Trong tình huống này, các tàu chở dầu lớn của Nhật Bản xuất phát từ Trung Đông sẽ không thể đi qua eo biển Malacca mà phải vòng qua quần đảo Indonesia, đi dọc lên phía bắc theo vùng biển phía đông Philippines. Đồng thời, Trung Quốc - nước mà 90% số nguồn dầu thô nhập khẩu đi qua biển Đông - sẽ phái nhiều tàu chiến tới bảo vệ các tàu chở dầu của nước này đi qua eo Malacca. Tới thời điểm này, Mỹ sẽ phát động “chiến dịch kiểm soát ngoài khơi” với danh nghĩa bảo vệ đồng minh. Mỹ sẽ điều tàu ngầm tấn công, lực lượng không quân tới khu vực, đồng thời cảnh cáo tàu dầu, tàu hàng Trung Quốc không được di chuyển qua khu vực này. Nếu Trung Quốc bị chặt đứt đường vận tải biển quan trọng sống còn này thì Bắc Kinh sẽ nhanh chóng cạn kiệt nguồn năng lượng.
Tiếp đó, Mỹ sẽ phong tỏa tất cả các eo biển trong khu vực, ngăn chặn triệt để đường vận tải biển của Trung Quốc. Kiểm soát ngoài khơi là chiến lược ngăn chặn có kiềm chế, không công kích vào đất liền đại lục để tránh xung đột leo thang thành cuộc chiến tranh hạt nhân. Chiến lược này không khiến Mỹ thiệt hại binh lực, đồng thời khuyến khích lực lượng phái tả Trung Quốc đánh giá đúng tình hình, tạo áp lực để nước này từ bỏ gây chiến. Đồng thời, những thiệt hại to lớn về kinh tế có thế khiến chính quyền Bắc Kinh hiện nay sụp đổ.
Bắc Kinh hoàn toàn thấu hiểu tình huống này, cho nên một mặt tích cực xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu trên đất liền, mặt khác không sử dụng hải quân mà chỉ sử dụng lực lượng tàu thực thi pháp luật để chiếm đoạt biển đảo của các nước láng giềng.