Hình minh họa, nguồn: Tuoitrenews. |
Tờ Defense News ngày 28/3 dẫn lời ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết, an ninh quốc gia và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam gắn liền với Biển Đông đang ẩn chứa nhiều rủi ro và tranh chấp. Một cuộc đối đầu ở Biển Đông có thể tàn phá nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong khu vực.
Phát biểu của ông Tuấn được đưa ra hôm 23/3 tại một hội nghị được tổ chức bởi trong tâm nghiên cứu IRSEM của Pháp. Nguy cơ xung đột ở Biển Đông còn ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Pháp vốn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thương mại hàng hải với châu Á, Đại sứ Pháp Christian Lechervy, phụ trách thường trực các vấn đề Thái Bình Dương cho biết.
"Căng thẳng phát sinh từ tranh chấp hàng hải lãnh thổ là một mối quan tâm sâu sắc đối với chúng tôi và các đồng minh trong khu vực. Chúng tôi phải làm việc với liên minh, đặc biệt là Mỹ và Úc", Lechervy nói. Ông Tuấn khẳng định, yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích Biển Đông đã đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam.
Đường bờ biển dài của Việt Nam nhắc đến vấn đề an ninh quốc gia, an ninh con người bắt nguồn từ sự phụ thuộc vào việc đánh bắt thủy hải sản. Chính phủ Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2025 kinh tế biển chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước. "Nếu toàn vẹn lãnh thổ không được tôn trọng, nó sẽ làm tổn thương nền kinh tế", ông Tuấn nói. Nền quốc phòng đòi hỏi chi phí rất lớn, vì vậy cần phát triển kinh tế bền vững, thịnh vượng và an ninh lâu dài.
Defense News dẫn lừi ông Tuấn cho rằng tất cả các nước Đông Nam Á đều có tâm lý chống Trung Quốc (bành trướng) khá cao và các nước trong khu vực đều được vũ trang đầy đủ. Trung Quốc đã không tham gia chiến tranh hải quân lớn kể từ năm 1949, và nếu có một cuộc xung đột nó sẽ làm tổn thương hoạt động vận tải biển của Pháp và liên minh châu Âu.
Bà Marie-Sybille de Vienne, Phó Chủ tịch về quan hệ quốc tế của viện ngôn ngữ cấp cao tại Pháp Institut National des Langues et Civilizations Orientales bình luận, Việt Nam cũng phụ thuộc thương mại với Trung Quốc với mức nhập khẩu tăng gấp đôi về giá trị trong năm 2013 so với 2009. Hàng Trung Quốc chiếm 28% của nhập khẩu và dự kiến sẽ chiếm hơn một nửa năm 2020. Đây cũng là một khó khăn trong đối phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên ông Hoàng Anh Tuấn cho rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc có thể có ích cho Việt Nam khi Mỹ thúc đẩy các đòn bẩy thương mại với Việt Nam. Còn Đại sứ Lechervy cho rằng, Việt Nam và khu vực Thái BÌnh Dương có ý nghĩa đặc biệt đối với Pháp: "Chúng tôi là một nhà sản xuất, xuất khẩu vũ khí trong khu vực. Việc bán tàu ngầm và may bay chiến đấu được kết nối trực tiếp đến Biển Đông, Hoa Đông hay khu vực Thái BÌnh Dương đang là thách thức toàn cầu".
Defense News dẫn lời ông Tuấn cho rằng, Trung Quốc là một nước rất lớn và cũng rất khó (chơi), đã từng cất quân xâm lược Việt Nam gần 20 lần trong hơn 2000 năm qua. Đó là bản chất mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Pierre Journoud đến từ chương trình Đông Nam Á của IRSEM cho rằng, bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở Biển Đông cũng có thể tác động lớn đến nền kinh tế châu Âu. Tháng 9/2013 Việt Nam và Pháp đã ký thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược. "Chúng tôi đang có hoặc nên quan tâm sâu sắc đến tình hình an ninh Việt Nam nói chung và tranh chấp hàng hải nói riêng", ông nói
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét