CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Vũ khí siêu thanh bí mật của Mỹ

Một vũ khí tuyệt mật của Lầu Năm Góc buộc phải bị phá hủy sau khi rời khỏi bệ phóng 4 giây.

 Vũ khí siêu thanh bí mật của Mỹ
Hình ảnh minh họa vũ khí siêu thanh AHW của lục quân Mỹ - Ảnh: U.S Army 
Đây là một bước lùi đối với khâu cực kỳ quan trọng trong chương trình vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ, nhằm chế tạo kho vũ khí có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên bề mặt trái đất trong vòng một giờ.
Vụ thử quan trọng
Reuters dẫn thông cáo báo chí từ Lầu Năm Góc, vụ thử vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) nói trên được triển khai tại bệ phóng thuộc căn cứ Kodiak trên hòn đảo cùng tên ngoài khơi Alaska ngày 25.8. Tên lửa mang theo vũ khí tuyệt mật đã bị kích nổ một cách cố ý sau khi rời bệ phóng. “Do một vấn đề bất thường, vụ thử đã bị hủy bỏ gần bãi phóng ngay sau khi khai hỏa, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Không có bất kỳ thương vong nào trong sự cố lần này”, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
AHW là dự án hợp tác giữa Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa và vũ khí không gian với Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược thuộc lục quân, và là một phần chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) của Lầu Năm Góc. Theo dự kiến, tên lửa trong vụ thử sẽ nâng AHW lên độ cao gần rìa không gian. Sau đó, nó sẽ trượt xuống bãi thử Reagan trên đảo san hô vòng Kwajalein ở nam Thái Bình Dương với tốc độ khoảng 6.400 km/giờ. Theo tính toán, khoảng cách trên vào khoảng 6.276 km. Trong vụ thử đầu tiên năm 2011, vũ khí đạt được tốc độ khoảng Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh), tức 5.793 km/giờ.
Tên lửa mới là yếu tố chủ chốt trong chương trình PGS, nhằm tìm kiếm các vũ khí thông thường nhưng có thể tấn công ở tốc độ bội siêu thanh. Hệ thống được thiết kế để tấn công các mục tiêu khủng bố hoặc những nơi tồn trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như các tên lửa cần phải được phá hủy tức thời. Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Maureen Schumann cho hay vụ thử mới nhất tập trung vào “các công nghệ đẩy - lướt siêu thanh”, tức kỹ thuật điều khiển vũ khí lướt trong khí quyển ở tốc độ cực nhanh. Theo dự kiến, dữ liệu thu được từ sứ mệnh lần này sẽ được sử dụng để đối chiếu các vụ thử trên mặt đất, làm mẫu và mô phỏng việc triển khai của thiết bị bay siêu thanh.
Tham vọng tấn công nhanh toàn cầu
Ngoài AHW của lục quân, một hệ thống siêu thanh khác cũng được không ít quan chức quốc phòng Mỹ ưa chuộng là X-51 WaveRider, tức thiết bị bay có kích thước cỡ tên lửa hành trình, chạy động cơ phản lực tĩnh siêu âm. Bên cạnh đó, chương trình máy bay không gian X-37B cũng được xếp vào dạng vũ khí siêu thanh có thể sử dụng trong chương trình PGS. Không quân Mỹ cũng đang có dự án tàu lượn siêu thanh HTV-2 song gặp phải một số trục trặc trong quá trình phát triển.
Timothy A.Walton, cố vấn quân sự của tổ chức Alios Consulting Group, mới đây nhận định rằng vũ khí siêu thanh của lục quân đang phát triển ở tốc độ đáng nể và rất cần thiết để đánh chặn các tên lửa siêu thanh của Trung Quốc.
“Trong tương lai gần, lục quân Mỹ nên tiếp tục phát triển chương trình AHW đầy hứa hẹn và đã khá hoàn thiện”, theo nhận xét của chuyên gia Walton, người dự đoán rằng nó có thể được triển khai trên thực tế trong vòng 5 năm nữa. Ông Walton còn khẳng định AHW sẽ “đóng vai trò góp phần chủ chốt của lục quân vào chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương”.
Cuộc đua tấn công chớp nhoáng
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất phát triển vũ khí siêu thanh phục vụ chương trình tấn công chớp nhoáng toàn cầu. Cách đây 3 tuần, Trung Quốc đã tiến hành một loại vũ khí tương tự, theo báo South China Morning Post. Lần thử thứ hai của tàu trượt siêu thanh Wu-14 là một phần của hệ thống được Trung Quốc sử dụng để triển khai vũ khí hạt nhân cũng như tấn công chống tàu chiến tầm xa, theo đánh giá của các cơ quan tình báo Mỹ. Đồng thời, các nhà phân tích quân sự cho rằng Wu-14 có vẻ như là một phần phiên bản PGS của Trung Quốc. Wu-14 được ước lượng có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến Mach 10, hoặc gần 12.800 km/giờ. Cũng như lần thử nghiệm vừa qua của Mỹ, vụ thử Wu-14 đã kết thúc trong thất bại do thiết bị nổ tung ngay sau khi rời bệ phóng. Ngoài ra, trang Washington Free Beacon dẫn lời trung tướng David L.Mann cho biết Nga cũng đang có ý định tiếp cận loại vũ khí tấn công nhanh như Mỹ.
H.G
Thụy Miên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét