Chiến đấu cơ F-18 trong hình cùng kiểu với hai chiếc đã hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan ngày 01/04/2015. Ảnh Reuters |
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015
Mỹ cố tình cho chiến đấu cơ đáp xuống Đài Loan?
BizLIVE - Vụ hai chiến đấu cơ F-18 của Thủy quân lục chiến Mỹ đáp xuống Đài Loan hôm 01/04/2015 – vì bất cứ lý do gì – là một sự kiện cực kỳ hiếm hoi, theo RFI.
Reuters: Quân y Nhật hỗ trợ lính tàu ngầm Việt Nam
(Tin Nóng) Nhật Bản đang tăng cường hỗ trợ Philippines và Việt Nam củng cố khả năng bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, từ cung cấp tàu tuần tra đến việc gửi bác sĩ quân y tư vấn việc đối phó chứng giảm áp cho lính tàu ngầm Việt Nam.
Nhật Bản cần 800 tên lửa Tomahawk để đối phó tên lửa Trung Quốc
(Tin Nóng) Để đối phó các cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, Nhật Bản cần ít nhất 800 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ để tấn công các tàu chiến và dàn phóng ven bờ của Trung Quốc.
Nga định hất cẳng Hạm đội 6, độc bá Địa Trung Hải?
Căn cứ quân sự ở Syria và đảo Síp, cùng với quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, Nga có thể khống chế hoàn toàn Địa Trung Hải.
Nga sẽ mở nhiều căn cứ quân sự tại Địa Trung Hải?
Trong thời gian qua, Moscow đã tăng cường quan hệ với một số nước nước thành viên Liên minh châu Âu, trong đó có Cộng hòa Síp, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi EU cùng với Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
NATO hoảng hốt trước các cuộc tập trận kiểu Nga
Với kiểu tập trung nhiều binh lực, cơ động nhanh, đột ngột, bất ngờ…thì tư tưởng tác chiến của quân đội Nga đã hiện rõ.
Trong nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, để tăng cường và nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội trong thời bình, đáp ứng với mọi tình huống…thì tập trận là một biện pháp có hiệu quả nhất mà thông qua đó, người chỉ huy kiểm tra, đánh giá sát thực nhất khả năng, sức mạnh của đơn vị mình.
Tập trận có 3 hình thức: Một là quân đội diễn tập theo các phương án tác chiến đã đề ra.
Tại sao châu Âu lại hoảng hốt, run rẩy?
Về lý luận quân sự, các nước trong khối NATO có ý nghĩ tấn công hay đe dọa tấn công vào lãnh thổ Nga bằng quân sự là sự điên rồ.
Tập trận, quốc gia nào cũng tiến hành, mang ý nghĩa chính trị và quân sự rất lớn. Về chính trị thì qua đó nó gửi đến đối phương một thông điệp gì đó như răn đe hay gây áp lực…nhưng về quân sự, trong tình thế khu vực căng thẳng, xung đột quân sự cục bộ đã xảy ra thì tập trận là một hình thức hoạt động chiến đấu (trinh sát, cài thế, điều binh bố trí lực lượng và chuyển sang trạng thái tấn công phủ đầu khi cần thiết…).
Khám phá sự “nguy hiểm” của tên lửa hành trình chống hạm từ Nga
BizLIVE - Tên lửa hành trình siêu thanh Oniks (tên gọi xuất khẩu là Yakhont) được dùng để triệt hạ tàu nổi trong điều kiện đối kháng hỏa lực và thiết bị vô tuyến điện tử, Sputnik đưa tin.
Ảnh minh họa. |
Giận Mỹ - Hàn, Triều Tiên phóng 4 tên lửa tầm ngắn
BizLIVE - Quân đội Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã phóng 4 tên lửa tầm ngắn vào vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây, trong sự cố được coi là dấu hiệu mới nhất về sự giận dữ của Bình Nhưỡng đối với cuộc tập trận chung Mỹ-Nam Triều Tiên đang diễn ra, theo tin VOA.
Một người Nam Triều Tiên xem tin trên truyền hình về vụ phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên tại một nhà ga xe lửa ở Seoul, Nam Triều Tiên hôm 13/3/15. Ảnh AP |
Người dân vùng ly khai Lugansk được cấp hộ chiếu
Vùng lãnh thổ do quân ly khai Lugansk, hay còn gọi là Nhà nước Cộng hòa Lugansk tự xưng, ngày càng trở nên giống một quốc gia hơn. Họ đã có quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và một cơ quan trung ương.
Hội đồng Cấp cao của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng đã áp dụng một quy chế mới về việc cấp hộ chiếu cho người dân.
Theo hãng tin chính thức của quân ly khai Lugansk, quy chế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 21/4 và để có một hộ chiếu, người dân trong khu vực phải trên 16 tuổi và sẽ chỉ được cấp cho những người đã đăng ký định cư trong khu vực Lugansk lâu năm..
Người dân Lugansk sắp có hộ chiếu mới, cấp vào tháng 4 này. |
Gorbachev: Mỹ không thể làm bá chủ thế giới
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tin rằng những nỗ lực của Mỹ để trở thành bá chủ thế giới đều vô ích, giống như bất kỳ thế lực nào đã có ý định thực thi ý đồ bành trướng toàn cầu trước đây.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới đang toàn cầu hóa và Mỹ đang định trở thành “con sói cô độc”, một mình tiến hành những hoạt động của riêng mình. Tất cả đều đã thất bại và sụp đổ, nhưng họ lại làm lại lần nữa”, ông Gorbachev trả lời trong một buổi phỏng vấn với truyền hình Nga. Ông nhấn mạnh rằng, ý đồ của Mỹ cũng giống như bất kỳ thế lực nào trong quá khứ “đã từng thất bại khi mong muốn trở thành bá chủ thế giới”.
“Chúng ta nên nghĩ về việc làm thế nào để cùng nhau tồn tại trong thế giới khó khăn nhưng độc nhất vô nhị này”, ông Gorbachev bày tỏ ý kiến.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. |
Thủ tướng Ukraine bị yêu cầu từ chức
(PLO) - Báo Nga Sputnik News hôm 3-4 đưa tin, Sergei Kaplin đại diện của Đảng cầm quyền Petro Poroshenko cho biết vị thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk sẽ phải từ chức trong tuần tới thông qua một cuộc bỏ phiếu sau khi thiết lập hội đồng điều tra chống tham nhũng tạm thời.
Được biết yêu cầu này được đưa ra bởi các nhà lập pháp của quốc hội Ukraine Verkhovna Rada.
Hội đồng điều tra chống tham nhũng tạm thời này sẽ điều tra những tuyên bố của cựu quan chức Nikolai Gordienko, trước đây đã cáo buộc thủ tướng Yatsenyuk tham nhũng.
Ông Gordienko là người đứng đầu ban thanh tra tài chính quốc gia. Thủ tướng Yatsenyuk đã cách chức ông Gordienko bởi ông tham gia quá tích cực vào công cuộc điều tra chống tham nhũng.
Vì sao ông Putin ‘mạnh tay’ đến thế với EU ở Ukraine?
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. |
Mỹ quăng "lưới đồng minh châu Á”, trói “giấc mơ Trung Hoa”?
Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang thực hiện những chiến lược riêng để giành quyền bá chủ châu Á, dẫn đến một cuộc xung đột hết sức gay gắt.
- Báo Trung Quốc 'ghét' truyền thông Mỹ nói về Biển Đông
- Liên minh Mỹ-Nhật và bài toán kiềm chế Trung Quốc
Giấc mơ Trung Hoa về “một vành đai một con đường”
Chỉ sau hơn một tháng kể từ khi Tổng thống Mỹ Obama một lần nữa khẳng định chính sách “Tái cân bằng” mà trọng tâm là “xoay trục về châu Á”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay lập tức đã đưa ra ý tưởng “một vành đai một con đường”.
Cả hai nhà lãnh đạo đều đang triển khai một cách quyết liệt những sách lược nhằm thâu tóm một châu Á đang phát triển năng động trong tay mình. Vậy ý tưởng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay chiến lược của Tổng thống Mỹ Obama sẽ chi phối châu Á?
Sử gia Mỹ vạch trần mưu đồ chống Nga của Washington
Sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton dẫn chứng loạt động thái thuộc chiến dịch của Mỹ chống Nga.
- Nga xây dựng kinh tế tự chủ:Cơ hội từ Mỹ, phương Tây
- Nga dùng năng lượng giúp EU rời con thuyền đắm Ukraine
Cụ thể, ngày 3/4, sử gia Steven Cohen cho rằng, những phát ngôn như của Tư lệnh Wesley Clar nằm trong chiến dịch chống Nga có ý thức của chính quyền Mỹ.
Ông Cohen nói như trên khi bình luận về phát biểu của cựu Tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Wesley Clark, Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington (Mỹ) với chủ trương theo đường lối của "phe hiếu chiến" khi tuyên bố cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương ngay cho Ukraine nhằm kiếm chế một "nước Nga hung hăng".
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Mỹ vẽ đường cho... Nga bay
Nga sẽ bán cho Iran một loạt hệ thống vũ khí hiện đại nếu như các lệnh trừng phạt, cấm buôn bán vũ khí được gỡ bỏ
Các lãnh đạo đến từ Iran và nhóm P5+1 đã thống nhất một thoả thuận khung đối với chương trình hạt nhân Iran vào hôm 2/4 vừa qua.
Trong đó, Iran chấp nhận hạn chế các cơ sở hạt nhân ít nhất trong một thập kỉ tới và đồng cho các giám sát viên kiểm tra hoạt động này. Đổi lại, tất cả các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ phải được gỡ bỏ.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đề xuất Liên Hợp Quốc bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Tehran.
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015
Phương Tây phải thừa nhận không có lính Nga ở Đông Ukraine
Đại sứ Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Andrey Kelin ngày 3/4 cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây và chính quyền Kiev phải thừa nhận thực tế là không có binh lính Nga nào hiện diện ở miền Đông Ukraine.
Thành viên phái bộ OSCE điều tra mảnh đạn pháo gần làng Shirokino, thành phố cảng Mariupol, Ukraine ngày 30/3. Ảnh: AFP/ TTXVN
|
Ukraine "sẵn sàng buông súng", ông Putin được dân Nga tung hô
Quân đội chính phủ Ukraine sẵn sàng buông súng ngừng bắn, Tổng thống Nga Putin được ủng hộ, hộp đen thứ 2 của máy bay Airbus A320 rơi ở Pháp đã được tìm thấy...
Quân đội Ukraine tại miền Đông. |
Chuyện ít biết về Bộ trưởng 'ngoại quốc' trong chính phủ Ukraine
Aivaras Abromavicius được coi là nhân tố mới trên chính trường Ukraine đầy biến động. Dù có thâm niên đáng nể trong ngành tài chính, nhưng với việc được bổ nhiệm trở thành Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, một con đường dài nhiều ngã rẽ với doanh nhân sinh ra tại Lithuania này.
Những con sóng ngầm dữ dội khiến Ukraine chao đảo
TPO - Cuộc chiến đẫm máu ở miền đông Ukraine đã lắng xuống. Tình trạng giao tranh, đụng độ đã giảm rõ rệt và thương vong theo đó cũng giảm mạnh. Tuy vậy, nội tại Ukraine vẫn đang bị những lớp sóng ngầm xô đẩy khiến hòa bình mong manh của quốc gia này luôn bị đe dọa.
Giám sát viên OSCE trong làng, quân Ukraine thẳng tay khai hỏa
Một chiếc xe của OSCE ở miền Đông Ukraine. Ảnh: TASS. |
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân tại 3 điểm nóng
TP - Tổng thống Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu căng thẳng ở khu vực Baltic cũng như xung đột tại miền đông Ukraine leo thang vượt tầm kiểm soát hoặc bán đảo Crimea bị giành lại, báo Anh Daily Mail ngày 2/4 đưa tin.
NATO ớn lạnh vì cảnh báo của Nga
Nga cho rằng, việc NATO tăng cường sự hiện diện và sức mạnh quân sự ở Đông Âu là hành động nguy hiểm chưa từng có. Vì thế, Nga đã tung ra lời cảnh báo cũng sắc lạnh chưa từng có.
Ảnh minh họa
|
Nghi can giết Boris Nemtsov tiếp tục “vu cáo” chính quyền Moscow?
(Công lý) - Ngày 01/4 vừa qua, nghi can người Chechnya trong vụ ám sát lãnh tụ đảng đối lập Nga đã phản cung trước tòa rằng hắn bị “đánh đập, bị ép phải nhận tội”.
Vụ ám sát cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov vào giữa đêm 27/02 đã trở thành một sự kiện gây chấn động trên toàn thế giới, sau khi ông bị bắn bốn phát đạn vào lưng trên cây cầu Bolshoy Moskvoretsky.
Vụ án mạng diễn ra vào đúng thời điểm nhạy cảm, trước khi diễn ra cuộc biểu tình do ông dẫn đầu nhằm phản đối Tổng thống Vladimir Putin có vài ngày; và sau đó là “sự biến mất vô cùng bí ẩn” của ông chủ Điện Kremlin trong 10 ngày trời mà không hề có một lời giải thích khi… tái xuất.
Thủ phạm và động cơ thực sự của vụ ám sát lãnh tụ đảng đối lập Nga Boris Nemtsov vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Nga: NATO đang thực hiện hành động nguy hiểm chưa từng có ở Đông Âu
ANTĐ - Vào hôm 2-4, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng chỉ trích việc NATO xây dựng quân đội ở Đông Âu là hành động nguy hiểm chưa từng có và vi phạm những thoả thuận đang tồn tại giữa Nga và NATO.
“Việc NATO xây dựng quân đội ở Đông Âu là hành động nguy hiểm chưa từng có và vi phạm mọi thoả thuận bao gồm cả Đạo luật căn bản (Founding Act) về quan hệ Nga – NATO, vốn vẫn có hiệu lực vào thời điểm hiện tại”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nói trong một cuộc họp báo vào hôm 2-4.
Nga quan ngại về việc NATO xây dựng quân đội ở Đông Âu |
Ukraine: Các nhóm phá hoại đang chơi trò "ném đá giấu tay"
ANTĐ - Ngày 1-4, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa tự xưng Donesk (DPR) tuyên bố, đã thu được dữ liệu mật về các “nhóm phá hoại”, sẽ giả danh lực lượng ly khai tung ra những hành động khiêu khích như bắn vào các vị trí của quân Ukraine.
Các nhóm phá hoại Ukraine sẽ thực hiện những hành động khiêu khích, đổ tội cho lực lượng ly khai |
Thực hư các ngôi mộ bí mật của "lính Nga tham chiến ở Ukraine"
Mỹ lợi dụng xung đột Ukraine để thu thập tin tình báo từ Nga?
Quân đội Mỹ đang hi vọng sẽ giành được lợi ích trong cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine, đó là việc họ có thể thu thập những thông tin tình báo được xem là hữu dụng về công nghệ quân sự của Nga.
Theo tạp chí Dod Buzz, Trung tướng Ben Hodges, Chỉ huy quân đội Mỹ tại Châu Âu đã phát biểu trong một hội nghị ở Huntsville, bang Alabama (Mỹ) rằng: “Chúng tôi coi đây là cơ hội để nghiên cứu diễn biến tình hình ở Crimea và miền Đông Ukraine, nơi quân đội Ukraine bố trí radar phát hiện đạn pháo địch”.
20 tổ hợp radar phát hiện đạn pháo này là một phần của gói viện trợ 118 triệu USD mà Mỹ gửi cho Kiev.
Qua cuộc xung đột ở Ukraine, Mỹ hi vọng sẽ thu thập được những thông tin quan trọng về công nghệ quân sự của Nga. |
Trùm tài phiệt Soros: Nếu EU không nhanh chóng hành động ở Ukraine....
Tờ Japan Times dẫn lời ông George Soros, một trong những ông trùm tài chính khét tiếng phố Wall, nhận định Liên minh châu Âu (EU) phải nhanh chóng hành động ở Ukraine để tránh những hậu quả tai hại.
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã bị các bên giải quyết sai cách ngay từ đầu, do vậy đến giờ nó vẫn còn rất nhức nhối và không đi đến đâu.
Ảnh: Japan Times |
"Việt Nam nên kiên trì vừa hợp tác, vừa đấu tranh sẽ bảo vệ được lợi ích"
(GDVN) - Nguyên tắc đối ngoại "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" là một cách tiếp cận thực tế sẽ giúp người Việt "không để trứng vào cùng một giỏ".
Tàu ngầm Kilo Hải Phòng vào cảng Cam Ranh. Ảnh: VTV1/nguoiduatin.vn. |
The Diplomat ngày 31/3 đăng bài phân tích của hai học giả Nhina Le từ đại học George Mason tại Hoa Kỳ và Koh Swee Lean Collin từ trường S. Rajaratnam đại học Công nghệ Nam Dương Singapore cho rằng, với những quốc gia trở tành tâm điểm cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc như Việt Nam, chính sách đối ngoại có nguyên tắc sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm được lợi ích quốc gia của mình. Nguyên tắc đối ngoại "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" là một cách tiếp cận thực tế sẽ giúp người Việt "không để trứng vào cùng một giỏ".
Nói vấn đề vịnh Cam Ranh "gây phiền hà" quan hệ Việt - Mỹ là không đúng
Bình luận của hai học giả xoay quanh việc Washington coi các chương trình thu thập tin tức của máy bay ném bom chiến lược của Nga gần căn cứ Mỹ tại đảo Guam là "khiêu khích". Đã có quan chức Mỹ lên tiếng đề nghị Việt Nam đảm bảo Nga không thể sử dụng cảng Cam Ranh tiến hành các hoạt động mà học cho là "gây căng thẳng" trong khu vực. Moscow đã bác bỏ những lo ngại này của Washington.
Một số phương tiện truyền thông cho rằng vấn đề vịnh Cam Ranh có thể "gây phiền hà" trong quan hệ Việt - Mỹ là không đúng, hai học giả lưu ý. Đã có sự bùng nổ gần đây trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà một phần không nhỏ là do những căng thẳng với Bắc Kinh về lãnh thổ, hàng hải trên Biển Đông.
Washington cam kết nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam và để ngỏ khả năng dỡ bỏ hoàn toàn trong tương lai. Mỹ cũng đồng ý cung cấp tàu tuần tra hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực an ninh hàng hải. Việt Nam cũng được cho là đang quan tâm đến mua máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion cũ của Hoa Kỳ. Hai học giả bình luận, chắc chắn rằng mối quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển tốt đẹp, tích cực, dù hai bên có thể còn một số bất đồng.
Độc lập, không liên minh, không liên kết là lựa chọn đúng
Việt Nam đã không đi lệch khỏi chính sách đối ngoại của mình hậu Chiến tranh Lạnh được thừa nhận từ lâu, trong đó nhấn mạnh một số nguyên lý quan trọng, chẳng hạn như độc lập, không liên minh và không liên kết. Cách tiếp cận này nhấn mạnh yếu tố vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Đây cũng là tiền đề để Việt Nam thích nghi với những thay đổi về địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh. Nó cũng giúp Việt Nam rất nhiều trong sự nghiệp Đổi mới. Điều này có nghĩa, Việt Nam vừa tìm kiếm những người bạn mới, nhưng vẫn duy trì gìn giữ tình bạn truyền thống. Mối quan hệ Nga - Việt nằm ở vế thứ 2.
Từ năm 1991 Việt Nam đã thống nhất nguyên tắc đối ngoại "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Xu hướng này bắt nguồn từ thực tế rằng người Việt luôn cố gắng không để đất nước mình trở thành nơi bất cứ cường quốc nào có thể đặt căn cứ quân sự. Ví dụ trong năm 1990 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định: Vịnh Cam Ranh là một căn cứ của Việt Nam, không có gì để làm với Liên Xô. Những quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ hoàn toàn có thể truy cập vào Cam Ranh nếu họ sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa Moscow không thể biến vịnh Cam Ranh thành chỗ đứng chân quân sự của mình ở Đông Nam Á.
Tin tức về hoạt động của máy bay Il-78s của Nga không có gì mới, mặc dù truyền thông có xu hướng gắn nó với khủng hoảng Ukraine. Sự xuất hiện của một chiếc máy bay tiếp dầu có thể được coi là một phần của thỏa thuận rộng hơn, trong đó Moscow được phép truy cập và sử dụng dịch vụ tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Trong thực tế mối quan tâm của Nga về việc phục hồi quyền truy cập vịnh Cam Ranh đã xuất hiện sau khi khủng hoảng Ukraine bùng phát. Trong giai đoạn 2013-2014 khi cuộc khủng hoảng Ukraine đang cao trào, một số người bao gồm một số nghị sĩ Nga đã nói về (mong muốn) mở lại căn cứ hải quân Nga ở Cam Ranh như một phần kế hoạc tăng cường sức mạnh quân sự toàn cầu của Nga. Báo chí Nga cũng đề cập khả năng mở một trung tâm duy trì hoạt động hải quân của nước này ở Cam Ranh, nhưng cả hai nước đều đã không đặt ra vấn đề này.
Điều này là không thể đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, tất cả các nước đều có thể hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của vịnh. Và Việt Nam không có ý định để vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ quân sự của bất cứ nước nào. Nhưng các hoạt động truy cập và sử dụng dịch vụ sửa chữa vẫn được mở rộng cho tất cả tàu hàng hải và quân sự nước ngoài ở Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh trong trục cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung - Nga
Mặc dù Washington quan tâm và mong muốn tiếp cận nhiều hơn tới vịnh Cam Ranh trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, có thể người Mỹ cảm nhận được rằng Bắc Kinh sẽ trở thành ngư ông đắc lợi nếu vấn đề Cam Ranh trở thành chất xúc tác đe dọa quan hệ Việt - Mỹ.
Cả Trung Quốc và Nga đều có lợi ích chung trong một trật tự thế giới đa cực. Sự hiện diện tăng cường của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có việc máy bay quân sự Nga tiếp cận không phận đỏa Guam dường như được thiết kế để gửi 2 thông điệp đến Washington. Đầu tiên, Washington không nên can thiệp vào lợi ích của Nga ở châu Âu, đặc biệt là Đông Ukraine và các nước cựu thành viên SNG. Thứ hai, nếu Mỹ tiếp tục các hành động tăng cường hoạt động quân sự của NATO ở châu Âu, Nga có thể phản ứng bằng cách sử dụng châu Á - Thái Bình Dương như cửa sau để thực hiện chiến lược ngoại giao pháo hạm.
Mặc dù không có thỏa thuận chính thức giữa Moscow với Bắc Kinh về vai trò tiềm năng của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Biển Đông, hai nước vẫn có thể nhắm mục tiêu chung vào lợi ích của Mỹ ở khu vực nhạy cảm này. Người Trung Quốc hiện vẫn chưa có đủ điều kiện cần thiết để mạo hiểm chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc chỉ mới bắt đầu chuẩn bị cho xu thế đó.
Vịnh Cam Ranh trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng địa chính trị, địa chiến lược của các cường quốc trong khu vực bất ổn. Chắc chắn rằng một số người ở Washington vẫn tin là việc Nga sử dụng dịch vụ tại cảng Cam Ranh là thách thức an ninh với Hoa Kỳ để lấy lý do ép Việt Nam chấm dứt điều này. Nhưng nếu Washington đe dọa sẽ không dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, với người Việt vẫn có lợi và vì 3 lý do nó sẽ không xảy ra.
Đầu tiên, ngay cả khi Washington quyết định duy trì lệnh cấm vận vũ khí cục bộ, Việt Nam vẫn có lựa chọn thay thế. Những năm gần đây Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Israel, châu Âu đang muốn bán vũ khí. Việt Nam đã sử dụng một số dịch vụ của nhóm này. Thứ hai, Hoa Kỳ đánh giá quan hệ với Việt Nam ngày càng như một đoàn thể. Do đó với những tranh cãi về các chuyến bay tiếp dầu của Nga từ Cam Ranh, Washington đã liên tục cố gắng nhấn mạnh rằng đây không phải yếu tố làm căng thẳng quan hệ Việt - Mỹ. Cuối cùng Việt Nam vẫn có thể dựa vào ASEAN với tư cách thành viên trong trường hợp Washington "trả thù".
Hai học giả này cho rằng, Việt Nam chắc chắn cần Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng đồng thời Hoa Kỳ cũng không phải lựa chọn duy nhất của Việt Nam. Ngày nay Việt Nam được thừa hưởng một nền tảng ngoại giao vững chắc, quan hệ kinh tế an ninh với rất nhiều đối tác trên toàn thế giới.
Washington không có quyền ngăn Việt Nam cho Nga truy cập sử dụng dịch vụ ở Cam Ranh, bởi vì Moscow không phải đối tượng duy nhất. Chính quân đội Mỹ và các nước khác như Ấn Độ cũng trở thành khách thường xuyên ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn muốn được xem như một thành viên độc lập trên vũ đài chính trị quốc tế, Việt Nam cần tuân thủ trung thành nguyên tắc đối ngoại của mình hậu Chiến tranh Lạnh. Vịnh Cam Ranh sẽ không trở thành căn cứ quân sự của bất cứ quốc gia nào, và đồng thời nó cũng được mở cửa cho các khách hàng đa dạng đến sử dụng dịch vụ, kể cả tàu quân sự và dân sự.
Mỹ sẽ triển khai tàu chiến mạnh nhất ứng phó Trung Quốc ở Biển Đông
(GDVN) - Mỹ sẽ triển khai tàu khu trục lớp Zumwalt ở Thái Bình Dương, thúc giục Australia gia nhập hạm đội tuần tra của Mỹ để răn đe hành động khiếu khích của TQ.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ (nguồn mạng sina TQ) |
Hải quân Mỹ - Việt sẽ tập huấn chung trên biển
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ (1995-2015), hải quân Mỹ và Việt Nam sẽ có những hoạt động giao lưu thường niên lần thứ 6. Trong khi đó, chiếc tàu ngầm kilo thứ 5 do Nga đóng cho Việt Nam đang tiến hành những bước thử nghiệm đầu tiên.
Tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào tháng 4/2014 (ảnh: Giáo dục Việt Nam) .
Ông Putin vẫn vững vàng dù Phương Tây tung nhiều đòn hiểm
TPO - Với việc đổ lỗi, cáo buộc Moscow gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine, Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã “bày binh bố trận” nhằm hạ gục Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hai tàu hải quân Mỹ sắp vào Đà Nẵng
Hai tàu Hải quân Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng của Việt Nam vào đầu tuần sau để thực hiện chương trình giao lưu thường niên nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Tàu USS Fitzgerald. Ảnh: Wikimedia Commons. |
Đại sứ Nga: Biển Đông là vấn đề quan trọng với Nga
Tân đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov hôm nay nói về quan điểm của Nga trong vấn đề Biển Đông, về hợp tác quốc phòng, kinh tế và các lĩnh vực khác trong quan hệ với Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress.
- Xin chào ngài Đại sứ. Chào mừng ngài đến Việt Nam. Những nhiệm vụ nào mà ngài muốn hoàn thành tốt nhất trong nhiệm kỳ này? (Thùy Linh, 25 tuổi, Quận 7 TPHCM)
Tôi muốn gửi lời xin chào đến những người đang lắng nghe, gặp gỡ chúng tôi trong buổi giao lưu hôm nay. Tôi đến Việt Nam cách đây vỏn vẹn một tháng nhưng đã cảm nhận được sự nồng ấm của người Việt Nam với nước Nga và với tôi, trên tư cách một đại sứ.
Tỷ lệ người Nga ủng hộ Putin tăng kỷ lục
Một cuộc thăm dò vào tháng 3 cho thấy tỷ lệ người Nga ủng hộ Putin tăng kỷ lục, bất chấp những khó khăn kinh tế trong nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Itar Tass |
Ukraine dùng tiền tài trợ xây 'bức tường Berlin' mới, EU không vui
Đăng Bởi Một Thế Giới -
Sư kiện: Khủng hoảng Ukraine
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk thị sát công trình "bức tường Berlin" mới
Kiev khiến đồng minh EU sốc nặng
VnMedia) - Liên minh Châu Âu (EU) không khỏi choáng váng, ngỡ ngàng khi biết tin chính quyền Kiev dùng một phần lớn số tiền viện trợ của EU để xây dựng một bức tường thành lớn ở biên giới với Nga trong một động thái nhằm cắt đứt quan hệ với nước láng giềng.
Ảnh minh hoạ
|
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
Ấn Độ và Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar trong cuộc gặp tại Tokyo ngày 30/3. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác chia sẻ dữ liệu hàng hải về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (phải) và người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani (trái) tại Tokyo. (Nguồn: Getty/AFP) |
Mỹ thúc Nhật Bản mở rộng tuần tra tới Biển Đông
BizLIVE - Vào lúc Bắc Kinh ngày càng có hành động lấn lướt trên Biển Đông, Mỹ kiên trì trong ý định thúc giục đồng minh Nhật Bản mở rộng vùng tuần tra qua Biển Đông, theo RFI.
Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Bộ tham mưu liên quân Mỹ bắt tay bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani tại Tokyo ngày 25/03/2015. Ảnh REUTERS/Toru Hanai |
Mỹ hối thúc Hải quân Nhật Bản mở rộng tuần tra qua Biển Đông
Tàu khu trục Hải quân Nhật Bản tại Biển Đông. (Ảnh: brownpoliticalreview.org)
|
Phe đối lập Ukraine ra mắt chính phủ
(NLĐO) – Phe đối lập Ukraine đã cho ra mắt chính phủ do ông Boris Kolesnikov đứng đầu.
Lý giải về bước đi trên, ông Kolesnikov, một cựu phó thủ tướng, cho hay: “Chính phủ hiện nay hoàn toàn không có năng lực. Vì thế, trên cơ sở thông lệ châu Âu, chúng tôi thành lập chính quyền phe đối lập, làm cơ sở chung để phát triển các dự án chiến lược quan trọng trong lĩnh vực kinh tế xã hội, cũng như cải cách hiến pháp và an ninh quốc gia”.
Ông cũng tin rằng chính phủ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong phong trào đối lập của Ukraine.
Boris Kolesnikov, cựu phó thủ tướng Ukraine, sẽ đứng đầu phe đối lập chính phủ Kiev. Ảnh: Euromaidanpress |
Quân đội Ukraine ngấm ngầm chuẩn bị đòn thù?
(VnMedia) - Lực lượng ly khai miền đông Ukraine hôm qua (31/3) lên tiếng cáo buộc quân đội Ukraine vẫn đang ngấm ngầm chuẩn bị cho một giai đoạn chiến tranh ác liệt mới. Thông tin này chưa được xác nhận nhưng nếu đúng thì có vẻ như quân Kiev không muốn chấp nhận sự thất bại về quân sự và đang chuẩn bị sẵn “đòn thù” để trả đũa quân ly khai.
Ảnh minh hoạ
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)