Phương Tây duy trì trừng phạt Nga vì vấn đề Ukraine, bất chấp Moscow đã góp phần vào việc ký kết thỏa thuận Minsk. Ảnh: TASS. |
Chủ tịch Hạ viện Nga thẳng thừng gọi các biện pháp trừng phạt của phương Tây là "tống tiền", trong khi Hy Lạp cũng lên tiếng khẳng định trừng phạt là "chính sách đường cùng".
"Các lệnh trừng phạt không có căn cứ pháp lý nào" - ông Naryshkin nói trước quốc hội Armenia - "nếu gọi tên theo đúng bản chất thì đó là tống tiền về chính trị và kinh tế.
Nhưng bọn họ (các quốc gia áp đặt trừng phạt) sẽ không thu được một kết quả nào hết".
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Sergei Naryshkin. Ảnh: TASS. |
Theo TASS, Mỹ và đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga kể từ năm ngoái, sau khi xung đột nổ ra ở miền Đông Ukraine.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây "trải rộng" từ việc cấm thị thực cho tới "cấm cửa" các công ty và ngân hàng Nga bước chân vào thị trường tài chính phương Tây.
Đòn trừng phạt của phương Tây chính là nguyên nhân chính cho sự trượt giá đồng Rúp vào cuối năm ngoái. Tuy vậy, đồng tiền của Nga đã dần phục hồi vào đầu năm 2015 và tăng trưởng 13% so với đồng Dollar và Euro.
Nền kinh tế Nga đang trên đà phục hồi khá tốt bất chấp các biện pháp trừng phạt, trong khi đồng Rúp được cho là "ít biến động hơn bất kỳ ngoại tệ nào trong số 30 đồng tiền phổ biến nhất thế giới" năm nay - theo Bloomberg.
Trừng phạt Nga là "ngõ cụt"
Trong khi đó, Hy Lạp đã thẳng thừng tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga "chỉ là một con đường cụt".
Trong cuộc phỏng vấn với TASS trước chuyến thăm Moscow vào 8/4 tới, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã nói rằng đây là cơ hội "đưa quan hệ thương mại giữa 2 nước lên một tầm cao mới".
"Theo ý kiến của tôi, chính phủ cũ của Hy Lạp đã không thể làm được gì để tránh khỏi những chính sách trừng phạt (Nga) vô nghĩa đó, trong bối cảnh căng thẳng ở Ukraine" - ông Tsipras cho hay.
"Hậu quả là lệnh cấm vận trả đũa của Nga cũng 'đánh' lên nông sản Hy Lạp và làm tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế của chúng tôi."
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ảnh: EPA.
Thủ tướng Hy Lạp chia sẻ rằng khi vừa lên nắm quyền, ông đã nhận được thông điệp từ Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk - "người gần như cho rằng Hy Lạp giữ lập trường ủng hộ trừng phạt Nga".
"Tôi gọi ông ấy (Tusk) và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini nói rằng tình hình đã thay đổi với một chính phủ khác ở Athens" - ông Tsipras nói với TASS.
"Chúng tôi không đồng ý với các lệnh trừng phạt Nga. Tôi tin rằng đó là con đường cụt."
Thủ tướng Hy Lạp nhấn mạnh cuộc chiến tranh về kinh tế "là một chính sách đường cùng".
"Tôi ủng hộ giải pháp ngoại giao và tin rằng thỏa thuận Minsk ký hôm 12/2 là một bước tiến quan trọng. Mọi nỗ lực cần được thực hiện để chấm dứt căng thẳng tại Ukraine" - Alexis Tsipras cho hay.
Ông Tsipras đã nhận được sự im lặng từ nhiều lãnh đạo châu Âu khi ông này đặt vấn đề liên minh châu Âu (EU) xem Nga như kẻ thù hay là một phần của tiến trình đối thoại và nhận thức chung.
"Về phía mình, câu trả lời của tôi rất rõ ràng: Cấu trúc an ninh mới của châu Âu cần phải bao gồm cả Nga".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét