TG- Chỉ chờ Ấn Độ gật đầu, Việt Nam rất có thể sẽ là một trong số các nước thứ ba sở hữu tên lửa siêu thanh Brahmos vào cuối năm nay. Brahmos được xem là “sát thủ” với tàu chiến của Trung Quốc
Nói về Brahmos chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami nhận định đây là một trong 5 loại vũ khí của Ấn Độ khiến Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc phải lo sợ nếu chiến tranh xảy ra.
BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa đối hạm Yakhont của Nga. |
Mới đây, hãng thông tấn Nga ITAR-TASS cho biết, nước này đã đồng ý và họ chỉ cần chờ Ấn Độ cho phép xuất khẩu tên lửa hành trình siêu âm BrahMos đến các nước thứ ba vào cuối năm nay.
BrahMos là sản phẩm của công ty BrahMos Aerospace (liên doanh Nga - Ấn thành lập năm 1998 tại New Dehli), chế tạo trên cơ sở loại tên lửa đối hạm siêu âm nổi tiếng P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx). Liên doanh này bao gồm Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia (НПО Mашиностроения) - đại diện phía Nga và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Cái tên “BrahMos” được ghép và viết tắt từ tên hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga. Chính vì vậy, người Ấn luôn viết hoa từ "Mos" trong chữ BrahMos. Liên doanh sản xuất tên lửa hành trình BrahMos được coi là một trong những dự án thành công nhất trong lịch sử hợp tác công nghiệp quốc phòng Nga - Ấn và trên toàn thế giới.
Chiến hạm INS Ranvir thuộc lớp Rajput của Ấn Độ phóng tên lửa hành trình BrahMos. |
Tên lửa BrahMos bắt đầu được thử nghiệm từ năm 2005, bắt đầu bằng phiên bản phóng từ trên tàu mặt nước. Tên lửa có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 300kg (phiên bản phóng từ trên không 2,5 tấn, đầu đạn 250kg), tên lửa có thể phóng trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc siêu âm Mach3, gấp hơn 3 lần vận tốc các loại tên lửa hành trình cận âm của Mỹ.
Điểm ưu việt nhất của BrahMos được phóng theo cơ chế bắn - quên, tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ một điều khiển nào khác, nó tự động nhận tính hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự thân vận động đến mục tiêu.Trên đường bay nó còn có khả năng biến tốc và đổi hướng 2 lần để tránh sự phát hiện của radar phòng thủ tên lửa đối phương.
Thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos thuộc hệ thống phóng mặt đất. |
Trên hành trình bay, tên lửa BrahMos có thể tiếp nhận 2 kênh điều khiển của 2 loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo sự dẫn đường của hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga.
Vào cuối đường bay, loại tên lửa này có khả năng tự động ngắt các liên hệ với vệ tinh và tự động hạ thấp độ cao xuống 5-15m so với mặt biển, kích hoạt đầu dẫn tự động, định vị mục tiêu chính xác tới cự ly hàng mét, đâm xuyên qua thân chiến hạm ngay sát mép nước, nơi tiết diện mặt cắt ngang phần thân tàu rất nhỏ, đảm bảo không một mục tiêu nào có thể sống sót.
Ưu điểm đặc biệt của BrahMos là trọng lượng đầu đạn nặng, vận tốc cực nhanh. Chính vận tốc trên Mach3 đã khiến tên lửa vừa khó bị đánh chặn vừa nâng cao uy lực sát thương. Vận tốc rất cao, điểm chạm sát mép nước khiến tên lửa có khả năng xuyên phá rất lớn. Đối với các chiến hạm hàng ngàn tấn đến vạn tấn nó có thể phóng xuyên qua, còn các tuần dương hạm hạng nặng hoặc tàu sân bay trực thăng cỡ vài vạn tấn cũng bị đâm thủng sâu, sau đó bị phá hủy bởi đầu đạn từ 250-300kg.
Phiên bản BrahMos Block I phóng từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI. |
Hiện nay, Nga và Ấn đã phát triển BrahMos thành 3 phiên bản, bao gồm Block I, Block II và Block III. Trong đó, phiên bản Block I đã có đủ 4 biến thể phóng từ trên không, trên mặt đất, trên tàu mặt nước và từ tàu ngầm. BrahMos là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là “độc nhất vô nhị” trên thế giới, không có đối thủ trong hàng ngũ tên lửa chiến thuật hiện đang sử dụng trên thế giới.
Tên lửa BrahMos có khả năng phóng trên mọi phương tiện mang như: Máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe bệ phóng mặt đất), có khả năng tấn công đa mục tiêu bao gồm tàu mặt nước và mục tiêu mặt đất, có khả năng mang theo cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, vì thế nó được mệnh danh là “tên lửa vạn năng”, có thể đồng bộ hóa hệ thống tên lửa chiến thuật của một quốc gia.
Siêu tên lửa- nỗi khiếp đảm của tàu chiến
Theo nhận định của chuyên gia quân sự Mỹ Mizokami , Brahmos là sát thủ đối với các tàu chiến của PLA (Hải quân nhân dân Trung Quốc).
“Tên lửa Brahmos di chuyển với tốc độ quá nhanh nên PLA khó mà kịp trở tay”, theo nhận định của ông Mizokami.
Các phiên bản của tên lửa siêu thanh Brahmos có thể được bắn từ bệ phóng trên đất liền, phóng từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm.
Máy bay chiến đấu Su-30 MKI phóng tên lửa BrahMos. |
Tên lửa BrahMos có khả năng phóng trên mọi phương tiện mang như: Máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe bệ phóng mặt đất), có khả năng tấn công đa mục tiêu bao gồm tàu mặt nước và mục tiêu mặt đất, có khả năng mang theo cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, vì thế nó được mệnh danh là “tên lửa vạn năng”, có thể đồng bộ hóa hệ thống tên lửa chiến thuật của một quốc gia.
Loại tên lửa BrahMos thế hệ cơ bản có tính năng độc đáo là tốc độ siêu nhanh, đa phương thức dẫn đường và điều khiển, tính linh hoạt và khả năng cơ động cao. Hơn nữa, nó có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt. Với những tính năng hàng đầu thế giới, BrahMos được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là “Tên lửa ma thuật”.
Tên lửa BrahMos và hệ thống phóng cơ động trên mặt đất. |
Đặc biệt là Brahmos-II được thiết kế thành loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay với tốc độ từ Mach 5 tới Mach 7. Nếu thử nghiệm thành công, Brahmos-II sẽ đi vào lịch sử thế giới khi trở thành loại tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng, trong khi cả Mỹ và Trung Quốc đều mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nguyên lý phóng, còn lâu mới đến giai đoạn định hình thành vũ khí chiến đấu.
Tên lửa Brahmos-II đã được ra mắt tại Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ ngày 06-02-2013 tại căn cứ không quân Yella Hanka ở Bangalore. Điều kỳ quái là, tuy thuộc dòng họ BrahMos nhưng loại tên lửa này có ngoại hình khác biệt hoàn toàn so với nguyên mẫu cơ bản của nó và giống hệt như loại tên lửa siêu thanh X-51A “Waverider” của Mỹ.
Hình ảnh về siêu tên lửa BrahMos. |
Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar chủ động và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với các hệ thống dẫn đường Nga-Mỹ. Ở giai đoạn bay cuối, tên lửa hạ thấp độ cao xuống 10m sát mặt biển, quỹ đạo bay giống sự di chuyển của một con rắn để đối phó với các loại tên lửa đánh chặn. Loại tên lửa BrahMos-II được mang ra triển lãm là phiên bản hạm đối hạm của loại tên lửa này.
Ông Sivathanu Pillai - Chủ tịch “BrahMos Aerospace” tuyên bố, mô hình hoàn chỉnh với kích thước như thật của tên lửa mới “BrahMos-M” sẽ được ra mắt tại cuộc Triển lãm quốc tế Defexpo, được tổ chức hai năm một lần, diễn ra từ ngày 6-2 đến 9-2-2014 tại New Delhi. Đây là biến thể phát triển riêng cho máy bay chiến đấu, khác biệt hoàn toàn với biến thể phóng từ trên không thuộc dòng BrahMos Block I.
Ông Pillai cho biết: "Đây là phiên bản thu gọn của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cơ bản”. Một vài số liệu cho rằng, chiều dài của tên lửa sẽ vào khoảng 6m, đường kính 50cm, còn vận tốc của nó sẽ vượt hơn 3,5 lần tốc độ âm thanh - một vận tốc hiện nay không có loại tên lửa nào sánh kịp, biến nó thành loại tên lửa nhanh nhất, mạnh nhất và không thể đánh chặn trên thế giới.
Sở dĩ Ấn Độ phát triển thêm biến thể này do BrahMos Block I quá nặng và cồng kềnh (chiều dài 8,4m, đường kính 0,6m, trọng lượng 2,5 tấn) dẫn đến các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30MKI cũng chỉ mang được 1 quả. Với kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn gần một nửa (1,5 tấn), Su-30 MKI sẽ mang được 3 quả BrahMos-M, còn MiG-29K là 2 quả.
Tên lửa BrahMos đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là do chúng có thể được sử dụng cho nhiều phương tiện phóng khác nhau, với tầm bắn siêu xa và giá thành thấp. Nga - nước nắm giữ 49,5% cổ phần tại liên doanh, đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu loại tên lửa này tới một số nước, trong khi Ấn Độ vẫn đang cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng.
Hiện nay, có khoảng 14 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch xuất khẩu tên lửa BrahMos. Nếu kế hoạch xuất khẩu được phê chuẩn, Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa siêu âm BrahMos và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè.
Hiện nay, thế hệ máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam, có tính năng tương đồng với Su-30MKI nên cũng có thể trang bị loại tên lửa này. Tàu ngầm Kilo cải tiến 636MV cũng là một phương tiện có khả năng trang bị tên lửa BrahMos thay cho lửa hành trình chống hạm Club-S 3M-54E. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể sắm hệ thống phóng tên lửa cơ động bờ đối hạm.
Chỉ có biến thể phóng từ tàu mặt nước là Việt Nam chưa thể mua vì với trọng lượng lớn gấp gần 5 lần trọng lượng tên lửa chống hạm Kh-35E (trên 600kg), nó chỉ được trang bị trên các khinh hạm và khu trục hạm có lượng giãn nước gấp vài lần các tàu hộ vệ lớn nhất của Việt Nam, ví dụ như khinh hạm lớp Krivak III cải tiến (còn gọi là lớp Talwar, dự án 11356) của hải quân Ấn Độ có lượng giãn nước khoảng 4000 tấn, được trang bị 8 tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
P.V (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét