Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski (trái) và Ngoại trưởng Anh Philip Hammond bên lề một cuộc họp ở Brussels cân nhắc về việc trừng phạt Nga mạnh hơn
Tuy vậy, trong các tiệm cà phê khắp Hà Lan một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga đã nổ ra.
“Chúng ta phải vạch ra một giới hạn. Chúng ta phải lên tiếng...”, nhà báo đầu bạc Meindert van der Kaaij bức xúc nói như vậy khi nhắc đến những người đã chết trên chuyến bay MH17.
Chứng kiến nhiều cuộc tranh luận diễn ra theo ngôn ngữ ngoại giao nhạt nhẽo ở Brussels, New York Times kết luận, tất cả mọi người đều nhất trí ý kiến rằng Nga là thủ phạm thực sự.
“Chúng ta có thể làm được gì?”, nêu ra câu hỏi này, Niels Romijn, một công chức tự trả lời: “Chúng ta phải nhìn thấy thực tế là không có nhiều thứ mình có thể làm được”.
Tại Brussels, các ngoại trưởng 28 thành viên Liên minh châu Âu chịu áp lực phải trưng ra quyết tâm và mục đích chung sau vụ rớt máy bay của Hãng hàng không Malaysia trên bầu trời đông Ukraine hôm thứ năm tuần trước.
Dẫu cho bất bình lan rộng, các quốc gia châu Âu vẫn tránh áp dụng các biện pháp cô lập Nga hơn nữa. Với những lý do: phụ thuộc vào dầu lửa và khí đốt của Nga, đề phòng xảy ra đối đầu trên lục địa và sống với thực tế rất gần Nga, phần lớn các lãnh đạo châu Âu đã quyết định phải sống chung với một nước Nga mới, quyết đoán hơn.
New York Times dẫn lời Marietje Schaake, một thành viên có ảnh hưởng của Quốc hội châu Âu, nói: “Gần như mọi quốc gia châu Âu đều đã tự nguyện trao quyền lực cho ông Putin, cho phép ông ta khích nước này tranh cãi với nước kia...”.
Tại cuộc gặp ở Brussels hôm thứ ba, các ngoại trưởng châu Âu thống nhất đưa ra một danh sách các mục tiêu cấm vận mới, rộng hơn, gồm cả những cá nhân và thực thể của Nga. Nhưng không có biện pháp mới nào được áp đặt. Điều này phản ánh nhiều lo sợ trong số người châu Âu rằng trừng phạt mạnh hơn sẽ gây ra các vụ trả đũa từ Nga chống lại những nước phụ thuộc vào các nguồn cung năng lượng của họ, làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của lục địa này.
Câu hỏi hóc búa cho người châu Âu không ở nơi nào thấy rõ bằng ở Hà Lan, một quốc gia nhỏ xíu có 16 triệu dân, nhưng lại là một trong những nước giàu nhất Liên minh châu Âu. Suốt hơn một thập kỷ, người Hà Lan đã ra sức củng cố các mối quan hệ gần gũi hơn với Nga, nhấn mạnh vào mối quan hệ đối tác kinh tế và thương mại ngày càng tăng.
Shell, nhà khổng lồ dầu khí Anh - Hà Lan, là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực này của Nga ở Siberia. Shell là tập đoàn lớn nhất ở Hà Lan và cổ phiếu của nó được nắm rộng rãi trong các quỹ hưu trí quốc gia. Nếu Shell mất tiền, tiền hưu của các giáo viên, công chức và nhiều người Hà Lan nữa sẽ bị mất theo.
Nhiều phân tích cho kết quả là các mối quan hệ giữa Shell và chính phủ cực kỳ gần gũi và phúc lợi của công ty này chắc chắn ảnh hưởng đến việc ra chính sách. Một người phát ngôn cho công ty này từ chối cho biết liệu Shell có cân nhắc đầu tư vào Nga sau vụ máy bay bị bắn rơi hay không. Bốn nhân viên của Shell chết trong thảm họa MH17.
Minh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét