CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Nga nổi giận phản pháo cáo buộc của Mỹ về vụ MH17

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã so sánh kết luận vội vã của Washington về nguyên nhân vụ rơi máy bay Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chẳng khác gì với tuyên bố của Mỹ về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt cách đây nhiều năm.

Ảnh minh họa
Hiện trường vụ rơi máy bay

"Nhà Trắng đã nhanh chóng đưa ra kết luận về người có tội, thậm chí ngay cả trước khi cuộc điều tra tai nạn của máy bay Boeing 777 bắt đầu. Trước đó, Nhà Trắng cũng từng kết luận rằng Saddam [Hussein] sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt”, ông Rogozin hôm nay (19/7) đã viết như vậy trên trang Twitter.
Một chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị rơi ở gần thành phố Torez thuộc khu vực Donetsk hôm 17/7, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Tổng thống Barack Obama hôm qua (18/8) đã nói rằng Mỹ có bằng chứng khẳng định chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi bởi một tên lửa được phóng đi từ khu vực nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ly khai ở miền đồng Ukraine.
Trước đó cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Samantha Power cũng tuyên bố, chiếc máy bay MH17 của Malaysia Airlines “có thể bị bắn rơi bởi một tên lửa đất đối không được phóng đi từ một địa điểm ở khu vực phía đông Ukraine do lực lượng ly khai chiếm đóng”.
Kiev cũng đổ lỗi cho lực lượng ly khai ở khu vực Donetsk bất ổn đã bắn hạ chiếc máy bay chở khách bằng một tên lửa đất đối không. Tuy nhiên, lãnh đạo của nước cộng hòa tự xưng Donetsk khẳng định, lực lượng phòng vệ địa phương không có năng lực và công nghệ để có thể bắn hạ được một chiếc máy bay đang bay ở độ cao trên 10.000 mét.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng, Kiev nên chịu trách nhiệm về thảm kịch rơi máy bay và rằng “tình hình diễn ra xung quanh thảm họa máy bay cần phải được điều tra một cách kỹ lưỡng và khách quan".
Mỹ đã xâm lược Iraq năm 2003 dựa trên cái cớ chính quyền của cố Tổng thống Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và rằng vũ khí này đe dọa đến an ninh toàn cầu bất chấp việc các giám sát viên quốc tế khẳng định họ không tìm thấy bất kỳ dấu vết hay bằng chứng nào chứng tỏ có loại vũ khí như thế ở Iraq. Ông Hussein sau đó đã bị bắt với cáo buộc giết chết 148 người Iraq dòng Shiite năm 1982 và ông này đã bị xử tử bằng cách treo cổ năm 2006. Tuy nhiên, sau này, Mỹ đã phải thừa nhận, họ không hề phát hiện thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Mỹ đã rút quân khỏi chiến trường Iraq năm 2011
Trong khi Mỹ vội vàng đưa ra kết luận cho rằng lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine và Nga có liên quan đến vụ bắn rơi máy bay MH17 thì bản thân Malaysia và Hà Lan, hai nước phải hứng chịu tổn thất lớn nhất trong thảm kịch này, vẫn tỏ ra thận trọng khi tuyên bố, họ cần phải đợi kết quả điều tra trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào.
Trước việc Kiev, Mỹ và phương Tây đang dồn dập tìm cách đổ lỗi cho Nga, giới chức ở thủ đô Moscow đang liên tiếp lên tiếng phản pháo đồng thời kêu gọi các nhà điều tra thực hiện một cuộc điều tra toàn diện, tỉ mỉ và khách quan.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua cũng đã tổ chức họp khẩn về vụ máy bay Malaysia rơi và cơ quan này cũng lên tiếng kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra “toàn diện, độc lập và chi tiết” về thảm họa máy bay ở Ukraine.
Hiện tại, một nhóm gồm 131 chuyên gia đến từ Malaysia đã lên đường đến hiện trường vụ rơi máy bay Boeing 777 và đã đặt chân đến sân bay ở thủ đô Kiev. Trong lúc này, giới chức Malaysia đang nỗ lực để tìm cách tiếp cận an toàn với hiện trường vụ rơi máy bay, báo chí Mỹ và Malaysia hôm nay đưa tin.
Đã tìm thấy thi thể của 186 nạn nhân vụ máy bay rơi
Theo thông tin mới nhất về vụ máy bay MH17 do Cơ quan Tình trạng khẩn cấp của Ukraine công bố, khoảng 186 thi thể của nạn nhân thiệt mạng đã được tìm thấy ở hiện trường vụ rơi máy bay.
"Tính đến 7h00 sáng nay theo giờ địa phương, thi thể của 186 nạn nhân đã được tìm thấy”, Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp của Ukraine cho biết.
Các nhân viên cứu hộ vẫn đang tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh công việc tìm kiếm và thu thập thi thể các nạn nhân. Những thi thể này sẽ được đưa tới Kharkiv để nhận dạng.
Lực lượng ly khai ở nước cộng hòa tự xưng Donetsk cho biết, họ đang kiểm soát khu vực nơi xảy ra vụ rơi máy bay MH17, và các đại diện của chính quyền Donetsk bác bỏ những thông tin cho rằng họ đang giấu thi thể các nạn nhân.
"Tại sao chúng tôi lại cần đến những thi thể đó? Ngược lại, chúng tôi muốn các chuyên gia đến sớm và đưa các thi thể đi”, một đại diện của văn phòng công tố của nước cộng hòa tự xưng Donetsk cho biết.
Trước đó, hãng thông tấn của Ukraine UNIAN đưa tin, lực lượng ly khai miền đông được cho là đã ăn cắp thi thể của 36 nạn nhân vụ máy bay rơi. Lực lượng ly khai đã xua đuổi các nhân viên cứu hộ và tịch thu các phương tiện liên lạc.
Ngày hôm qua, 30 thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đã đến hiện trường vụ rơi máy bay. Tuy nhiên, văn phòng báo chí của OSCE sau đó cho biết, những giám sát viên của họ đã không được tiếp cận đầy đủ với hiện trường. Một đại diện của lực lượng ly khai miền đông Ukraine xác nhận thông tin trên, nói rằng họ sợ rằng “các giám sát viên có thể đặt thứ gì đó trong khu vực”.
Sau những cuộc đàm phán, Kiev và lực lượng ly khai đã đồng ý thiết lập một vùng an ninh có phạm vi rộng 20km ở hiện trường vụ rơi máy bay để các nhà điều tra tiến hành công việc.
Việt Báo (Theo_VnMedia)

Nga đáp trả gay gắt ám chỉ của Mỹ về vụ MH17

Moscow ngay lập tức phản pháo Mỹ sau khi Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh một quả tên lửa từ khu vực do quân ly khai kiểm soát đã hạ phi cơ của Malaysia Airlines ở Ukraina.


Hôm 19/7, ông Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho hay chính quyền Mỹ đã tìm cách đổ lỗi cho lực lượng ly khai Ukraina và Nga mà không chờ đợi kết quả của cuộc điều tra, AFP đưa tin.

"Tuyên bố của những người đại diện chính quyền Mỹ là bằng chứng cho thấy sai lầm chính trị sâu sắc trong nhận thức của Washington về sự việc đang diễn ra tại Ukraina. Mặc dù phe nổi dậy và Moscow đưa ra những lý lẽ rõ ràng và không thể tranh cãi, song chính quyền Mỹ vẫn thúc đẩy kế hoạch của riêng họ", ông Ryabkov khẳng định trước báo giới Nga.

Người ta đặt hoa trên những mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay xấu số mang mã hiệu MH17 tại
Hoa được đặt trên những mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay mang mã hiệu MH17 tại nơi xảy ra thảm kịch. Ảnh: MalaymailOnline

Những vũ khí Việt Nam khiến đối phương e ngại

Hệ thống phòng không S-300, tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo hay chiến đấu cơ Su-27 là những vũ khí đối phương cần dè chừng nếu muốn gây chiến với Việt Nam, một tạp chí Mỹ nhận định.
Trong bài viết đăng tháng 7/2014, tạp chí National Interest khẳng định Quân đội Nhân dân Việt Nam có một lịch sử thành công. Việt Nam sẽ phòng thủ hiệu quả trước những đợt tấn công của đối phương.
Phản lực chiến đấu Su-27
Những vũ khí Việt Nam khiến Trung Quốc e dè
Máy bay chiến đấu Su-27. Ảnh: QĐND
Không quân Việt Nam dạn dày kinh nghiệm phòng thủ do từng chiến đấu chống lại những đợt không kích của Mỹ, đội quân hùng mạnh và hiện đại nhất hành tinh.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam tiếp tục nâng cấp không quân với các loại máy bay hiện đại mua từ Nga, trong đó có phi đội tiêm kích phản lực Su-27 Flanker.
Tạp chí của Mỹ cho rằng Việt Nam có khoảng 40 chiếc Su-27 và sẽ bổ sung thêm 20 chiếc trong thời gian tới. Ngoài khả năng phòng thủ, Su-27 của Việt Nam có thể tấn công các mục tiêu quân sự đối phương nhờ trang bị tên lửa hành trình tầm xa, độ chính xác cao.
Kết hợp với hệ thống phòng không dưới mặt đất, Su-27 và phi đội máy bay chiến đấu của Việt Nam sẽ ngăn chặn những cuộc không kích tiềm năng của đối phương. Khả năng chiến đấu ưu việt của Su-27 mang lại những lợi thế phòng thủ lớn cho Việt Nam.
Tàu ngầm Kilo
Những vũ khí Việt Nam khiến Trung Quốc e dè
Tàu ngầm Kilo TP. Hồ Chí Minh HQ-183. Ảnh: QĐND

Đối đầu Nga - Mỹ đi vào ngõ cụt?

ANTĐ - Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố gói trừng phạt kinh tế lớn nhất nhằm vào Nga kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Obama cho biết, những đòn trừng phạt mới nhất là nhằm vào những mục tiêu cụ thể nhưng chúng “được thiết kế để gây ra tác động, ảnh hưởng tối đa đối với Nga trong khi hạn chế khả năng gây hậu quả ngược lại cho các công ty Mỹ hoặc các đồng minh”



Nhật Bản nêu kịch bản Mỹ 'bóp cổ' Trung Quốc

Một khi xung đột xảy ra, Mỹ sẽ điều lực lượng hải quân chặn yết cầu quan trọng nhất của Trung Quốc vào Biển Đông.
Tờ Sankei của Nhật Bản hôm 18/7 đã cho đăng bài phân tích về khả năng xảy ra xung đột trên Biển Đông và kịch bản phản ứng của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Theo tờ Sankei, Biển Đông nổi sóng trong thời gian qua là do mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Những hành động ngang ngược của Trung Quốc như đòi độc chiếm Biển Đông, cố tình đâm và và phun vòi rồng vào tàu các nước ven biển đang đẩy khu vực tới nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ.

Trung Quốc quyết dồn Mỹ-Nhật vào chân tường (Kỳ I)

(PetroTimes) - Trong cuộc điện đàm ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí giải quyết mang tính xây dựng những bất đồng đang ngày càng gia tăng giữa hai nước. Cũng trong ngày 14/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, muốn tổ chức gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Trung Quốc bên lề Hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11/2014 nhằm cải thiện quan hệ song phương. Kể từ khi nhậm chức (cuối năm 2012), ông Shinzo Abe chưa gặp chính thức lãnh đạo Trung Quốc.

Giải mã quan điểm của Nga đối với vấn đề Biển Đông

Theo tờ DWNews, Nga im lặng trong vấn đề Biển Đông là bởi họ vẫn cần Trung Quốc trong vấn đề Syria và Crimea nhưng lợi ích của Nga ở đây không hề nhỏ và nhất định sẽ không để Trung Quốc "lộng hành"


Chiến hạm Nga thăm Việt Nam

"Ukraine dùng Su-27 bắn MH17, cố tình cho rơi trên đất Nga"



Cựu Tư lệnh Không quân Nga Vladimir Mikhailov còn cho rằng, Ukraine đã cố tính toán để sau khi trúng tên lửa, máy bay MH17 sẽ rơi trên đất Nga.

Chiếc máy bay của Malaysia bị rơi ở Ukraine có thể đã  trúng phải một tên lửa "không đối không", được phóng từ một máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine. Đây là nhận định của cựu Tư lệnh Không quân Nga, tướng Vladimir Mikhailov.
"Không thể khẳng định rằng tổ hợp tên lửa Buk đã làm điều này. Có thể nó (MH17) đã bị bắn rơi bởi tiêm kích Ukraine khi xuất hiện mục tiêu thứ hai trên radar. Họ (Ukraine) có các máy bay chiến đấu Su-27 mang các tên lửa không đối không.” - Hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn lời tướng Mikhailov  cho biết.
Su-27 có thể là thủ phạm bán hạ MH17?
Su-27 Ukraine có thể là thủ phạm bắn hạ MH17?
Theo Mikhailov, các mảnh vỡ của phi cơ rải rác “trên một khu vực có đường kính 15km - là rất rộng lớn." "Nghĩa là, nó đã bị phá hủy trên không - đó là một vụ nổ do bị trúng một tên lửa lớn được phóng từ mặt đất hoặc từ không trung.", cựu Chỉ huy Lực lượng Không quân Nga cho biết.
Mikhailov cho rằng quân đội Ukraine "đã tính toán rằng chiếc máy bay sẽ rơi trên lãnh thổ của Nga". "Độ cao lớn, tốc độ máy bay 900 km/h - nghĩa là cứ mỗi phút máy bay bay được 15 km và trong 3 phút các mảnh vỡ sẽ nằm trên lãnh thổ của chúng ta”, ông nói.  "Tôi chắc chắn rằng đó là một hành động có kế hoạch, nhằm tiếp tục gieo rắc những ngờ vực về phía Nga và các nhà lãnh đạo của chúng ta", cựu Tư lệnh Không quân Nga cho biết.
Mikhailov cũng khẳng định rằng "chắc chắn không có tổ hợp tên lửa phòng không của chúng ta ở Ukraine."
Su-27 Ukraine với các tên lửa không đối không tầm trung R-27.
Su-27 Ukraine với các tên lửa không đối không tầm trung R-27.

Tình báo Mỹ: Nga cung cấp tên lửa có khả năng bắn hạ MH17 cho phe ly khai Ukraine

(TNO) Các báo cáo tình báo mới của Mỹ cho rằng Nga nhiều khả năng đã cung cấp cho lực lượng đòi ly khai ở miền đông Ukraine các hệ thống phòng không tiên tiến trong vài ngày gần đây, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin ngày 20.7.

Hệ thống tên lửa phòng không tự hành BUK - Ảnh: Wikipedia

Nga đề nghị Ukraine giao nộp dữ liệu tên lửa để giúp điều tra vụ MH17

ANTĐ - Ngày 19-7, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho rằng, các tài liệu ghi chép về các hệ thống tên lửa đất đối không và không đối không của Ukraine có thể giúp xác định hệ thống tên lửa nào đã được sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay Boeing-777 của Malaysia, nếu Kiev giao chúng cho các chuyên gia quốc tế.

Tình báo Mỹ: Ly khai Ukraine đã bắn nhầm máy bay MH17 vì lỗi radar


Lực lượng ly khai tại Ukraine phong tỏa hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines (Nguồn: AP)

Trung Quốc dịch giàn khoan vì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ?!

(GDVN) - Trung Quốc rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ mất đi một điểm tựa "công kích" Trung Quốc, "làm tổn hại hình Bắc Kinh trên diễn đàn quốc tế"?!

Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu.

Chủ tịch nước đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN

VOV.VN -Cùng với đó, thúc đẩy các chương trình giúp Việt Nam tẩy rửa chất độc hóa học, khắc phục hậu quả dioxin/da cam còn sót lại sau chiến tranh.


Tại buổi tiếp thân mật cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trưa 18/7, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các công ty lớn của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp dầu khí; Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam tạo điều kiện và mong muốn ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp đến Việt Nam hợp tác.
Đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, thúc đẩy các chương trình giúp Việt Nam tẩy rửa chất độc hóa học, khắc phục hậu quả dioxin/da cam còn sót lại sau chiến tranh.
Chủ tịch nước hoan nghênh Thượng viện Hoa Kỳ đã ra Nghị quyết về Biển Đông phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, thiết lập lại nguyên trạng Biển Đông; đồng thời cảm ơn, Chính phủ, Quốc hội, các vị chính khách, các học giả và dư luận Mỹ có thái độ mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam đấu tranh với sự xâm phạm thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bày tỏ mong muốn quay trở lại Việt Nam vào năm 2015 để kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ, Cựu Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ cần phải tích cực hợp tác với nhau để giải quyết những tồn đọng, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 nước.
Về những diễn biến trong khu vực, Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton nêu rõ, quan điểm của Hoa Kỳ là mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác, ủng hộ hòa bình ổn định, phát triển thịnh vượng cho các quốc gia. Tất cả các nước trong khu vực đều phải hợp tác với nhau; tránh tình trạng một nước lớn có thể ức hiếp các nước trong khu vực./.
Hoàng Dũng/VOV

Trung Quốc cấp bản đồ phi pháp mới cho quân đội

Bắc Kinh đang phân phát hàng triệu tấm bản đồ mới cập nhật, trong đó có bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, cho binh sĩ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Tờ Thời báo Ấn Độ tối 18/7 đưa tin, đại quân khu Lan Châu, một trong 7 đại quân khu của PLA, đã cấp hơn 15 triệu tấm bản đồ cho binh sĩ. Bản đồ mới cập nhật bao gồm cả khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, cũng như các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông. 
Trung Quốc cấp hàng triệu bản đồ phi pháp mới cho quân đội

Tháng trước, Ấn Độ đã phản ứng mạnh mẽ khi bản đồ mới của Trung Quốc mô tả bang Arunachal Pradesh như một khu vực ở nam Tây Tạng. New Delhi cho rằng, hành động của Bắc Kinh không thể thay đổi thực tế bang Arunachal Pradesh là một phần lãnh thổ Ấn Độ. 

Wang Xiaoming, Giám đốc Trung tâm khảo sát thông tin, Bộ Tư lệnh Đại quân khu Lan Châu cho biết, tấm bản đồ cập nhật này sử dụng hệ thống phối hợp địa tâm, trong đó xác định vị trí theo vĩ độ, kinh độ và độ cao. Quân đội nhiều quốc gia khác đã sử dụng rộng rãi cách tiếp cận này. Đại quân khu Lan Châu còn tổ chức đào tạo về bản đồ mới cho binh sĩ. 

Theo Wang Huasheng, người đứng đầu lữ đoàn phòng không của đại quân khu này tiết lộ, bản đồ giúp các binh sĩ tốn ít thời gian lên kế hoạch tác chiến hơn và cải thiện độ chính xác khi tấn công. 


Ấn Độ giận dữ vì Trung Quốc phát 15 triệu bản đồ 'phi pháp' cho binh sĩ

Tấm bản đồ mà TQ mới vẽ lại đã được nước này in hàng loạt - Ảnh: Reuters
Tấm bản đồ mà TQ mới vẽ lại đã được nước này in hàng loạt - Ảnh: Reuters

Hãng PTI và các báo trực tuyến của Ấn Độ tối 18.7 đưa tin Trung Quốc (TQ)  đang phân phát hàng triệu tấm bản đồ mới cập nhật, trong đó có bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các vùng lãnh hải trên biển Đông mà TQ đang tranh chấp với các nước láng giềng, cho binh sĩ.

Tin cho biết, tất cả các đơn vị quân đội chủ chốt của TQ sẽ được nhận bản đồ mới. Quân khu Lan Châu, 1 trong 7 quân khu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã “cập nhật” hơn 15 triệu tấm bản đồ cho các binh sĩ.
Mặc dù phương tiện truyền thông chính thức của TQ không đưa tin về tấm bản đồ mới đã được phân phát cho quân đội, song được biết bản đồ mà TQ vừa xuất bản bao gồm khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, cũng như các khu vực mà TQ tranh chấp với các nước láng giềng của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Tháng trước, Ấn Độ đã phản ứng mạnh mẽ khi bản đồ mới của TQ mô tả bang Arunachal Pradesh như một khu vực ở Nam Tây Tạng.
Hôm 28.6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định sự mô tả trên bản đồ không thể thay đổi thực tế rằng bang Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.
Theo Vietnam+

Cấm bán rượu bia sau 22h- Cơ quan soạn thảo nói gi?

(Chinhphu.vn) - Quy định cấm bán rượu bia sau 22h trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Bộ Y tế đưa ra mới đây đang được dư luận quan tâm. Phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế xung quanh dự thảo này này.
TS Nguyễn Quang Huy. Ảnh VGP/Thúy Hà
Bộ Y tế dựa vào cơ sở nào để xây dựng Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia, thưa ông?
Ông Nguyễn Huy Quang: Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia là vấn đề quan trọng trong dự phòng phòng chống các bệnh không lây nhiễm ở nước ta.
Người lạm dụng rượu bia rất dễ mắc các bệnh như: Xơ gan, ung thư, các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tâm thần và sức khỏe tình dục.
Theo tổ chức WHO, việc sử dụng những đồ uống có cồn gây ra 2,2 triệu ca tử vong trên thế giới, tương đương 6.000 người chết mỗi ngày.

Độc lập văn hóa, yếu tố quan trọng để bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử Việt Nam đã cho thấy chính sự độc lập về văn hóa đã đóng vai trò vô cùng quan trọng, cứu đất nước trước bất kỳ cuộc xâm lăng nào.
 
Giáo sư Trần Ngọc Thêm. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trước việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, chúng ta có niềm tin vào sự chính nghĩa, vào sức mạnh nội tại của dân tộc. Điều đó đã được khẳng định trong lịch sử. 

Cuộc trao đổi với GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (thuộc Trường ĐH KHXHNV - Đại học Quốc gia TPHCM) về lịch sử giao lưu văn hóa với nước láng giềng phía Bắc càng củng cố niềm tin ấy.

Xin Giáo sư phác họa nét đặc trưng trong mối giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc?
GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm: Nét chính của mối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đó là sự tương tác về văn hóa, một quan hệ hai chiều giữa hai dân tộc Việt và Hoa. Đã từng có một định kiến, một cách hiểu sai về mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa, định kiến đó cho rằng đây là quan hệ một chiều, từ Bắc xuống Nam, rằng văn hóa Việt Nam chỉ là một bản sao của văn hóa Trung Hoa. Điều đó không đúng, đây là một quá trình giao lưu qua lại giữa hai nền văn hóa Việt và Hoa (sau gọi là Hán) hàng nghìn năm.

Dân mạng TQ "lồng lộn" vì báo Mỹ khen vũ khí Việt Nam


Ông Farley nhận định Quân đội Việt Nam sẽ dần có một lực lượng tàu ngầm hùng mạnh hơn chỉ trong vòng vài năm tới (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Hà Nội)

Trung Quốc cảnh báo, phương Tây chớ vội vàng kết tội Nga về vụ MH17

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc chỉ trích, các nước phương Tây đang đưa ra nhiều kết luận vội vàng đồng thời cảnh báo, họ chớ vội đổ tội cho Nga liên quan tới vụ chiếc Boeing 777 của Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine.
Trong một bài xã luận bằng tiếng Anh đăng tải ngày 18.7, hãng thông tấn của Trung Quốc Tân Hoa Xã cho rằng, việc Mỹ và các nước đồng minh phương Tây cáo buộc, thủ phạm bắn rơi chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines là lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine đồng thời đổ lỗi cho Nga gây ra tình trạng bạo lực leo thang trong khu vực là "quá vội vàng và hấp tấp và có thể khiến cho tình hình khu vực thêm bất ổn".


Thủ tướng Australia là một trong những người đưa ra nhiều lời buộc tội gay gắt nhất, nhắm vào với Nga trong vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia MH17 bị bắn rơi.
 

“Mỹ đang chơi lại chiêu bài Iraq trong vụ MH17”

 Điện Kremlin tuyên bố những cáo buộc của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga cũng như phe ly khai miền đông Ukraine về việc MH17 bị bắn rơi là vô căn cứ.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin.

MH17 chính là MH370"

Chiếc máy bay Malaysia MH17 bị bắn rơi để làm cớ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, để che đậy sự thật AIDS là sản phẩm do con người tạo ra hay MH17 chính là MH370 là những thuyết âm mưu đang lan truyền.



Các giả thiết về số phận của MH370.

Phiến quân ly khai: Nhiều nạn nhân MH17 chết trước khi máy bay cất cánh

Chỉ huy hàng đầu của lực lượng phiến quân ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine Igor Girkin hôm 18-7 tuyên bố nhiều hành khách trên chuyến bay MH17 của Malaysia có khả năng đã thiệt mạng trước khi máy bay cất cánh.

Russkaya Vesna, trang web ủng hộ lực lượng phiến quân ly khai thân Nga dẫn lời thủ lĩnh Girkin cho biết “một số lượng đáng kể thi thể các nạn nhân đang trong giai đoạn phân hủy” khi chiếc máy bay mới chỉ rơi xuống. Do đó, ông cho rằng có thể các nạn nhân đã chết trước khi máy bay cất cánh. Thông tin trên được Girkin lấy từ những người có mặt tại hiện trường nhưng chưa qua kiểm định.

Chỉ huy lực lượng ly khai thân Nga Igor Girkin (giữa). Ảnh: AP

Chỉ huy lực lượng ly khai thân Nga Igor Girkin (giữa). Ảnh: AP

Phe ly khai bác cáo buộc hủy chứng cứ của chính quyền Ukraine

Một tay súng ly khai miền Đông (trái) gác tại khu vực máy bay rơi trong khi lực lượng cứu hộ Ukraine đang tìm kiếm thi thể các nạn nhân, tại Grabove, Donetsk ngày 19/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo “Học giả ngoại giao” viết gì về vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi?

Chiếc MH370 còn chưa thấy xác, giờ lại đến MH17. Xung đột ở nơi nào trên thế giới cũng gây đau thương, chịu tổn thất đầu tiên đó là những người vô tội.

Ngày 18/7/2014, ngay sau khi xảy ra vụ việc chiếc máy bay Boeing – 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines bị bắn hạ khi đang bay ngang qua không phận Ucraine gần biên giới Nga, nơi đang xảy ra chiến sự giữa lực lượng li khai và quân đội chính quyền Kiev, tạo chí Học giả ngoại giao phiên bản điện tử đã đăng tải bài viết phản ảnh những nhận định cá nhân của Biên tập viên Zachary Keck – một trong những cây viết, nhà bình luận nổi tiếng của tờ báo này.
Xác chiếc máy bay Boeing – 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines

Nga: Chúng tôi không tuồn tên lửa sang Ukraine

hệ thống tên lửa Buk-2M. Ảnh minh họa: RT

Hệ thống tên lửa Buk-2M. Ảnh minh họa: RT

Việc MH17 rơi có ý nghĩa thế nào đối với Nga và Ukraine?

Khi một tên lửa “đốn hạ” máy bay chở khách của Malaysia trên đất miền Đông Ukraine, việc tất cả mọi người làm là chỉ tay đổ lỗi cho nhau. Kiev đổ lỗi cho "những kẻ khủng bố" của lực lượng ly khai và Moscow chịu trách nhiệm trong việc cung cấp cho họ thông tin tình báo và vũ khí.
 

Tại sao MH17 thay đổi lộ trình bay vào phút chót?

Lộ trình của máy bay MH17 định mệnh bị nạn ngày 17/7 khác so với 10 chuyến bay trước đó cũng của MH17.

MH17 bị ép bay thấp trước khi trúng tên lửa?

 Báo Nga nói chiếc MH17 đã bị ép bay thấp hơn độ cao dự kiến khi đi vào không phận Ukraine, điều này khiến tên lửa dễ bắn trúng mục tiêu hơn.

10 nghi vấn Nga đặt ra với Ukraine trong vụ rơi máy bay MH17


Hiện trường vụ máy bay rơi MH-17. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thứ trưởng Quốc phòng Nga đặt 10 câu hỏi chất vấn Ukraina về vụ máy bay MH17



Phát biểu với kênh truyền hình Nước Nga ngày nay, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã chỉ trích phương Tây và Kiev quá vội vã đưa ra kết luận về sự liên quan của Nga trong tai nạn máy bay MH17 mà không cần có bằng chứng.

Mỹ sẽ phong tỏa đường vận tải biển của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh



90% số nguồn dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua Biển Đông.

Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan vì tính toán sai và do sức ép quốc tế



MH17 có thể đã chở cả các thi thể

hủ lĩnh lực lượng ly khai ở Ukraina tin rằng, chiếc Boeing 777 bị bắn hạ có chở cả các xác chết cùng với 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn.
MH17 có thể đã chở cả các thi thể
Di vật của các hành khách trên chuyến bay MH17. Ảnh: Reuters

Hãng tin AP: Có 3 người Việt Nam trên chiếc máy bay Malaysia gặp nạn


Hiện trường vụ máy bay Malaysia rơi ở miền Đông Ukraine

Nghi án hành khách MH17 đã chết trước khi bị bắn rơi

Người có mặt tại hiện trường báo cáo rằng “rất nhiều thi thể dường như đã chết từ lâu".


Nghi án hành khách MH17 đã chết trước khi bị bắn rơi
Một nhân viên đi thu thập thi thể tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: AP

Quan chức Ukraine đăng ảnh chấn động để chỉ trích Putin vụ MH17



Bức ảnh do ông Anton Gerashenko chia sẻ trên Facebook cá nhân (Ảnh đã được làm mờ hoàn toàn)

Vụ bắn rơi máy bay hành khách MH17: Giả thuyết về “bàn tay cực hữu” trong chính quyền Ukraina?

Trả lời PV của Lao Động sáng 18.7, một chuyên gia đối ngoại cao cấp tại Kiev nhận định, lực lượng ly khai không thể có khí tài đủ hữu dụng bắn rơi máy bay MH17 khi nó đang ở độ cao 10.000 mét.

Vị chuyên gia giấu tên này cho biết, nếu thực sự tên lửa đã bắn hạ MH17 của Hãng hàng không Malaysia, đó có thể là hành động cực đoan trong nhóm cực hữu của Chính phủ Ukraina, nhằm đổ vấy cho Nga và kéo phương Tây tham gia vào cuộc chiến tại đây. Ông cho biết, đa số người dân Ukraina đều bàng hoàng và căm phẫn về thảm kịch xảy ra với MH17. Họ lo lắng về khả năng chiến tranh sẽ xảy ra trên diện rộng, không chỉ dừng lại tại các tỉnh miền đông Donetsk, Kharkhov, Luhansk mà có thể còn lan đến Odessa. “Người dân Ukraina không tưởng tượng nổi có một thảm họa khủng khiếp đến như vậy xảy ra” - vị chuyên gia này cho biết.
Theo ông, nhiều nhà phân tích đang liên kết vụ mưu sát Bộ trưởng Nội vụ Ukraina Arsen Avakov - khi đang thị sát tại Slavyansk - với thảm kịch MH17. Hiện chưa rõ số phận của ông Avakov ra sao. “Câu hỏi được đặt ra là liệu vụ mưu sát có kích hoạt kế hoạch cực đoan từ những lực lượng cực hữu tham gia Lực lượng Cận vệ quốc gia của Ukraina trong việc bắn rơi MH17” - vị chuyên gia cho hay.
Theo ông nhận định, chiến tranh ở miền đông Ukraina kể từ 18.7 sẽ diễn ra vô cùng khốc liệt và có thể dẫn đến khả năng Nga và Mỹ sẽ trực tiếp tham gia. Điều này sẽ đẩy cuộc chiến tại Ukraina từ quy mô nội chiến, trở thành một cuộc chiến quốc tế. “Đây là lúc cần hơn hết "những cái đầu lạnh" để ngăn chặn chiến tranh có thể lan rộng” - ông khuyến cáo.
Một nguồn tin cho biết, mới có khoảng 10 người Việt ở Donestk được sơ tán và vẫn đang còn hơn 360 người bị kẹt lại. Một số trẻ em đã được đưa sang Kharkov. Dù đã được khuyến cáo, song nhiều người Việt vẫn kiên trì bám trụ tại miền đông Ukraina vì vẫn còn tài sản tại đó. Song với diễn biến đang xấu đi từng giờ, có thể chính quyền và quân ly khai tại miền đông sẽ chặn nốt đường sắt - tuyến đường giao thông trên bộ thuận lợi và an toàn nhất - để rời khỏi khu vực, gây khó khăn cho những người Việt muốn di tản.
Chiều 18.7, RIA Novosti dẫn lời một nguồn tin từ Ủy ban Châu Âu nói rằng, EC không rõ dựa vào cơ sở nào mà Mỹ lại kết luận rằng máy bay MH17 bị tên lửa bắn rơi. EU chưa có dữ liệu gì về những thông tin của phía Mỹ mà báo chí đưa lại.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, thảm họa này cần được điều tra một cách độc lập và minh bạch nhất. Đại diện Nga, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, Ukraina đã mở hội nghị với quân ly khai qua video và được đảm bảo rằng, quân ly khai sẽ để các nhà điều tra quốc tế tiếp cận an toàn với khu vực xảy ra tai nạn.  



Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

“Dù Trung Quốc rút giàn khoan, Việt Nam vẫn phải khởi kiện”

Thạc sĩ Hoàng Việt, Giảng viên Đại học Luật, thành viên ban nghiên cứu luật biển thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng: Dù Trung Quốc cho rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện việc chuẩn bị cho khởi kiện, chứ không cần đợi tới việc Trung Quốc kéo giàn khoan lại lần nữa.

Trung Quốc đe dọa các công ty khai thác dầu trên Biển Đông

Dân trí) - Không ít tập đoàn thăm dò, khai thác dầu khí quốc tế trên Biển Đông đã bị Trung Quốc gây sức ép mỗi khi họ tham gia các dự án nằm trên vùng biển của Việt Nam. Tuy vậy, vẫn có ngày một nhiều công ty quốc tế tìm đến hợp tác với Việt Nam.

Các lãnh đạo của Talisman Energy Inc, một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất Canada đang rất phấn khởi về triển vọng đầy hứa hẹn đối với dự án dầu và khí đốt ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, và hiện đang tăng tốc để thực hiện hai giếng khoan thăm dò trong năm nay.
Trung Quốc đe dọa các công ty khai thác dầu trên Biển Đông
Trung Quốc không chỉ đe dọa, tấn công lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển mà còn gây sức ép tới các công ty dầu khí quốc tế hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông