu vực và những cuộc đâm va gần như mỗi ngày". Cùng chung quan điểm, Giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Trường Đại học Maine của Mỹ khi trả lời phỏng vấn đài RFI cũng cho rằng, mặc dù rút giàn khoan nhưng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi.
Trong khi đó, tờ New York Times cho biết,  Mỹ từng hy vọng về một viễn cảnh mà cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ R.Dô-lích (Robert Zoellick) từng "vẽ" ra hồi năm 2005. Theo bức tranh này, Trung Quốc sẽ trở thành một "quốc gia có trách nhiệm" trong hệ thống quốc tế, hợp tác chặt chẽ nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và đưa ra các giải pháp hòa bình để giải quyết những căng thẳng mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, những hành động của Trung Quốc trong các sự kiện gần đây đã làm dấy lên mối nghi ngờ những lời cam kết về việc xây dựng hình ảnh một quốc gia hòa bình. Trung Quốc từng phớt lờ đề nghị nên tôn trọng các quy tắc quốc tế vốn ra đời để nhằm giám sát hoạt động hàng hải và ngăn chặn tình trạng tuyên bố chủ quyền đơn phương tại những vùng tranh chấp.
Chính vì những hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã “mất điểm” trên trường quốc tế, nhất là ở các nước láng giềng. Wall Street Journal dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, đa phần người dân ở nhiều nước châu Á đang lo lắng về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc và e ngại rằng Bắc Kinh có thể đẩy khu vực vào chiến tranh.
LÂM TOÀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét